Thảo luận và phân tích ý nghĩa của các hệ số hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 57 - 59)

2.6 Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả

2.6.6 Thảo luận và phân tích ý nghĩa của các hệ số hồi quy

LOAN – tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam thông qua hệ số hồi quy mang dấu dương (0.0095272) và có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Mối quan hệ tương quan dương chứng tỏ ngân hàng càng tăng tỷ lệ cho vay thì càng có nhiều cơ hội để tỷ suất sinh lời tăng cao. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường, cho vay là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Đối với hầu hết các NHTMCP, dư nợ tín dụng chiếm tới hơn 50% tổng tài sản có và taọ ra nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và các quan điểm truyền thống của Sherish Gul và cộng sự (2011), Athanasiglou và cộng sự (2006).

CAPITAL – Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Trong nghiên cứu thực nghiệm này, hệ số hồi quy của CAPITAL bằng 0.0263295, p = 0.004 cho thấy nghiên cứu cho phép có thể chấp nhận yếu tố này với độ tin cậy 99%. Ngồi ra kết quả cịn cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và hiệu quả hoạt động ngân hàng có nghĩa là tỷ lệ này càng cao, phù hợp với cơ cấu vốn thì

ngân hàng càng có khả năng mạnh mẽ để chịu được các rủi ro tài chính, giảm nguy cơ mất khả năng thanh tốn, giảm chi phí từ nguồn vay và các nguồn tài trợ bên ngồi từ đó đạt được hiệu suất sinh lời cao hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng có nhiều vốn thì sẽ có thêm nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh giúp gia tăng lợi nhuận góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hơp với quan điểm của Demirguc-Kunt và Huinzingua (1999), Pasiouras và Kosmidou (2007), Athanasoglou và cộng sự (2008).

COSR – Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập

Theo quan điểm các nghiên cứu trước đây của Kosmidou và cộng sự (2006); Pasiouras và Kosmidou (2007) và Ong Tze San và The Boon Heng (2012) cho rằng COSR có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng tức là khi COSR thấp thì ngân hàng hoạt động hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao hơn và ngược lại. Một khi ngân hàng quản lý chi phí hiệu quả tức là COSR sẽ thấp dẫn đến khả năng sinh lời cao. Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm này cũng cho ra kết quả tương tự với hệ số hồi quy mang dấu âm (-0.0103216) và có độ tin cậy 99%.

GDP – tốc độ tăng trưởng

Trong nghiên cứu này, GDP là yếu tố có tác động cùng chiều mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng với hệ số hồi quy bằng 0.1321843 và mức ý nghĩa 10%. Điều này có nghĩa là lợi nhuận của ngân hàng rất nhạy đối với những biến đổi của tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Khi tốc độ GDP tăng thì lập tức sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng theo và ngược lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Kosmidou và cộng sự (2006), Hassan and Bashir (2003).

Nếu môi trường kinh tế ổn định và tăng cao sẽ tạo điều kiện cho quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp, thậm chí cịn có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh do đó nhu cầu vay vốn tăng làm cho các NHTM dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình đồng thời nợ xấu được cải thiện vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp được nâng cao. Ngược lại, khi nền kinh tế trở nên bất ổn thì sẽ gây bất lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại vì nhu cầu vay vốn giảm, nguy cơ nợ quá hạn

do kinh doanh thua lỗ dẫn đến gia tăng nợ xấu làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM.

Các biến SIZE, DEPOSITS, INF

Trong bài nghiên cứu này, tác giảkhơng tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của các yếu tố SIZE (Quy mô ngân hàng), DEPOSITS (Tỷ lệ tiền gửi) và INF (tỷ lệ lạm phát) đến ROA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)