Với mức ý nghĩa alpha = 5%, kiểm định White cho kết quả là: Prob = 0.7715 Vậy, Prob > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết H0 Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi.
2.6.3.2 Kiểm định giữa các sai số khơng có mối quan hệ tương quan với nhau (không bị
hiện tượng tự tương quan)
Giữa các sai số có mối quan hệ tương quan với nhau sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp OLS vững nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi qui khơng cịn đáng tin cậy. Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết không bị tự tương quan trên dữ liệu bảng, với giả thuyết H0: khơng có sự tự tương quan.
Bảng 2.4: Kiểm định giữa các sai số khơng có mối quan hệ tương quan với nhau
Với mức ý nghĩa alpha = 10%, kiểm định cho kết quả là: Prob = 0.0549 Vậy, Prob < 0.10 nên bác bỏ giả thuyết H0 Có sự tự tương quan.
2.6.3.3 Kiểm định khơng có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình
(khơng bị hiện tượng đa cộng tuyến)
Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mơ hình tương quan tuyến tính với nhau. Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết không bị hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách dùng chỉ tiêu VIF.
Bảng 2.5: Kiểm định khơng có sự tự tương quan giữa các biến độc lập
VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình được đánh giá là không nghiệm trọng (Gujrati, 2003).
2.6.3.4 Tổng hợp kết quả kiểm định
Qua kết quả kiểm định từng phần ở trên, ta thấy: mơ hình có hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là không nghiêm trọng và khơng có hiện tượng phương sai thay đổi . Tuy vậy, mơ hình có sự tự tương quan giữa các sai số. Hiện tượng này sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng các phương pháp hồi quy thông trường trên dữ liệu bảng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi qui khơng cịn đáng tin cậy. Do vậy, tác giả dùng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan giữa các sai số và hiện tượng phương sai thay đổi để đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả (theo Wooldridge (2002)).
2.6.4 Lựa chọn mơ hình trên dữ liệu bảng:
So sánh 3 mơ hình Pooled Regression, Fixed effects model và Random effects model (phụ lục) => Mơ hình được chọn là Fixed effects model
Kết quả mơ hình Fixed effects model như sau:
Bảng 2.6: Kết quả chạy mơ hình FEM
2.6.5 Kết quả mơ hình nghiên cứu:
Khắc phục hiện tượng tự tương quan bằng phương phápbình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS)
Với biến phụ thuộc là ROAi,t, sau khi dùng phương pháp FGLS để khắc phục hiện tượng tự tương quan giữa các sai số nhằm đảm bảo ước lượng thu được đáng tin cậy, ta có kết quả như sau:
ROAi,t = 0.0026768 + 0.0095272*LOANi,t + 0.0263295*CAPITALi,t
- 0.0103216*COSRi,t + 0.1321843*GDPt+ εi,t
- Biến LOANi,t tác động cùng chiều với ROAi,t(0.0095272) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
- Biến CAPITALi,t tác động cùng chiều với ROAi,t (0.0263295) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.
- Biến COSRi,t tác động ngược chiều với ROAi,t (– 0.0103216) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.
- Biến GDPt tác động cùng chiều với ROAi,t mạnh nhất (0.1321843) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.
- Các biến cịn lại chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê đến ROAi,t.
2.6.6 Thảo luận và phân tích ý nghĩa của các hệ số hồi quy
LOAN – tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam thông qua hệ số hồi quy mang dấu dương (0.0095272) và có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Mối quan hệ tương quan dương chứng tỏ ngân hàng càng tăng tỷ lệ cho vay thì càng có nhiều cơ hội để tỷ suất sinh lời tăng cao. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường, cho vay là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Đối với hầu hết các NHTMCP, dư nợ tín dụng chiếm tới hơn 50% tổng tài sản có và taọ ra nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và các quan điểm truyền thống của Sherish Gul và cộng sự (2011), Athanasiglou và cộng sự (2006).
CAPITAL – Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Trong nghiên cứu thực nghiệm này, hệ số hồi quy của CAPITAL bằng 0.0263295, p = 0.004 cho thấy nghiên cứu cho phép có thể chấp nhận yếu tố này với độ tin cậy 99%. Ngoài ra kết quả cịn cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và hiệu quả hoạt động ngân hàng có nghĩa là tỷ lệ này càng cao, phù hợp với cơ cấu vốn thì
ngân hàng càng có khả năng mạnh mẽ để chịu được các rủi ro tài chính, giảm nguy cơ mất khả năng thanh tốn, giảm chi phí từ nguồn vay và các nguồn tài trợ bên ngồi từ đó đạt được hiệu suất sinh lời cao hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng có nhiều vốn thì sẽ có thêm nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh giúp gia tăng lợi nhuận góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hơp với quan điểm của Demirguc-Kunt và Huinzingua (1999), Pasiouras và Kosmidou (2007), Athanasoglou và cộng sự (2008).
COSR – Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập
Theo quan điểm các nghiên cứu trước đây của Kosmidou và cộng sự (2006); Pasiouras và Kosmidou (2007) và Ong Tze San và The Boon Heng (2012) cho rằng COSR có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng tức là khi COSR thấp thì ngân hàng hoạt động hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao hơn và ngược lại. Một khi ngân hàng quản lý chi phí hiệu quả tức là COSR sẽ thấp dẫn đến khả năng sinh lời cao. Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm này cũng cho ra kết quả tương tự với hệ số hồi quy mang dấu âm (-0.0103216) và có độ tin cậy 99%.
GDP – tốc độ tăng trưởng
Trong nghiên cứu này, GDP là yếu tố có tác động cùng chiều mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng với hệ số hồi quy bằng 0.1321843 và mức ý nghĩa 10%. Điều này có nghĩa là lợi nhuận của ngân hàng rất nhạy đối với những biến đổi của tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Khi tốc độ GDP tăng thì lập tức sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng theo và ngược lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Kosmidou và cộng sự (2006), Hassan and Bashir (2003).
Nếu môi trường kinh tế ổn định và tăng cao sẽ tạo điều kiện cho quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hồn trả vốn của các doanh nghiệp, thậm chí cịn có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh do đó nhu cầu vay vốn tăng làm cho các NHTM dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình đồng thời nợ xấu được cải thiện vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp được nâng cao. Ngược lại, khi nền kinh tế trở nên bất ổn thì sẽ gây bất lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại vì nhu cầu vay vốn giảm, nguy cơ nợ quá hạn
do kinh doanh thua lỗ dẫn đến gia tăng nợ xấu làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM.
Các biến SIZE, DEPOSITS, INF
Trong bài nghiên cứu này, tác giảkhơng tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của các yếu tố SIZE (Quy mô ngân hàng), DEPOSITS (Tỷ lệ tiền gửi) và INF (tỷ lệ lạm phát) đến ROA.
2.7 Kết quả đạt được từ mơ hình
Có 04 yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam từ năm 2007-2013. Còn tác động của 03 yếu tố cịn lại chưa được tìm thấy. kết quả nghiên cứu cho rằng tỷ lệ cho vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng hiệu quả. Cịn đối với chi phí hoạt động thấp sẽ làm cho lợi nhuận ngân hàng tăng cao và ngược lại. Ta có phương trình hồi quy thể hiện các mối quan hệ của các yếu tố như sau:
ROAi,t = 0.0026768 + 0.0095272*LOANi,t + 0.0263295*CAPITALi,t
- 0.0103216*COSRi,t + 0.1321843*GDPt+ εi,t
Với R2
= 24,78% cho thấy mơ hình trên giải thích được 24,78% tác động của các biến độc lập ( LOAN, CAPITAL, COSR, GDP) đến biến phụ thuộc ROA.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết tác giả đề cập trong chương 1 thì chương 2 tác giả đã giải quyết được những nội dung sau:
- Phân tích thực trạng tình hình hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian 2007-2013. Nhìn chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong giai đoạn này giảm sút đáng kể do các cuộc khủng hoảng từ nền kinh tế thế giới. Tình trạng nợ xấu tăng cao và là một trong những vấn đề nan giải hiện nay.
- Đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, thông qua kết quả của phương trình hồi quy tuyến tính sau:
ROAi,t = 0.0026768 + 0.0095272*LOANi,t + 0.0263295*CAPITALi,t - 0.0103216*COSRi,t + 0.1321843*GDPt+ εi,t - Biến LOANi,t tác động cùng chiều (0.0095)
- Biến CAPITALi,t tác động cùng chiều (0.0263) - Biến COSRi,t tác động ngược chiều (– 0.0103) - Biến GDPt tác động cùng chiều mạnh nhất (0.1322)
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Trong nghiên cứu này, tác giả dựa vào dữ liệu bảng được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn năm 2007-2013 và ứng dụng các mơ hình Pooled Least Square Model, Fixed Effects Model, Feasible General Least Square để ước lượng sự tác động của một số các yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Kết quả ước lượng đã cho ra một số các đặc điểm nổi bật sau:
Chỉ số cho vay (LOAN), vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAPITAL) của các ngân hàng và tốc độ tăng trưởng (GDP) có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây.
Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cịn chịu sự tác động của yếu tố chi phí hoạt động trên thu nhập (COSR) và mối quan hệ này là nghịch biến.
Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng các yếu tố như: quy mô ngân hàng (SIZE), chỉ tiêu tiền gửi (DEPOSITS) và tỷ lệ lạm phát (INF) tác động một cách không đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng (khơng có ý nghĩa thống kê).
Dựa vào kết quả ước lượng tác động của các nhân tố ở chương hai, chương ba sẽ trình bày một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam.
3.1 Định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Năm 2006 là năm Việt Nam gia nhập WTO, đây là cột mốc quan trọng và đáng nhớ đối với nước ta, nhiều sự kiện kinh tế chính trị quan trọng đã diễn ra mở ra nhiều cơ hội và thách thức để từ năm 2007 trở đi các ngân hàng trong nước sẽ phải cạnh tranh trên một sân chơi rộng hơn, sân chơi toàn cầu, đánh dấu thời kỳ Việt Nam phát triển và hội
nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Để có thể hội nhập địi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam phải nỗ lực mới có thể tồn tại trong điều kiện đó, việc nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề không đơn giản. Vì vậy,vai trị trọng tâm của NHNN trong thời gian tới là phải không ngừng nghiên cứu các thông lệ quốc tế để hoàn thiện thể chế và tăng cường giám sát hệ thống NHTMCP hơn nữa. Bên cạnh đó, chính bản thân của hệ thống NHTMCP cần phải chủ động khắc phục các khó khăn, tận dụng triệt để các cơ hội để khơng ngừng hồn thiện và phát triển. Ngồi ra, tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới ngày càng biến động kéo theo là những cú sốc cực mạnh từ nền kinh tế thế giới. Trước những thách thức to lớn, hệ thống NHTM Việt Nam cần phải có những bước đột phá và lột xác để trở thành một hệ thống NHTM hùng mạnh, hiện đại và phát triển bền vững
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được như quy mô được mở rộng, công nghệ cải tiến, các sản phẩm dịch vụ ngày càng phong phú…thì hệ thống NHTM Việt Nam vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề nan giải như quy mơ cịn nhỏ, năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, nợ xấu tăng cao, sở hữu chéo…Để giải quyết những hạn chế nhằm tạo động lực cho hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh, NHNN đang từng bước hoàn thiện các văn bản pháp lý. Cụ thể là sự ra đời của Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015" nhằm định hướng phát triển cho các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó cịn có Quyết định số 843/QĐ-TTg phê duyệt đề án “xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam”. Đây là những bước tiến quan trọng nhằm giải quyết những khó khăn mà hệ thống NHTM Việt Nam đang mắc phải. Tuy nhiên, dưới sự biến động của nền kinh tế, sự yếu kém trong toàn hệ thống trong thời gian dài kèm theo năng lực điều hành của NHNN còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả của các văn bản pháp lý chưa cao, tình trạng yếu kém vẫn cịn tồn đọng dai dẳng.
Từ những định hướng lớn trong các văn bản pháp lý cũng như những cam kết trong văn kiện gia nhập WTO, có thể khái quát các chiến lược phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam bao gồm:
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng theo lộ trình và có bước đi phù hợp với khả năng của hệ thống ngân hàng Việt Nam;
- Thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trước hết là Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN và phù hợp với WTO mà Việt Nam đã là thành viên chính thức từ 7/11/2006;
- Tăng cường ảnh hưởng của hệ thống ngân hàng Việt Nam đối với thị trường tài chính khu vực và vươn ra quốc tế;
- Phát hành và niêm yết chứng khoán của các NHTM Việt Nam trên TTCK trong nước và trên thị trường tài chính quốc tế;
- Tham gia các điều ước quốc tế, các câu lạc bộ, các diễn đàn khu vực và quốc tế về tiền tệ, Ngân hàng;
- Có lộ trình tích cực về áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế áp dụng cho hoạt động của các NHTM. Đặc biệt là chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, quy chế quan hệ bắt buộc giữa các Ngân hàng trung gian với Ngân hàng Trung Ương về tái cấp vốn, thị trường mở, thanh toán quốc gia và các chuẩn mực về thanh tra, giám sát Ngân hàng;
- Mở cửa thị trường Ngân hàng, nới lỏng dần theo lộ trình, các hạn chế về quyền tiếp cận và nội dung hoạt động của chi nhánh cũng như Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu được xem xét cho thành lập từ 1/4/2007;
- Xoá bỏ dần và tiến tới xoá bỏ tối đa các giới hạn đối với các ngân hàng nước ngoài về số lượng đơn vị; hình thức pháp nhân; tỷ lệ góp vốn của bên nước ngồi; tổng giao dịch nghiệp vụ ngân hàng; mức huy động vốn VNĐ; loại sản