Một số công cụ đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty TNHH bảo hiểm samsung vina (Trang 27 - 31)

1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.

R𝑐 =Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ này thể hiện cứ một đồng nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động để đảm bảo thanh tốn. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao. Nếu Rc < 1, điều này chứng tỏ doanh nghiệp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá lớn, chứng tỏ tiền đã tồn đọng nhiều ở tài sản lưu động, có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả. Nếu vốn tập trung nhiều ở khoản đầu tư ngắn hạn (thí dụ: gởi ngân hàng có kỳ hạn) thì có thể hợp lý. Nếu vốn tập trung ở khoản phải thu thì doanh nghiệp đã bò chiếm dụng vốn. Đối với kinh doanh bảo hiểm, giá trị hàng toàn kho (ấn chỉ) khơng đáng kể, khơng ảnh hưởng gì đến tính thanh khoản của doanh nghiệp. Do để, tỷ lệ Rc cũng chính là tỷ lệ thanh tốn nhanh hay tỷ lệ linh hoạt (Rq - Quick Ratio).

* Tỷ lệ phải thu phải trả (Rt)

R𝑡 =Các khoản phải thu Các khoản phải trả

Tỷ số này thể hiện việc chiếm dụng vốn hoặc bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này càng nhỏ, thể hiện phần doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều. Tuy nhiên, do đặc thù của kinh doanh bảo hiểm có các quỹ dự trữ nghiệp vụ, đặc biệt là quỹ dự trữ dao động lớn được tích tụ nhiều năm nên càng ngày càng lớn. Để xem xét được tình trạng chiếm dụng vốn, ta phải loại bỏ các quỹ dự trữ nghiệp vụ

* Tỷ số chiếm dụng vốn (Rw).

R𝑤 = Các khoản phải thu

Các khoản phải trả − Quỹ dự trữ nghiệp vụ

Tỷ số này chủ yếu để đánh giá cơng nợ phí bảo hiểm từ khách hàng.

1.3.2. Chỉ tiêu về sử dụng vốn.

* Tỷ suất đầu tư chung (Rl1).

R𝑙1 =Tài sản cố định + Đầu tư dài hạn Tổng tài sản

Tỷ suất này cho biết tỷ lệ vốn cố định và đầu tư dài hạn chiếm bao nhiêu trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nếu tỷ lệ này

lớn hơn 0,5 thể hiện khả năng linh hoạt trong thanh tốn kém, doanh nghiệp đã dồn quá nhiều cho TSCỦ và đầu tư dài hạn.

* Tỷ suất tự tài trợ.

Tỷ suất tự tài trợ =Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, tỷ suất này tế 0,5 trở lên thể hiện doanh nghiệp đủ vốn tự tài trợ cho hoạt động của mình.

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động.

* Tỷ lệ chi kinh doanh.

Chi quản lý + Chi khác hoạt động kinh doanh Doanh thu thuần

* Tỷ lệ bồi thường thuần.

Bồi thường gốc + Bồi thường nhận tái – Thu bồi thường nhận tái – Đòi người thứ 3 Doanh thu thuần

* Tỷ lệ chi kinh doanh gộp.

Tỷ lệ chi kinh doanh gộp = Tỷ lệ chi kinh doanh + Tỷ lệ bồi thường thuần

1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời.

* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):

Là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản của một doanh nghiệp. Tỷ số ROA đo lường suất sinh lời của cả vốn chủ sở hữu và cả của nhà đầu tư.

ROA =Lợi nhuận ròng sau thuế Tổng giá trị tài sản

Tỷ số ROA nối kết các kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động đầu tư của một doanh nghiệp không kể doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn nào để phục vụ cho các hoạt động đầu tư của mình. ROA đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE):

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho các cổ đơng cổ phần thường. Nói cách khác, nó đo

lường thu nhập trên một đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh, hay cịn gọi là mức hồn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu.

𝑅𝑂𝐸 =Lợi nhuận rịng sau thuế Vốn chủ sở hữu

Khi tính chỉ tiêu này cần lưu ý: Vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp chính là giá trị rịng của doanh nghiệp, thường được xác định bằng giá trị thị trường hoặc đơn giản lấy bằng giá trị sổ sách (tổng tài sản trước đi tổng nợ).

1.3.5. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán.

Theo quy định tại Nghị định 46/2007/NĐ-CP, ngày 27/03/2007 của Chính phủ về việc quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:

Tổng nguồn vốn ≥ Khả năng thanh tốn Trong đó:

Tổng nguồn vốn gồm vốn chủ sở hữu + quỹ phát triển sản xuất + dự trữ bắt buộc + lãi chưa chia – vốn góp liên doanh – nợ khơng có khả năng thu hồi. Khả năng thanh tốn bằng 20% tổng phí thực giữ lại (doanh thu thuần).

1.3.6. Các chỉ tiêu phi tài chính 1.3.6.1. Xếp hạng tín nhiệm 1.3.6.1. Xếp hạng tín nhiệm

Thơng thường các tổ chức về tài chính như ngân hàng, cơng ty bảo hiểm, quỹ tín dụng... sẽ được các tổ chức có uy tín trên thế giới đánh giá về mức độ tín nhiệm hay cịn được gọi là xếp hạng tín nhiệm như Standard & Poor's (S&P), Moody's, và Fitch Group. S&P và Moody's, AMBest... Các tổ chức này sẽ đánh giá các công ty qua các dấu (+) và (-) qua mỗi năm. Mỗi dấu cộng (+) hoặc trừ (-) đều tự động kích hoạt dịng chảy vào hoặc ra lên đến hàng tỷ USD đối với loại tài sản đó. Khi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hạ mức tín nhiệm của một cơng ty, họ sẽ kích hoạt một sự hoảng loạn buộc cơng ty bị ảnh hưởng phải tìm cách huy động nguồn vốn mới càng sớm càng tốt nếu không muốn bị phá sản.

1.3.6.2. Tỷ lệ nghỉ việc trong nhân viên

Tỷ lệ nghỉ việc nói lên mức động dao động nguồn nhân lực của công ty, phản ánh môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ cũng như lương thưởng của công ty hiện đang phù hợp và thỏa mãn người lao động hay khơng. Qua đó cịn cho thấy chính sách giữ chân người lao động của cơng ty có đang thực sự có hiệu quả hay chưa thực sự được quan tâm.

1.3.6.3. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương

Hw = ПR/TL

Với Hw là hiệu suất tiền lương và TL là tổng quỹ tiền lương và các khoản tiền thưởng có tính chất lương trong kỳ. Hiệu suất tiền lương cho biết một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng tiền lương.

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng chi phí lương trong doanh nghiệp. Hiệu suất càng cao chứng tỏ đồng lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động mang lại càng nhiều lợi ích.

1.3.6.4. Chỉ tiêu mức sinh lợi bình quân trên lao động

Bên cạnh chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của một lao động cũng thường được sử dụng. Mức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động được sử dụng trong doanh nghiệp tao ra được bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này có thể được xác định theo công thức:

Lợi nhuận bình quân trên lao động = Tổng doanh thu/ Số lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty TNHH bảo hiểm samsung vina (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)