1.5.4. Trình độ của cán bộ, giáo viên
3.2. Các giải pháp nâng cao quyền tự chủ tài chính của Trung tâm Giáo dục
thường xuyên tỉnh Cà Mau.
3.2 .1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và mơ hình quản lý tài chính của Trung tâm.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy của Phòng Kế hoạch - Tài vụ theo hướng vừa đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; cán bộ tài chính đủ năng lực thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ của mỗi chức danh. Trong giai đoạn tới, để thuận tiện cho việc theo dõi, kế tốn, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong cơng việc và dễ dàng cho công tác đối ngoại; Trung tâm cần bố trí số lượng cán bộ và chức danh theo mỗi mảng công việc như sau:
+ Theo dõi kinh phí ngân sách Nhà nước và làm cơng tác tổng hợp báo cáo quyết tốn: Bố trí một cán bộ chun quản.
+ Theo dõi tình hình thu nộp học phí của khối Giáo dục thường xuyên, khối đào tạo liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung học chun nghiệp trong và ngồi Tỉnh: Bố trí một cán bộ chuyên quản.
+ Theo dõi mảng thu – chi của hoạt động dịch vụ: Các hợp đồng đào ngắn hạn: tin học, ngoại ngữ, các nghề phổ thông, thuê cơ sở vật chất, căng tin, giữ xe...: Bố trí một các bộ chuyên quản.
+ Một nhân viên làm thủ quỹ.
Như vậy Phịng Kế hoạch – Tài vụ sẽ có 5 người (bao gồm cả Trưởng phịng – Kế tốn trưởng) tăng 01 người so với hiện tại.
- Thể chế hóa các thơng tư, chỉ thị, chính sách của Nhà nước về quản lý tài chính cho phù hợp với mơ hình quản lý của Trung tâm nhằm thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, minh bạch, công khai.
- Xây dựng phần mềm kế tốn, thống nhất sử dụng một hình thức kế tốn, giúp cho cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thuận lợi.
3.2.2. Tăng doanh thu.
nhiều hơn qua các chương trình, dự án phục vụ phổ cập Trung học phổ thông, đề xuất tham gia dạy nghề theo Quyết định 1956 của Chính phủ.
- Đối với nguồn thu từ học phí (Giáo dục thường xuyên): Đề xuất với UBND Tỉnh điều chỉnh mức thu theo hướng: quy định khung học phí cụ thể với các đối tượng trên mức thu nhập bình qn đặc thù ở mỗi địa phương. Ví dụ: học phí của học sinh huyện Trần Văn Thời, thành phố Cà Mau phải cao hơn các huyện khác do mức thu nhập bình quân của người dân ở đây cao hơn các địa phương khác nhiều lần. Ngoài ra, Trung tâm phải linh hoạt trong việc quy định mức thu trên cơ sở sàn và trần học phí để vừa thu hút người học, vừa có lợi nhuận để tái đầu tư và nâng cao đời sống cán bộ, giáo viên.
- Đối với nguồn thu từ hoạt động đào tạo liên kết: Tăng cường mở rộng tìm kiếm các cơ sở Giáo dục – đào tạo có uy tín, chất lượng, lựa chọn các ngành nghề mà địa phương đang thiếu nguồn nhân lực để liên kết đào tạo; trong đó tập trung cho các ngành nghề là thế mạnh của địa phương như nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản; lâm nghiệp; công nghiệp, dịch vụ bảo đảm đánh bắt hải sản xa bờ…
- Đối với nguồn thu từ hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ: Tăng cường hoạt động dịch vụ, chuyển giao công nghệ đối với những nghề xã hội là thế mạnh của Trung tâm. Cụ thể, Trung tâm có thể liên hệ ký hợp đồng với cơ sở hoạt động trong lĩnh vực: nhà hàng, khách sạn, cơ khí, xây dựng, sửa chữa ơ tơ, xe máy... để giúp học viên có thể có cơ hội vừa học vừa làm, tăng thêm thu nhập cho cá nhân và tăng nguồn thu cho Trung tâm từ sản phẩm thực hành của học viên. Cần xác định và triển khai mạnh mẽ, triệt để việc học viên tham gia thực tập kết hợp với sản xuất các mặt hàng theo đơn hàng của các doanh nghiệp và coi đây là một trong các giải pháp quan trọng góp phần tăng doanh thu hoạt động dịch vụ cho Trung tâm.
- Đối với nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho việc thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh: Cần thực hiện theo cơ chế đặt hàng, xác định quan hệ giữa UBND Tỉnh với Trung tâm là quan hệ khách hàng bình đẳng: UNND là người đặt hàng, Trung tâm là nhà sản xuất. Từ đó Trung tâm sẽ có tiếng nói trọng lượng trong giao
dịch về đào tạo và học phí. Để thực hiện được điều này, Trung tâm cần phải quan tâm đến kế hoạch đào tạo cán bộ giáo viên đi học sau đại học, trình độ thạc sỹ, tiến sỹ để đủ điều kiện giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo của Tỉnh bằng việc sử dụng chính nguồn kinh phí từ việc thực hiện chương trình này. Ngồi ra, Trung tâm cũng phải tranh thủ sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với giáo dục để huy động nguồn lực từ viện trợ, tài trợ, quà biếu, quà tặng, cho theo quy định của pháp luật, khai thác nguồn thu các hình thức xã hội hóa giáo dục khác.
3.2.3. Hồn thiện cơng tác thực thi quyền tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính và phân phối kết quả hoạt động tài chính năm, thực hiện tiết kiệm chi.
- Để khắc phục được hạn chế trong sử dụng nguồn tài chính và phân bổ kết quả hoạt động tài chính năm liên quan đến chi trả tiền tăng giờ cho giáo viên và phân phối tiền lương tăng thêm lấy từ kết quả hoạt động tài chính năm, đảm bảo tiết kiệm chi, hồn thành tốt nhiệm vụ và cơng bằng trong phân phối thu nhập, Trung tâm cần xây dựng được bộ tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, cũng như sự đóng góp của người lao động trong đơn vị. Quy trình thực hiện được bắt đầu từ việc phân tích (mơ tả) cơng việc, tiêu chuẩn thực hiện cơng việc và xác định khối lượng cơng việc tổng thể để từ đó định mức thời gian, xác định số người cần thiết và năng lực, trình độ tối thiểu cho mỗi chức danh. Thực hiện được điều này sẽ đảm bảo việc sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên vừa đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tránh lãng phí nguồn nhân lực, khuyến khích, thu hút được người tài. Đồng thời với đó, Trung tâm cần có chế độ khuyến khích, động viên người tài thơng qua các tiêu chí:
+ Trình độ và thâm niên cơng tác đối với giáo viên: áp dụng đơn giá tăng giờ, phúc lợi cao hơn người có trình độ, thâm niên thấp.
+ Tiêu chí mức độ hồn thành và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao: Các tiêu chí về mức độ hoàn thành nhiệm vụ phải định lượng được, quan sát được. Như vậy, tiêu chí phân loại phải rõ ràng, minh bạch và dễ theo dõi, dễ áp dụng, hạn chế được tình trạng thơng cảm, nể nang và có cơ chế giám sát, kiểm tra thích đáng.
- Biện pháp quản lý chi tiêu có hiệu quả cần được quan tâm và tăng cường, cắt giảm chi thường xuyên trong quản lý hành chính, sử dụng kinh phí tiết kiệm
giám đốc cần có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và có cơ chế thích hợp, cũng như những chế tài đủ mạnh để khuyến khích và gia tăng áp lực các bộ phận ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính, quản lý đào tạo, quản lý học sinh, người học, quản lý tài chính kế tốn,vv… Thực hiện được điều này sẽ giúp tinh giản được bộ máy quản lý hành chính, hạ thấp được chi phí quản lý và nâng cao chất lượng hoàn thành nhiệm vụ.
Bên cạnh đó để tinh giản biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên, công tác tuyển dụng cán bộ cần đúng người đúng việc, trả lương và phúc lợi theo đúng u cầu cơng việc và trình độ địi hỏi đáp ứng. Cần phải có biện pháp và quan điểm nhất quán trong công tác tuyển dụng, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, kiên quyết không bố trí, sử dụng cán bộ trái ngành, trái nghề đào tạo, trình độ khơng tương thích với u cầu cơng việc được giao dẫn đến lãng phí nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, khơng phát huy được vai trị, năng lực trình độ và tâm huyết của cán bộ, gây mất công bằng trong phân phối.
- Hồn thiện cơng tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
Quy chế Chi tiêu nội bộ của Trung tâm phải thể hiện được cụ thể các biện pháp quản lý tăng thu, tiết kiệm chi và xác định trách nhiệm của các tập thể và cá nhân đối với cơng tác quản lý sử dụng nguồn tài chính. Do đó Quy chế cần cụ thể, đảm bảo được tính cơng khai chi tiết các nguồn thu, mức thu, tổng doanh thu; chi tiết các khoản chi, mức chi và quy mô chi; chi tiết mục tiêu và tiêu chuẩn phân phối nguồn tài chính, chi tiết các quy định và thủ tục kiểm tra, giám sát… Chỉ khi quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng thật đầy đủ, chi tiết, khoa học và hợp lý thì Trung tâm mới có cơ sở thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của Trung tâm để lập kế hoạch, ra các quyết sách thích hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp.