Giới thiệu hệ thống NHTM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 32 - 33)

Cũng giống như các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng là quốc gia mà hoạt ngân hàng vẫn là hoạt động chủ chốt trong việc cung ứng và phân bổ vốn cho nền kinh tế. Theo hình thức sở hữu, hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm NHTM Nhà nước, NHTMCP, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Sự đa dạng về loại hình và số lượng các NHTM có ưu điểm là gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ ngân hàng của nhiều thành phần kinh tế, đa ngành nghề của nền kinh tế. Điều này cũng giải thích cho hệ thống NHTM nói riêng và các TCTD nói chung là nơi cung ứng chủ yếu nguồn vốn cho nền kinh tế so với kênh thị trường trái phiếu và chứng khoán. Tuy nhiên, số lượng ngân hàng lớn trong khi quy mô của nền kinh tế không lớn nên đã dẫn đến hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các

TCTD (Fullbright, 2013). Các NHTM do chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà bỏ qua yêu cầu đảm bảo an toàn kinh doanh nên dẫn đến hiện tượng vi phạm quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng thường hay xảy ra (điển hình là việc chạy đua lãi suất).

Theo khảo sát ngân hàng của KPMG (2013) và theo quan điểm của một số chuyên gia kinh tế, về cơ bản, số lượng các NHTM Việt Nam cần phải giảm bớt 1/2 con số hiện tạixuống còn 15-17 ngân hàng. Những ngân hàng có quy mơ lớn cần chuyển đổi sang mơ hình tập đồn tài chính để tăng khả năng cạnh tranh trước áp lực hội nhập. Những ngân hàng có quy mơ nhỏ và yếu kém cần đẩy mạnh sáp nhập để giảm bớt về số lượng. Đây cũng là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay.

2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)