Có 04 yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam từ năm 2007-2013. Còn tác động của 03 yếu tố cịn lại chưa được tìm thấy. kết quả nghiên cứu cho rằng tỷ lệ cho vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng hiệu quả. Cịn đối với chi phí hoạt động thấp sẽ làm cho lợi nhuận ngân hàng tăng cao và ngược lại. Ta có phương trình hồi quy thể hiện các mối quan hệ của các yếu tố như sau:
ROAi,t = 0.0026768 + 0.0095272*LOANi,t + 0.0263295*CAPITALi,t
- 0.0103216*COSRi,t + 0.1321843*GDPt+ εi,t
Với R2
= 24,78% cho thấy mơ hình trên giải thích được 24,78% tác động của các biến độc lập ( LOAN, CAPITAL, COSR, GDP) đến biến phụ thuộc ROA.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết tác giả đề cập trong chương 1 thì chương 2 tác giả đã giải quyết được những nội dung sau:
- Phân tích thực trạng tình hình hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian 2007-2013. Nhìn chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong giai đoạn này giảm sút đáng kể do các cuộc khủng hoảng từ nền kinh tế thế giới. Tình trạng nợ xấu tăng cao và là một trong những vấn đề nan giải hiện nay.
- Đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, thông qua kết quả của phương trình hồi quy tuyến tính sau:
ROAi,t = 0.0026768 + 0.0095272*LOANi,t + 0.0263295*CAPITALi,t - 0.0103216*COSRi,t + 0.1321843*GDPt+ εi,t - Biến LOANi,t tác động cùng chiều (0.0095)
- Biến CAPITALi,t tác động cùng chiều (0.0263) - Biến COSRi,t tác động ngược chiều (– 0.0103) - Biến GDPt tác động cùng chiều mạnh nhất (0.1322)
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Trong nghiên cứu này, tác giả dựa vào dữ liệu bảng được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn năm 2007-2013 và ứng dụng các mô hình Pooled Least Square Model, Fixed Effects Model, Feasible General Least Square để ước lượng sự tác động của một số các yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Kết quả ước lượng đã cho ra một số các đặc điểm nổi bật sau:
Chỉ số cho vay (LOAN), vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAPITAL) của các ngân hàng và tốc độ tăng trưởng (GDP) có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây.
Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng còn chịu sự tác động của yếu tố chi phí hoạt động trên thu nhập (COSR) và mối quan hệ này là nghịch biến.
Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng các yếu tố như: quy mô ngân hàng (SIZE), chỉ tiêu tiền gửi (DEPOSITS) và tỷ lệ lạm phát (INF) tác động một cách không đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng (khơng có ý nghĩa thống kê).
Dựa vào kết quả ước lượng tác động của các nhân tố ở chương hai, chương ba sẽ trình bày một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam.