Thực trạng về tổ chức công tác kiểm tra giám sát thực thi cơ chế tự chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao quyền tự chủ tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh cà mau (Trang 70 - 80)

1.5.4. Trình độ của cán bộ, giáo viên

2.3. Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhtại Trung tâm

2.3.5. Thực trạng về tổ chức công tác kiểm tra giám sát thực thi cơ chế tự chủ

* Công tác kiểm tra giám sát nội bộ.

Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ được xác định là một công việc cực kỳ quan trọng và được thực hiện thường xuyên của lãnh đạo Trung tâm nhằm phát hiện ưu điểm, thành tích để phát huy, nhân rộng; những thiếu sót, khuyết điểm, hạn chế để chấn chỉnh, khắc phục. Đối với những sơ hở, bất cập trong lãnh đạo, quản lý, những quy định khơng cịn phù hợp, đề xuất với cấp có thẩm quyền kịp thời bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới các quy định, các cơ chế, làm căn cứ, cơ sở cho các bộ phận và cá nhân chấp hành đúng quy định. Tổ chức thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra, giám sát nội bộ là góp phần ngăn ngừa vi phạm, đấu tranh phòng, chống tệ quan liêu, thiếu trách nhiệm, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Tại Trung tâm, công tác kiểm tra giám sát nội bộ được thể hiện như sau: - Tạo lập, duy trì mơi trường kiểm sốt:

Khi thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định 43/NĐ- CP, Ban Giám đốc Trung tâm xác định đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với đơn vị, thời cơ là được chủ động quyết định sử dụng nguồn lực tài chính và nhân lực hiện có theo quy định

của pháp luật; bên cạnh đó thách thức đặt ra cũng nhiều, đó là khi thực hiện tự chủ thì lãnh đạo Trung tâm phải hồn tồn chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình trước tập thể cán bộ, viên chức và cơ quan quản lý nhà nước. Xuất phát từ nhận thức, quan điểm đó, lãnh đạo Trung tâm ln tạo điều kiện, mơi trường tốt nhất để tổ chức, triển khai công tác kiểm tra giám sát tài chính nói riêng và tồn thể hoạt động của Trung tâm nói chung.

- Kiện tồn tổ chức hệ thống Kế tốn – Tài chính:

Phịng Kế hoạch- Tài vụ là đơn vị quản lý tài chính, mở sổ sách theo dõi toàn bộ số thu, chi và thực hiện cơng khai tài chính theo Thơng tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính. Ngồi ra, Trung tâm áp dụng thống nhất hệ thống kế tốn hành chính sự nghiệp quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính. Hệ thống sổ sách kế tốn thống nhất theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành, tổ chức hạch toán rành mạch, đầy đủ tất cả các khoản thu, chi vào hệ thống sổ sách kế toán hoạt động chung của Trung tâm.

- Ban hành quy trình, thủ tục kiểm tra, giám sát:

Trung tâm đã xây dựng quy trình hồn chỉnh thực hiện việc thu, chi và được kiểm soát chặt chẽ trước, trong và sau chi theo đúng quy định của Nhà nước nên đã tránh được hiện tượng chi không đúng nội dung, chi khi chưa có nguồn… Hoạt động kiểm sốt nội bộ được thực hiện thường xun thơng qua cơ chế tự kiểm của nhân viên Phòng Kế hoạch- Tài vụ, Kế toán trưởng, Ban Giám đốc. Bên cạnh đó, cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của Trung tâm cịn được tiến hành định kỳ hoặc bất thường của Ban Thanh tra nhân dân của Trung tâm.

*. Công tác kiểm tra giám sát của cơ quan cấp trên.

Đối với các khoản chi từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp, để thực hiện rút dự tốn kinh phí được phê duyệt, Trung tâm chịu sự kiểm tra, giám sát nội dung chi, mức chi của Kho bạc Nhà nước Tỉnh - nơi đơn vị mở tài khoản tiếp nhận kinh phí nhà nước cấp.

