Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 42 - 45)

2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam trong những

2.3.3 Hoạt động tín dụng

Với quyết tâm cao của ngành ngân hàng, lãi suất cho vay bình quân của hệ thống NHTM giảm nhanh từ 18,2% năm 2011, xuống dưới 9% năm 2014 (hình 2.11).

Cùng với việc giảm lãi suất, chính phủ và NHNN có nhiều chính sách tích cực để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, do những bất ổn về kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây, nên tăng trưởng dư nợ tín dụng ngành ngân hàng đạt ở mức khiêm tốn, phản ánh đúng thực trạng sức khỏe của nền kinh tế. Dư nợ tín dụng từ năm 2011 đến 2013 lần lượt là 14,2%, 8,85%, 12,51% (hình 2.11) thấp hơn so với những năm trước đó.

Hình 2.11: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và lãi suất cho vay bình qn của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2010-2014

ĐVT: %

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 6/2014, tín dụng tồn ngành tăng 3,52% so với cuối năm 2013, cao hơn mức tăng 3,1% của cùng kỳ năm ngối. Trong đó, cho vay VNĐ tăng 2,17%, cho vay ngoại tệ tăng 12,03%.

Các NHTMCP có tốc độ tăng trưởng tín d ụng khá cao trong hai năm 2009 và 2010. Đây cũng chính là những năm tăng trưởng tín dụng nóng dẫn đến lạm phát bùng nổ năm 2011 lên tới hơn 18%. Trong năm 2009, nhờ chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp có thể vay vốn VNĐ với lãi suất thấp, chỉ 4-6%/năm, tương đương lãi suất cho vay bằng USD. Do đó, tổng tín dụng VNĐ tăng trưởng ở mức cao kỷ lục 43,5% so với năm trước đó. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 2011-2013 đã chững lại do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thơng qua kênh lãi suất (trần lãi suất huy động) và thơng qua kênh tín dụng (hạn mức tăng trưởng tín dụng và hạn mức tín dụng thắt chặt cho một số ngành khơng khuyến khích ) đã chặn đà tốc độ tăng trưởng tín dụng.(sbv.gov.vn)

Hình 2.12: Tình hình tăng trưởng tín dụng bằng VNĐ và ngoại tệ của hệ thống NHTMtừ năm 2008–2014

ĐVT: %

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Tình hình tín dụng trong nửa đầu năm 2014 giống như trong năm 2010 và 2011, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ ở mức cao hơn tăng trưởng tín dụng bằng VNĐ. Cụ thể, năm 2010, trong khi tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đạt 48,5%, thì tăng trưởng tín dụng VNĐ chỉ là 27,2%. Con số tương ứng của năm 2011 là 16,8% và 13,7%.Vai trị của tín dụng ngoại tệ với tăng trưởng tín dụng đã tăng lên nhiều trong 6 tháng đầu năm 2014. Nếu như trong hai năm 2010 và 2011, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đóng góp 25 - 29% vào tổng tăng trưởng tín dụng, thì con số này trong nửa đầu năm nay lên tới 51%.Nguyên nhân chung của diễn biến trên là do chênh lệch lãi suất giữa VNĐ và USD đã giảm mạnh, ở mức 8% - 9,5% từ năm 2010-2011 còn 5% từ đầu năm 2014 tới nay. Bên cạnh đó, tín dụng ngoại tệ tăng tốc cịn nhờ những thay đổi trong chính sách quản lý của NHNN.

Trong năm 2014, tình hình đã có nhiều thay đổi. Đối tượng được vay tín dụng ngoại tệ theo quy định tại Thông tư 29/2013/TT-NHNN ngày 6/12/2013 được mở rộng hơn so với quy định tại Thông tư 25/2009/TT-NHNN, bao gồm cả cho vay để nhập khẩu xăng dầu và đầu tư trực tiếp ra nước ngồi.Cùng với đó là quy định trần huy động lãi suất ngoại tệ, bắt đầu áp dụng với tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) từ ngày 11/2/2010 và bắt đầu áp dụng với cá nhân từ ngày 13/11/2011. Từ đó đến nay, trần lãi suất huy động ngoại tệ đã giảm về mức rất thấp: 0,25%/năm với tổ chức kinh tế và 1,25%/năm đối với

cá nhân. Ngồi ra, NHNN cịn nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi bằng ngoại tệ, giảm lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ tại NHNN, yêu cầu các tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ... Nhờ vậy, dòng vốn bằng ngoại tệ chuyển dịch dần từ kênh huy động - cho vay ra thị trường mua - bán.

Năm 2010 là năm Thơng tư 29/2005/TT-NHNN ngày 15/12/2009 bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, đối tượng được vay bằng ngoại tệ được mở rộng hơn so với quy định trước đó trong Quyết định 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008. Đối tượng vay nếu vay ngoại tệ để sử dụng trong nước thì phải bán ngoại tệ vay cho tổ chức tín dụng cho vay. Ngồi ra, các trường hợp khác cũng có thể được cho vay ngoại tệ nếu có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Thống đốc NHNN.

Hầu hết các ngân hàng tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với tăng trưởng huy động, thậm chí tốc độ tăng trưởng huy động gấp nhiều lần so với tín dụng như BIDV, VCB…NHTMCP Nhà nước vẫn thống trị cả thị trường tín dụng lẫn huy động nhưng họ đang mất dần thị phần cả về huy động lẫn tín dụng cho các NHTMCP tư nhân.Nếu như năm 2000, bốn NHTMNN chiếm 70% thị phần tín dụng thì đến năm 2007, tỷ lệ này giảm về dưới 60% và hiện chỉ nhỉnh hơn một chút so với khối ngân hàng thương mại cổ phần. Chỉ 5 năm trở lại đây, NHTMCP đã nắm giành được hơn 15% thị phần từ tay NHTM Nhà nước. Trong khi Agribank là ngân hàng mất nhiều thị phần nhất thì thị phần của VietinBank lại tăng thêm 1,3% trong vòng 3 năm qua.

Tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng giảm đáng kể. Tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ đạt 9,14%. Trong ba quý đầu năm 2013, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 6,87%, thấp hơn nhiều chỉ tiêu 12% của NHNN đặt ra và chậm hơn nhiều so với sự tăng trưởng huy động. Lần đầu tiên từ năm 2000, tỷ lệ tín dụng/huy động của tồn hệ thống ngân hàng rơi xuống thấp hơn một (đạt 0,94 vào Quý 3/2013). (vinacorp.vn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)