Tình hình hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty TNHH bảo hiểm samsung vina (Trang 38 - 54)

2.1. Tổng quan về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Samsung Vina

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty

2.1.2.1. Tình hình doanh thu phí bảo hiểm

Doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ và thị phần của công ty bảo hiểm Samsung Vina trên thị trường

Ban Giám Đốc Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Giám đốc Tài Chính Phịng Nhân sự Phịng Cơng nghệ Thơng tin Phịng Kế Tốn Giám đốc Nghiệp vụ Phịng Kinh Doanh Phòng Nghiệp Vụ bảo hiểm Phòng bồi thường

Giám Đốc Điều phối kĩ thuật (Hà Nội) Phòng Kinh doanh Phòng Tái Bảo hiểm Phòng Nghiệp vụ Bảo hiểm Phịng Nhân sự Ban kiểm sốt

Bảng 2.1.: Tình hình doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty từ 2009-2013

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 20121 2013

Doanh thu (Triệu VND) 154.134 208.186 316.498 553.100 761.848

Tốc độ tăng trưởng

doanh thu (%) 9,13 35,07 52,03 74,76 37,74

Thị phần (%) 0,80% 1,09% 1,42% 1,76% 3,22%

Thứ hạng trên Thị trường 16/27 16/27 17/29 11/29 6/29

(Nguồn: Phịng Kế tốn và Báo cáo thị trường trên Webbaohiem.net)

Tống doanh thu phí bảo hiểm của cơng ty có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2009-2013. Năm 2009, tổng doanh thu phí bảo hiểm chỉ đạt 154 tỷ đồng thì đến năm 2011, tổng doanh thu phí đã tăng gần như gấp đơi đạt 316 tỷ đồng, đến 2012 tổng doanh thu phí đã tăng gấp ba và năm 2013 thì tổng doanh thu phí bảo hiểm đã tăng gấp bốn lần đạt con số 761 tỷ đồng.

Cơng ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm nhanh và đáng kể, cụ thể tốc độ tăng trưởng năm 2010 là 35,07%, năm 2011 tăng trưởng 52,03%, năm 2012 tăng đến 74,76% và năm 2013 tăng 37,74%.

Theo báo cáo đánh giá của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian 5 năm gần đây khoảng 22%- đây là con số cho thấy thế mạnh và bước đột phá lớn của ngành bảo hiểm Việt Nam. Riêng năm 2013, do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu và chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng của ngành bảo hiểm khơng đạt chỉ tiêu và chỉ đạt trung bình 12%. Qua bảng số liệu trên,

ta có thể thấy trong giai đoạn 2009-2013, công ty bảo hiểm Samsung Vina đã có một bước phát triển nhanh và vượt bậc với tốc độ tăng trưởng nhanh trung bình đạt 41,74%, riêng năm 2012 tốc độ tăng trưởng vượt bật đạt 74,76% cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành bảo hiểm. Đặc biệt năm 2013, trong hoàn cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thối, cơng ty vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng về doanh thu ổn định và cao so với tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành, điều này chứng tỏ công tác quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty rất hiệu quả.

Cũng qua biểu đồ 2.1, ta có thể thấy thị phần của công ty bảo hiểm Samsung Vina ngày càng mở rộng và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Từ năm 2009 đến nay, thị phần của công ty ngày càng được mở rộng từ 0,8% năm 2009, đến năm 2013, cơng ty có thị phần 3,22% so với tổng thị trường. Nếu như đối với bảo hiểm nhân thọ, các doanh nghiệp bảo hiểm ngoại (liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài) đang chiếm ưu thế về thị phần, thì đối với khối bảo hiểm phi nhân thọ, tương quan này ngược lại. Theo báo cáo của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thì 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước đang chiếm tới 71,37% thị phần do các lợi thế về mạng lưới phục vụ bao phủ, có mối quan hệ rộng và một số cơng trình, nghiệp vụ bảo hiểm trọng yếu có sự chỉ định của các cơ quan chính quyền liên quan; chưa đầy 30% thị phần còn lại chia cho 24 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cịn lại - trong đó doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài là 12 công ty, chiếm khoảng 11% (Ngọc Lan, 2013 B). Do vậy, mặc dù thị phần của công ty bảo hiểm Samsung Vina chỉ chiếm 3,22% nhưng đây là sự nỗ lực lớn của cơng ty trong việc tìm kiếm cơ hội trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt như ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, thứ hạng và vị thế của công ty cũng ngày càng được khẳng định. Nếu như năm 2009, công ty chỉ đứng hạng thứ 16 về doanh thu phí bảo hiểm gốc trong số 27 cơng ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tại Việt Nam, thì đến năm 2013, theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm Bộ Tài Chính, trong số 29 công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, công ty bảo hiểm Samsung

Vina đứng hàng thứ 6 về thị phần (chiếm khoảng 3,22%) sau các công ty bảo hiểm như Bảo Việt (24%), Bảo hiểm Dầu khí (PVI- 22,40%), Bảo Minh (9,4%), PJICO (8,8%), PTI (7,2%) (Kim Lan, 2013). Đặc biệt, nếu chỉ so với tổng số 12 công ty bảo hiểm phi nhân thọ vốn nước ngồi thì bảo hiểm Samsung Vina đang đứng ở vị trí thứ nhất, đây là một thành tích chứng tỏ sự phát triển nhanh chóng của cơng ty sau 10 năm hoạt động.

Để có được những kết quả và thành tích khả quan như tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, thị phần và thứ hạng, vị thế ngày càng được mở rộng và khẳng định, ngoài những yếu tố khách quan như cung cầu thị trường, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự phấn đấu không ngừng của công ty.

Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động (từ năm 2002), công ty đã bước vào giai đoạn trưởng thành và với sự kiện cơng ty việc được Tổ chức đánh giá tín dụng quốc

tế AMBEST xếp hạng A-- năm 2014, từng bước khẳng định được vị thế, uy tín trong

ngành, trở thành một trong những công ty bảo hiểm uy tín, chất lượng và là một thương hiệu an toàn hàng đầu tại Việt Nam. Cơng tác chăm sóc khách hàng của công ty luôn được chú trọng và được xem là chiến lược thế mạnh của công ty. Để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm trên thị trường ngày càng đa dạng và cao cả về chất lượng và số lượng, công ty đã nghiên cứu và tư vấn cho khách hàng những sản phẩm bảo hiểm phù hợp với mức phí bảo hiểm hợp lý và cạnh tranh. Bên cạnh đó, cơng ty đã làm tốt công tác tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc chọn lựa các nghiệp vụ bảo hiểm phù hợp, các phòng ban nghiệp vụ chủ động và làm tốt nghiệp vụ cấp đơn, giám định và bồi thường... bảo đảm đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nhu cầu và khiếu nại của khách hàng.

Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm Samsung Vina

Đồ thị 2.2.: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty từ 2009-2013

(Nguồn: Phịng Kế tốn Cơng ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina)

Tổng doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ là kết quả tổng hợp của hai hoạt động chính của doanh nghiệp bảo hiểm là kinh doanh bảo hiểm trực tiếp (hay còn gọi là bảo hiểm gốc) và nhận tái bảo hiểm. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm trực tiếp (hay còn gọi là bảo hiểm gốc) là hoạt động cơ bản, là cơ sở cho sự tồn tại của doanh nghiệp bảo hiểm; hoạt động này là một q trình liên hồn từ khâu cấp đơn, thu phí bảo hiểm, theo dõi và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, giám định tổn thất và giải quyết bồi thường. Thông qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực cạnh tranh và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Trong khi đó, nhận tái bảo hiểm là việc một doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm cho một phần rủi ro của một doanh nghiệp bảo hiểm khác trong một hợp đồng bảo hiểm. Đứng ở góc độ kinh doanh bảo hiểm thì hoạt động nhận tái bảo

87120 145799 204431 427300 664788 67014 62387 112066 125800 97059 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 2009 2010 2011 2012 2013

Phí Tái Bảo Hiểm Doanh thu phí Bảo hiểm gốc

nhỏ trong tổng doanh thu phí bảo hiểm cho doanh nghiệp, ngồi ra, mục đích lớn hơn của hoạt động nhận tái bảo hiểm là việc chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, mở rộng quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm, nhà môi giới, các nhà tái bảo hiểm trong và ngồi nước nhằm phát triển và đa dạng hóa doanh thu.

Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy rõ tỷ trọng giữa doanh thu bảo hiểm gốc và doanh thu từ tái bảo hiểm dù có sự tăng giảm không đều giữa các năm, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm gốc có khuynh hướng tăng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng vượt trội so với tỷ trọng của doanh thu từ tái bảo hiểm. Cụ thể, năm 2009, tỷ trọng của doanh thu phí bảo hiểm gốc so với doanh thu từ tái bảo hiểm chỉ chiếm 56.52%, thì đến năm 2012, tỷ trọng này đã tăng hơn 20% và đạt 77,26% so với năm 2009, đến năm 2013 thì tỷ trọng doanh thu bảo hiểm gốc đã chiếm 87,26%- đây là một con số mà các doanh nghiệp bảo hiểm đều mong muốn có được và đồng thời những số liệu này cũng đã phản ánh được hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.

2.1.2.2. Thực trạng công tác khai thác và cấp đơn

Đây là nghiệp vụ phát sinh chính trong quy trình xử lý một hợp đồng bảo hiểm, bao gồm: tiếp nhận thơng tín, đánh giá rùi ro, tính tốn mức phí bảo hiểm, đưa ra các điều kiện điều khoản phù hợp với từng sản phẩm bảo hiểm và cuối cùng là cấp đơn bảo hiểm.

Bảng 2.2: Doanh thu, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm gốc theo từng nghiệp vụ BH Chỉ tiêu Nghiệp vụ 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo từng nghiệp vụ bảo hiểm (Triệu VND) Tài sản 35.041 51.151 68.645 129.974 150.675 Kĩ thuật 26.879 49.338 28.409 60.011 103.480 Hàng hóa 9.596 19.817 79.377 205.014 386.235 Con người PNT 11.082 12.249 20.534 23.022 16.577 Trách nhiệm 1.492 9.427 2.783 4.059 2.537 Xe ô tô 2.374 3.056 3.419 3.011 3.390 Khác 654 759 1.263 2.026 1.892 TỔNG CỘNG 87.120 145.799 204.431 427.300 664.788 Tỷ trọng doanh thu từng nghiệp vụ bảo hiểm (%) Tài sản 40,22 35.08 33,58 30,42 22,67 Kĩ thuật 30,85 33.84 13,90 14,04 15,57 Hàng hóa 11,01 13,59 38,83 47,98 58,10 Con người PNT 12,72 8,40 10,04 5,39 2,49 Trách nhiệm 1,71 6,47 1,36 0,95 0,38 Xe ô tô 2,72 2,10 1,67 0,70 0,51 Khác 0,75 0,52 0,62 0,47 0,28 TỔNG CỘNG 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00

(Nguồn: Báo cáo Phòng Nghiệp vụ đánh giá rủi ro và cấp đơn)

Từ bảng trên cho thấy doanh thu mà các sản phẩm bảo hiểm Tài sản, Bảo hiểm hàng hóa chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm. Đặc biệt là sự gia tăng mạnh mẽ của Bảo hiểm hàng hóa, tăng từ 1.01% năm 2009 đến 58.10% năm 2013, đánh dấu vị trí dẫn đầu cùa Samsung Vina trong lĩnh vực Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc theo từng nghiệp vụ bảo hiểm của công ty Bảo hiểm Samsung Vina và của Ngành Bảo hiểm Việt Nam

Đơn vị tính: %

Nghiệp vụ 2010 2011 2012 2013

SVI Ngành SVI Ngành SVI Ngành SVI Ngành

Tài sản 45,97 15,63 34,20 23,00 89,34 22,00 15,93 11,87 Kĩ thuật 83,56 -6,00 -42,42 30,50 111,24 24,00 72,44 20,47 Hàng hóa 106,51 -2,10 300,55 158,28 158,28 43,00 88,39 8,98 Con người PNT 10,53 22,32 67,64 27,60 12,12 34,00 -27,99 19,75 Trách nhiệm 531,84 92,73 -70,48 26,00 45,85 8,00 -37,50 30,00 Xe oto 28,73 36,28 11,88 23,00 -11,93 12,59 12,59 0,53 Tổng cộng 67,35 25,16 40,21 24,90 109,02 20,20 55,58 9,65

(Nguồn: Báo cáo Phòng Nghiệp vụ đánh giá rủi ro và cấp đơn và Báo cáo của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)

 Bảo hiểm Tài sản thiệt hại và bảo hiểm kĩ thuật

Bảo hiểm Tài sản thiệt hại và bảo hiểm kĩ thuật có điểm tương đồng là trong giai đoạn từ 2009-2013, doanh thu phí bảo hiểm gốc của hai nghiệp vụ này dù có khuynh hướng tăng khá nhanh nhưng tỷ trọng doanh thu của hai nghiệp vụ bảo hiểm này trong cơ cấu doanh thu lại giảm. Cụ thể, từ năm 2009 đến năm 2013 với tốc độ tăng trưởng nhanh trung bình khoảng 46% năm, doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản thiệt hại đã tăng từ 35.041 triệu đồng năm 2009 và đạt 150.675 triệu đồng năm 2013, nhưng tỷ trọng của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản thiệt hại từ vị trí cao nhất trong cơ cấu doanh thu (40,22%) năm 2009, đã ngày càng giảm qua các năm và đến năm 2013, nghiệp vụ này chỉ còn chiếm khoảng 22,67%, đứng thứ hai về tỷ trọng.

Tương tự như bảo hiểm tài sản thiệt hại, trong giai đoạn từ năm 2009-2013, doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm kĩ thuật dù có khuynh hướng tăng nhưng tỷ trọng của nghiệp vụ lại có xu hướng giảm, năm 2009, doanh thu của nghiệp vụ này đạt 26.879 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30,85%, đến năm 2013, doanh thu đạt 103.480

triệu đồng, nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 15,57%.

Tuy nhiên, nếu so với mức tăng trưởng trung bình của ngành bảo hiểm Việt Nam thì tốc độ tăng trưởng của hai nghiệp vụ bảo hiểm này tại công ty bảo hiểm Samsung Vina rất khả quan và cao hơn nhiều so với mức trung bình của ngành. Cụ thể, theo báo cáo của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được tổng kết trong bảng 2.5, so sánh giữa tốc độ tăng trưởng hàng năm của các nghiệp vụ tại công ty bảo hiểm Samsung Vina và của ngành bảo hiểm tại Việt Nam, ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng trung bình của nghiệp vụ tài sản thiệt hại và kĩ thuật từ 2009-2013 tại công ty tương ứng khoảng 46,36% và 56,21%, còn tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành trong cùng giai đoạn cho hai nghiệp vụ trên tương ứng là 18,13% và 17,24%. Điều này cho thấy công ty vẫn đạt được kết quả kinh doanh tốt ở hai nghiệp vụ này, nguyên nhân chính cho sự tụt giảm về mặt tỷ trọng có thể lý giải là do nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa của cơng ty đã tăng trưởng và ngoạn mục trong thời gian qua.

 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Đối với nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hóa, trong giai đoạn 2009-2013, doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm này đã tăng trưởng vượt bậc và ngoạn mục với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm khoảng 163.43%. Đồng thời, tỷ trọng doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm này cũng ngày càng được khẳng định và vượt trội so với các nghiệp vụ khác, năm 2009, bảo hiểm hàng hóa chỉ đạt doanh thu 9.596 triệu đồng chiếm tỷ trọng khá nhỏ 11,01%; với tốc độ tăng trưởng nhanh và vượt bật, đến năm 2013, doanh thu đã đạt đến con số 386.235 triệu đồng và chiếm tỷ trọng cao nhất 58,10% so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác của cơng ty.

Cịn nếu so với tốc độ trung bình của ngành, thì từ năm 2009 đến 2013, nghiệp vụ hàng hóa của cả ngành dù đã phát triển rất nhanh nhưng tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ hàng hóa tại cơng ty cao hơn gấp nhiều lần so với ngành, cụ thể, tương quan giữa tốc độ tăng trưởng của công ty so với ngành bảo hiểm tại Việt Nam trong năm 2011,2012,2013 tương ứng là: 300,55% : 158,28%; 158,28%: 43%, 88,39%:8,98%.

hiểm tài sản cố định và kĩ thuật là hai nghiệp vụ có tỷ trọng và doanh thu hàng đầu, thì kể từ năm 2011, nghiệp vụ hàng hóa đã tăng trưởng ngoạn mục chiếm tỷ trọng cao và ngày càng áp đảo so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác của công ty. Đồng thời, nếu so với thị trường bảo hiểm tại Việt Nam, doanh thu của bảo hiểm hàng hóa của cơng ty bảo hiểm Samsung Vina đứng hàng thứ hai trên thị trường chỉ sau công ty Bảo Việt (Vũ Toan, 2013), với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm là 163,43% cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành bảo hiểm tại Việt Nam trong cùng giai đoạn là 52,04%. Sự tăng trưởng vượt bậc về mặt doanh thu và tỷ trọng của bảo hiểm hàng hóa xuất phát từ các nguyên nhân.

Thứ nhất, sau năm (5) năm Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO, nền kinh tế của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty TNHH bảo hiểm samsung vina (Trang 38 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)