Trong 5 năm (2010-2014), UBND Tỉnh (thơng qua các Đồn của các Sở chức năng và Kho bạc Nhà nước tỉnh) đã tổ chức 04 đoàn kiểm tra, 03 đoàn giám sát việc thực hiện các quy định về triển khai thực hiện Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Trung tâm và các chế độ, chính sách, tính hiệu quả trong sử dụng ngân sách, kinh phí địa phương và học phí của các Trung tâm [26].

Ngoài ra, theo kế hoạch, hàng năm Sở Tài chính cử cán bộ phụ trách xuống kiểm tra, xét duyệt quyết toán của đơn vị. Mặt khác, Trung tâm còn chịu sự giám sát, kiểm tra trong kế hoạch hoặc kiểm tra bất thường của các cơ quan như: Kiểm tốn nhà nước, thanh tra tài chính, Thuế, Sở Giáo dục –Đào tạo…

2.4 Tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2014

Từ khi thực hiện chủ trương về cơ chế tự chủ tài chính, trong giai đoạn 05 năm (2010-2014). Trung tâm đã có nhiều đổi mới hiệu quả trong cơng tác quản lý tài chính. Kế hoạch chi tiêu trung và dài hạn của đơn vị được ổn định và chủ động hơn. Các chính sách mới trong cơ chế tự chủ tài chính được nâng cao, Trung tâm đã chủ động và sáng tạo trong quả lý tài chính và tài sản, sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm và hiệu quả hơn; phát triển nguồn thu sự nghiệp thơng qua đa dạng hóa các hoạt động sự nghiệp và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, … thông qua các hoạt động liên kết; khai thác có hiệu quả các nguồn thu, từng bước giảm dần sự bao cấp của nhà nước, đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động tại đơn vị.

Bên cạnh đó, chính sách thu học phí cung được đổi mới theo hướng tạo sự chủ động cho đơn vị. Cụ thể, Nghị định 49/2010/NĐ ngày 14/5/2010 cũng đã phần nào khắc phục hạn chế về mước thu học phí khơng phù hợp mới mặt bằng chung. Chính sách thu học phí đã xác định trên nguyên tắc chia sẽ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học. Cơ chế cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho đối tượng được miễn giảm học phí đã được xem xét, điều chỉnh hợp lý để các đối tượng này đóng học phí đầy đủ cho Trung tâm, giảm được đáng kể số lượng học viên bỏ học vì hồn cảnh khó khăn. Điều này thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước về

chính sách xã hội, khắc phụ hạn chế các đơn vị đào tạo phải miễn, giảm học phí như trước đây, ..

Với việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đới với các cơ sở giáo dục công lập đã mở ra cơ hội cho các đơn vị nâng cao tính chủ động trong phân phối kết quả tài chính của đơn vị. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ có hiệu quả, phù hợp với hoạt động của đơn vị và sát với thực tế, cùng với chế độ giao, khốn mức chi như điện thoại, văn phịng phẩm, cơng tác phí, … đã giảm đáng kể chứng từ, hóa đơn, tạo được sự thơng thống trong thủ tục tài chính nhưng vẫn đãm bảo đúng quy định. Bản quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của tất cả cơng chức, viên chức, người lao động trong đơn vị; quy chế bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong Trung tâm. Quy chế đã kịp thời triển khai Luật, Nghị định của Chính phủ, thơng tư hướng dẫn của Bộ và chỉ đạo của tỉnh cũng như tạo quyền chủ động và hiệu quả công tác của đơn vị. Việc thực hiện đúng quy chế chi tiêu nội bộ và sử dụng tiết kiệm các nguồn kinh phí để từ đó góp phần vào việc tăng thu nhập cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị. Hơn nữa, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cịn góp phần sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực.

Với cơ chế tự chủ tài chính và việc mở rộng nguồn thu sự nghiệp trên cơ sở nâng cao hoạt động và đa dạng hóa hoạt động tại đơn vị. Trung tâm đã tăng được nguồn thu đáng kể, đã tạo được nguồn lực tài chính để tăng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, ... để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Tự chủ trong tài chính đã tạo điều kiện để đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi, có nguồn lực để nâng cao đời sống, thu nhập của Cán bộ, giáo viên trong đơn vị, tạo động lực để họ tích cực lao động, nâng cáo chất lượng đào tạo.

Thực hiện quyền tự chủ tài chính, Trung tâm đã tập trung chỉ đạo đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng quy mơ, đối tượng đào tạo, tăng cường liên kết với các trường bạn, linh hoạt trong khai thác thế mạnh của địa phương và từng bước chuyển dần sang đào tạo theo nhu cầu xã hội.... Giai đoạn 2010-2014, về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Trung tâm đã đạt được thành tích trên một số mặt sau đây:

- Tạo lập, huy động, khai thác nguồn tài chính:

Bằng nhiều hình thức tự đào tạo, liên kết đào tạo, tranh thủ các nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, Trung tâm đã huy động, tạo lập được nguồn thu đáng kể vừa nhanh chóng xây dựng được cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, đủ đáp ứng trước mắt yêu cầu nhiệm vụ phát triển hoạt động Giáo dục – Đào tạo, vừa bảo đảm chất lượng đào tạo và trên hết, tự chủ được một phần kinh phí, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cán bộ, viên chức của Trung tâm. Kết quả báo cáo tài chính hằng năm cho thấy các nguồn thu đều đạt và vượt so với kế hoạch được giao. Điểm nổi bật trong lĩnh vực này xét trên góc độ tự chủ tài chính là:

+ Trung tâm đã chủ động đề xuất, thương thảo với các đơn vị bạn trong liên kết đào tạo thống nhất được tỷ lệ phần trăm học phí để lại Trung tâm phục vụ cho cơng tác quản lý và bảo đảm tương đối cao, đủ đáp ứng nguồn chi cho các hoạt động; đồng thời khai thác tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân sự dôi dư của Trung tâm.

+ Tham mưu, đề xuất với các cơ quan cấp trên quy định mức thu học phí hợp lý giữa chủ trương nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực với yêu cầu tự bảo đảm phát triển Trung tâm trong từng thời điểm.

- Chi chuyên môn, nghiệp vụ:

Đồng thời với việc khai thác nguồn thu, Trung tâm đã xây dựng các giải pháp tích cực để tiết kiệm chi phí, nên đã tiết kiệm được khoảng 2% đến 5% chi thường xuyên. Số tiền tiết kiệm này cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm 10% dự tốn chi hoạt động thường xuyên của ngân sách Nhà nước giao đã tạo ra nguồn kinh phí khá lớn cho quỹ tiền lương tăng thêm của đơn vị.

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm đã được xây dựng theo quy trình dân chủ, cơng khai hóa, có nhiều ý kiến đóng góp của tổ chức đảng, đồn thể đảm bảo tính cơng khai, minh bạch trong quản lý tài chính của Trung tâm. Quy chế đã thể hiện công khai chế độ quản lý tài chính như: chi thu nhập tăng thêm, chế độ cơng tác phí, điện thoại, xăng dầu, chế độ coi chấm thi, làm việc ngồi giờ...trợ cấp khó

khăn, ốm đau, hiếu, hỉ… góp phần tăng cường cơng tác quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy hoạt động tăng thu, tiết kiệm chi của Trung tâm.

- Tăng thu nhập cho người lao động:

Trước năm 2010, Trung tâm chỉ được phép chi trả tiền lương cho người lao động theo mức lương cơ bản, nay do thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và nhờ đổi mới hoạt động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo ra nguồn thu nhập tăng thêm cho người lao động. So với trước khi thực hiện cơ chế tự chủ thì đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, giáo viên trong Trung tâm đã có sự thay đổi hơn, bình quân thu nhập tăng thêm của Trung tâm chi trả cho người lao động tăng lên khoảng 10% đến 12%.

Bảng 2.13. Thu nhập bình quân của cán bộ, công chức Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2014 [26].

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thu nhập bình quân

Biểu đồ 2.5. Mức độ tăng trưởng thu nhập bình quân của cán bộ, viên chức Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2014

Số liệu cho thấy: Thu nhập bình quân năm 2011 tăng thêm 11,16% so với năm 2010, năm 2012 tăng 12,74% so với năm 2011, và đến năm 2013 tăng 6,2% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 4,73% so với năm 2013. Nếu lấy mốc năm 2014 so với năm 2010, thì lương bình quân của người lao động trung bình/tháng đã tăng 158,23%.

- Về công tác quản lý và thực thi quyền tự chủ về chi:

Trung tâm có nhiều biện pháp tự kiểm tra, giám sát quản lý nội bộ trước trong và sau khi chi trên cơ sở các tiêu chuẩn định mức, chi phí do Nhà nước quy định và Quy chế Chi tiêu nội bộ của Trung tâm,… từ đó tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí, tham nhũng, tập trung nguồn lực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục, đào tạo.

2.5. Những tồn tại trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhtại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau:

Thứ nhất, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ và có những bất cập nhất định, chậm ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định 43/CP quy định. Việc phân cấp đầu tư, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản cho đơn vị tự thực hiện của Bộ chủ quản đã được thực hiện nhưng giá trị tài sản phân cấp mức thấp, nhiều định mức, tiêu chuẩn như định mức giờ giảng, chế độ thanh tốn ngồi giờ… đã lạc hậu nhưng vẫn sử dụng làm hạn chế tính chủ động, tự chủ tài chính của Trung tâm.

Nghị định 43/CP thực chất chỉ là giao quyền tự chủ cho các đơn vị trong việc tổ chức chi, chưa giao quyền tự chủ về huy động nguồn lực tài chính từ học phí do người học đóng góp. Đây thật sự là một bất cập lớn cho các trường trong việc chủ động tìm kiếm, huy động nguồn lực tại chính cho đầu tư phát triển, thu hút nhân tài, xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lượng đào tạo, trong khi ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo hàng năm tăng không đáng kể. Theo Nghị định số 43/CP thì số tiền chi đầu tư XDCB, mua TSCĐ phục vụ giảng dạy, thực hành, thực tập trong năm khơng được tính là chi phí thường xun, khơng dùng nguồn học phí để

chi, làm cho việc đầu tư, mua sắm trong năm báo cáo gặp khó khăn, phức tạp (phải lập dự tốn riêng trình Sở Giáo dục – Đào tạo phê duyệt và phải được Kho bạc Nhà nước chấp nhận thanh tốn).

Một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, viên chức, người lao động trong nhà trường chưa nhận thức đầy đủ nội dung, mục đích và u cầu về tự chủ tài chính, vẫn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, của Trung tâm, ngại thay đổi, e ngại động chạm đến những vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều lĩnh vực.

Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ vẫn chưa được linh hoạt, mức chi hoặc việc chi trả thu nhập vẫn mang tính bình qn, chưa có giải pháp về chi trả thu nhập theo mức độ hiệu quả để hấp dẫn, thu hút người tài, người có năng lực, thực sự cũng thiếu các biện pháp quản lý, tiết kiệm chi, tăng thu, mới chỉ dừng lại ở mức là chủ trương, đường lối để phấn đấu thực hiện.

Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng thực thi quyền tự chủ sử dụng các nguồn lực tài chính cho thấy một số hạn chế trong cả giai đoạn chậm được khắc phục là một số khoản chi cho con người về tiền lương, tiền thưởng, tiền tăng giờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao quyền tự chủ tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh cà mau (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)