1 Những thuận lợi:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao quyền tự chủ tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh cà mau (Trang 25 - 29)

- Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu là một bước cải cách, làm thay đổi căn bản nhận thức, phương thức, nội dung thủ tục quản lý tài chính đối với sự nghiệp có thu từ Trung ương đến địa phương, chuyển từ cơ chế “bao cấp” sang cơ chế “thị trường”, xác định trách nhiệm đầy đủ của chủ thể sử dụng NSNN là các đơn vị sự nghiệp có thu, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sử dụng nguồn kinh phí (bao gồm nguồn ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp…) đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị; bảo đảm chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng, thực hiện tốt hơn quy định công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính.

- Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu là cơ chế mới nhằm tạo sự chủ động cho thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu. Thủ trưởng đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính được quyền chủ động, tự quyết và tự chịu trách nhiệm; tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước và tăng nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động sự nghiệp; tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị thực hiện sắp xếp tổ chức, biên chế, thực hiện hợp đồng lao động, khuyến khích các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo hướng đa dạng hố các loại hình; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu; tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

- Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu đã xác lập và tăng cường quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ tài chính. Đơn vị dự tốn sự nghiệp được giao quyền

tự chủ tài chính, được giao kinh phí chi thường xuyên từ NSNN ổn định trong 3 năm và hằng năm được tăng lên theo tỷ lệ phần trăm do Thủ trưởng Chính phủ quyết định, đây là bước đầu thử nghiệm áp dụng “khuôn khổ chi tiêu trung hạn” của các cấp ngân sách.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ tài chính đã chủ động trong việc huy động các nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, phát triển hoạt động sự nghiệp, vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị, từ nhà đầu tư thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết. Do đó cơ sở vật chất của các đơn vị sự nghiệp được tăng cường, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động sự nghiệp phong phú và đa dạng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ tài chính đã chủ động mở rộng hoạt động và khai thác nguồn thu sự nghiệp, cụ thể các cơ sở giáo dục đã chủ động tổ chức các hình thức đào tạo tập trung, từ xa, vừa làm vừa học, mở rộng tổ chức liên kết trong nước và nước ngồi, từ đó tạo điều kiện mở rộng và phát triển nguồn thu sự nghiệp. Ngoài ra các Trường cũng có nhiều giải pháp về quản lý nội bộ, thực hành tiết kiệm chi phí như xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu để thực hiện trong nội bộ đơn vị, xây dựng các quy trình cung cấp dịch vụ hợp lý, khoa học hơn, nhiều đơn vị sử dụng tiết kiệm chi thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp.

- Cơ chế tự chủ tài chính đã mở ra hướng tự chủ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập trong việc chủ động sử dụng kinh phí NSNN, phí, lệ phí, tài sản cho việc thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn. Các cơ sở giáo dục đã chủ động khai thác nguồn tài chính, bố trí chi tiêu một cách hợp lý, tiết kiệm, hoàn thành nhiệm vụ được giao, chất lượng đào tạo ngày càng cao, đời sống cán bộ viên chức được cải thiện hơn trước. Sau mỗi năm, tổng kết hoạt động tài chính, xác định mức thu lớn hơn chi, đơn vị đã chủ động trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; một số đơn vị đã tổ chức huy động vốn của cán bộ, viên chức hoặc vay vốn của các

tổ chức tín dụng để đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học làm cơ sở vật chất trở nên khang trang, hiện đại hơn. Đây là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT: “học đi đôi với hành” và cũng là điều kiện để nâng cao thương hiệu đào tạo của các cơ sở giáo dục, là cơ sở để phát triển dịch vụ đào tạo tăng nguồn thu ngày càng nhiều, mức thu nhập cho người lao động ngày càng cao.

Nhiều cơ sở giáo dục – đào tạo công lập mở rộng quy mơ, đa dạng hố ngành nghề, cấp bậc đào tạo với nhiều hình thức đào tạo tập trung, vừa học vừa làm, từ xa nhằm khai thác và phát triển nguồn thu. Ngồi ra các cơ sở giáo dục có nhiều giải pháp để quản lý chi tiêu, thực hành tiết kiệm chống lãng phí như xây dựng tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, xác định hệ số quy đổi giờ giảng lý thuyết, thực hành, thực tập, đơn giá giờ giảng hợp lý… đã góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, giảng viên trong việc sử dụng nguồn tài chính trong đơn vị, phục vụ nhiệm vụ được giao ngày càng hiệu quả cao hơn.

Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục- đào tạo ngày càng được nâng cao, hầu hết các cơ sở giáo dục – đào tạo đều xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và cơng khai thu, chi tài chính, chi trả thu nhập tăng lên cho người lao động, chế độ công tác phí, sử dụng điện thoại, xăng dầu, văn phịng phẩm, mua sắm tài sản, chế độ giáo viên, nghiên cứu khoa học, hoạt động dịch vụ, trích lập và sử dụng các quỹ,… được thống nhất trong các kỳ hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động của đơn vị.

1.4.2.. Những khó khăn:

Bên cạnh các bước tiến trong thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính trong các đơn vị sự nghiệp cơng nói chung và các cơ sở giáo dục và đào tạo cơng lập nhìn chung cịn hạn chế về tác dụng bao gồm:

Thứ nhất, cơ chế chính sách của Nhà nước cịn thiếu đồng bộ, chậm đổi mới, chậm ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định. Một số Bộ ngành chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, do đó chưa đồng bộ với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Nhiều định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành đã lạc hậu hoặc cịn thiếu; khơng hợp lý nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung, thiếu những văn bản huớng dẫn cụ thể trong việc phân cấp quản lý cán bộ do vậy các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ cùng thuộc một Bộ và có tính chất hoạt động hồn tồn tương đồng nhau nhưng cơ chế quản lý tài chính cũng khác nhau, mỗi đơn vị làm theo một kiểu, theo ý chủ quan của nhà quản lý đơn vị. Đối với đơn vị sự nghiệp có thu ở Cà Mau chưa được giao quyền tự chủ về bộ máy, biên chế nên cũng làm giảm tính chủ động trong thực hiện cơ chế chủ tài chính.

Thứ hai, nghị định 43/CP thực chất chỉ giao quyền tự chủ cho các đơn vị trong việc tổ chức chi, chưa giao quyền tự chủ về huy động các nguồn lực tài chính từ học phí do người học đóng góp, đây thực sự là một bất cập cho các đơn vị trong việc chủ động tìm kiếm, huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, thu hút nhân tài, xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trong khi ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục hằng năm tăng không đáng kể.

Thứ ba, theo nghị định số 43/CP thì số tiền thu sự nghiệp giáo dục – đào tạo phải trích để lại 40% để thanh tốn lương khi nhà nước thay đổi về chính sách tiền lương. Các cơ sở giáo dục có nguồn thu thấp sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn để chi bù.

Thứ tư, tính chủ động của các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cịn mang tính hình thức. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục chưa nhận thức được đầy đủ nội dung, mục đích và u cầu về tự chủ tài chính, vẫn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, của Nhà trường, còn e ngại đụng chạm đến những vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều lĩnh vực…Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cịn mang tính chủ quan hơn là dân chủ khách quan, chưa quy định cụ thể về nội dung, mức chi hoặc việc chi trả thu nhập vẫn cịn mang tính bình qn, chưa có giải pháp về chi trả thu nhập theo mức độ hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động để hấp dẫn, thu hút

người tài, người có năng lực; thực sự cịn thiếu các biện pháp quản lý tiết kiệm chi, tăng thu, mới chi dừng lại ở mức là chủ trương, đường lối để phấn đấu thực hiện.

Trước những bất cập kéo dài nói trên và nhu cầu tăng chất lượng và quy mô giáo dục các cấp học, bậc học, việc đổi mới cơ chế tài chính giáo dục trong thời gian tới là một yêu cầu rất cấp thiết.

Tóm lại, thực hiện tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập nói chung và tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau nói riêng là nhằm thực hiện việc quản lý tốt hơn mọi hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Qua việc đánh giá tổng quan nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và lĩnh vực đào tạo nói riêng, nhằm xây dựng các kế hoạch về tài chính trong cả ngắn hạn và dài hạn, tìm các biện pháp tổ chức thực hiện các quy định đó để có thể tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Để hiểu rõ và sâu hơn về việc nghiên cứu hồn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm thì cần đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính thơng qua giai đoạn 2016- 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao quyền tự chủ tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh cà mau (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)