2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam trong những
2.3.2 Hoạt động huy động vốn
2.3.2.1 Lãi suất huy động
Trong những năm gần đây, NHNN tiến hành quá trình điều chỉnh giảm lãi suất. Đầu năm 2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN ngày 03/3/2011 quy định trần lãi suất huy động VNĐ của các tổ chức tín dụng là 14%. Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã điều chỉnh giảm nhiều lần trần lãi suất huy động tiền gửi VNĐ.
Hình 2.8: Lãi suất huy động và lãi suất cho vay bình quân của hệ thống NHTM Việt Nam từ năm 2008-2013
ĐVT: %
Nguồn: StoxPlus
Mức lãi suất hiện tại đã giảm quá nửa so với mức đỉnh cao nhất. Một thống kê lãi suất huy động và cho vay từ StoxPlus cho thấy, các ngân hàng hầu như đã không giảm mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay từ đầu năm 2012 đến nay, thậm chí cịn tăng thêm trong những tháng đầu năm 2013. (bizlive.vn)
2.3.2.2 Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động chủ đạo của các NHTM. Có nhiều kênh huy động vốn khác nhau: huy động từ tiền gửi khách hàng, từ thị trường liên ngân hàng…tuy nhiên huy động từ người dân và các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của các NHTM. Theo báo cáo của NHNN, thị phần huy động vốn diễn biến theo chiều hướng tỷ trọng huy động vốn của nhóm NHTM Nhà nước giảm, làm gia tăng thị phần huy động vốn của các NHTMCP.
Theo như hình 2.9 ta thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân của khu vực NHTMCP tăng 33%/năm từ năm 2008-2012, trong khi NHTM Nhà nước chỉ tăng trung bình 18% và ngân hàng nước ngoài tăng 20%. Huy động vốn của khu vực NHTMCP có bước tăng đột biến trong 3 năm từ năm 2009-2011 là do giai đoạn này các NHTMCP vẫn được quyền sử dụng công cụ lãi su ất để cạnh tranh huy động vốn . Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2012 của NHTMCP chững lại trong khi nhóm NHTM Nhà nước có tốc độ tăng cao hơn hẳn nhóm NHTMCP . Điều này một phần do tác động của chính sách trần lãi suất huy động cũng như giới hạn tín dụng của NHNN . Trần lãi suất huy động khiến nhiều người lựa chọn ngân hàng có uy tín gửi tiền thay vì lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất cao hơn . Hạn mức tín dụng cũng làm xoa dịu sứ c ép nhu cầu vốn của nhiều ngân hàng , đặc biệt là các ngân hàng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động từ nền kinh tế để cho vay.
Huy động vốn của khu vực NHTM Nhà nước tăng nhanh hơn trong năm 2012 so với hai khu vực kia là do sự cố tạ i một số NHTMCP . Thông tin về sự dịch chuyển nhân sự tại các NHTMCP tư nhân hàng đầu tại Việt Nam như : ACB, Sacombank và Eximbank đã tạo ra những tin đồn về mất khả năng thanh khoản tại các ngân hàng này . Hậu quả là một lượng tiền lớn được rút ra trong một th ời gian ngắn và được chuyển tới các NHTM Nhà nước.
Hình 2.9: Tình hình huy động vốn từ nền kinh tế các khối ngân hàng tại Việt Nam từ năm 2008-2012
ĐVT: tỷ đồng
Tuy nhiên, quy mô huy động vốn giữa ba khu vực ngân hàng đã có sự thay đổi lớn từ năm 2008 đến 2011. Nếu số dư huy động vốn năm 2008 giữa NHTMCP và ngân hàng nước ngoài chỉ chênh lệch khoảng hơn 300 nghìn t ỷ đồng thì sự chênh lệch giữa hai nhóm đến cu ối năm 2012 đã kéo rộng tới hơn 3,5 lần; tương đương với mức chênh lệch hơn 1,1 nghìn tỷ đồng. Như vậy, sự chênh lệch này cho th ấy các NHTMCP đã rất nỗ lực trong việc thực hiện chính sách giá , chăm sóc khách hàng và mở rộng quy mô hoạt động . Điều này đồng nghĩa với việc các NHTMCP có đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi vốn có lợi thế hơn về kinh nghiệm quản lý , công nghệ và sự phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó, khoảng cách huy động vốn giữa nhóm NHTM Nhà nước và NHTMCP đã thu hẹp đáng kể từ năm 2008-2012. Nếu khoảng cách giữa 2 nhóm ngân hàng này là trên 300 nghìn tỷ năm 2008 thì khoảng cách đó đã thu hẹp xuống dướ i 60 nghìn tỷ năm 2012. Điều này khẳng định sự nỗ lực của các NHTMCP trong việc mở rộng thị phần huy động vốn nhằm tiến tới giảm sự phụ thuộc nguồn vốn từ các NHTM Nhà nước trong tương lai.(nganhangonline.com)
Qua khảo sát được thể hiện ở bảng 2.10 từ năm 2008-2013, huy động từ khu vực dân cư tăng khá ổn định đã hỗ trợ tích cực về thanh khoản cho hệ thống các TCTD trong nước.
Theo đó, nếu như năm 2012, huy động từ khu vực dân cư tăng 35,3% (hình 2.10) thì đến 4/2013, tỷ lệ này đã đạt 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu huy động dân cư/tổng tài sản các TCTD đã tăng 8% từ 27,3% năm 2008 lên 35,3% năm 2012 và đáng lưu ý đây là các năm mà hệ thống TCTD gặp phải nhiều khó khăn về khả năng thanh tốn. Chính khu vực dân cư là một trong những cứu cánh cho các TCTD giai đoạn này. Tuy nhiên, vì thu nhập của hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi suy thối kinh tế và sự đình trệ của khu vực doanh nghiệp nên tốc độ tăng huy động từ khu vực này năm 2011 bị giảm nhẹ.(dantri.com)
Hình 2.10: Tình hình huy động vốn từ khu vực dân cư của các TCTD từ năm 2008-2013
ĐVT: %
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước