Chức năng nhiệm vụ, quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao quyền tự chủ tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh cà mau (Trang 30 - 31)

Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển cụ thể và căn cứ vào chức năng đào tạo của từng cơ sở đào tạo và khả năng thu hút các đối tượng học sinh vào học tại cơ sở đào tạo được nhiều hay ít. Quy mơ học sinh có mặt tại cơ sở đào tạo sẽ tác động trực tiếp đến quy mơ nguồn lực tài chính, quy mơ Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho cơ sở đào tạo. Mặc khác, ở các cơ sở đào tạo hiện nay ngồi loại hình đào tạo chính quy cịn đào tạo liên thơng, liên kết, tại chức… Việc thu hút được ít hay nhiều học sinh rõ ràng chịu sự chi phối của ngành nghề đào tạo, chỉ tiêu được giao của Bộ và sở Giáo dục – Đào tạo cho mỗi cơ sở đào tạo. Nói cách khác là phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quy mô đào tạo của từng cơ sở đào tạo và chính những yếu tố chức năng, nhiệm vụ và quy mô đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến quy mơ các nguồn thu, nhiệm vụ chi, đến khả năng tài chính của mỗi cơ sở đào tạo.

1.5.3 Loại hình đào tạo.

Chức năng, nhiệm vụ đào tạo của mỗi cơ sở đào tạo quyết định các ngành đạo tạo hay lĩnh vực đào tạo của cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, số lượng ngành đào tạo của mỗi cơ sở đào tạo không chỉ phụ thuộc vào chức năng đào tạo của cơ sở đào tạo mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trình độ, năng lực và uy tín của ban lãnh đạo, quy mô, chất lượng trang thiết bị cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên….

Mỗi lĩnh vực đào tạo của cơ sở đào tạo nếu phù hợp với nhu cầu của người học, ở diện rộng là phù hợp với nhu cầu của xã hội sẽ mang lại nguồn thu quan trọng cho cơ sở đào tạo và ảnh hưởng trực tiếp tới cơ chế quản lý tài chính của cơ sở đào tạo đó. Ngược lại, nếu một ngành học mà lại không phù hợp với nhu cầu của người học (không thu hút được người học) thì khơng những khơng mang lại nguồn thu cho cơ sở đào tạo mà cịn gặp phải khó khăn trong cân đối thu chi trong chính ngành học đó. Rõ ràng rằng vẫn phải đầu tư hợp lý chi phí cho việc thiết kế các chương trình mơn học cho ngành học, chi phí cho việc biên soạn giáo trình, bài giảng, ra đề thi… Trên thực tế, có ngành do khơng thu hút được người học dẫn đến khơng có được nguồn thu cần thiết để trang trải các chi phí cần thiết nêu trên.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, do nhu cầu phát triển toàn diện nên một số cơ sở đào tạo vẫn cho tồn tại những ngành đào tạo không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo. Trong trường hợp đó, thì chủ thể sử dụng cơ chế quản lý tài chính sẽ phải có thêm nhiệm vụ cân đối thu chi giữa các ngành đào tạo, và một khi số lượng các ngành đào tạo càng lớn, thì cơ hội phát triển của cơ sở đào tạo sẽ được mở rộng, thương hiệu của cơ sở đào tạo càng được khẳng định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao quyền tự chủ tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh cà mau (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)