1.4.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.4.1.1. Các yếu tố kinh tế:
Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sự ổn định của giá cả, lạm phát, tỷ giá hối đoái… tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp; do vậy, để đảm bảo thành cơng, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích và dự báo biến động của từng yếu tố để đưa
ra các giải pháp tương ứng trong từng thời điểm cụ thể.
Khi nền kinh tế phát triển sẽ có ảnh hưởng tích cực đến thị trường bảo hiểm phi nhân thọ; điển hình một vài yếu tố có tác động trực tiếp nhất bao gồm:
Tăng trưởng kinh tế và lãi suất ảnh hưởng lớn đến doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong khi lãi suất có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm và tâm lý của khách hàng, tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với doanh thu của ngành bảo hiểm. Một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao sẽ phát sinh thêm các nhu cầu mới do thu nhập của người lao động tăng lên và khả năng thanh toán đối với dịch vụ bảo hiểm cũng tăng lên. Đây vừa là cơ hội lớn để các doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng lĩnh vực kinh doanh, nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp khi xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh.
Lạm phát: tác động khá lớn đối với khách hàng khi ra quyết định mua bảo
hiểm, vì theo thời gian số tiền bảo hiểm mà họ nhận được sẽ giảm dần giá trị so với thời điểm mua. Vì vậy, các giải pháp nhằm giữ giá trị của số tiền bảo hiểm và các hình thức bảo hiểm cần phải được tư vấn và lựa chọn cẩn thận. Ngồi ra, các cơng ty bảo hiểm cũng chịu rủi ro về lạm phát trong hoạt động đầu tư nhất là các khoản đầu tư trung và dài hạn cũng như việc đảm bảo chi phí của cơng ty.
1.4.1.2. Yếu tố chính trị và pháp luật
Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động trên thị trường phải tuân theo các quy định của Pháp luật như: biểu phí, hoa hồng phí, thuế … Vì vậy địi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải hiểu rõ những quy định của địa phương và của quốc gia nơi doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động kinh doanh, có như vậy thì họ mới thật sự chủ động trước sự thay đổi của mơi trường chính trị và pháp luật.
Hệ thống chính sách, pháp luật tạo ra môi trường và điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Nó đảm bảo cho các doanh nghiệp bảo hiểm được cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, từ đó thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. Vì vậy, hồn thiện hệ thống chính sách pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm là điều kiện cần thiết để phát triển thị trường bảo hiểm.
1.4.1.3. Mơi trường văn hóa, xã hội
Văn hóa, xã hội cũng là yếu tố đóng vai trị quan trọng trong sự biến động và phát triển của một doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhu cầu bảo hiểm như: thu nhập bình qn đầu người, trình độ dân trí… Bởi vì nhu cầu bảo hiểm khơng phải là nhu cầu căn bản của con người, vì thế nhu cầu bảo hiểm chỉ có thể phát triển khi con người đã thỏa mãn, đã giải quyết các nhu cầu căn bản khác. Thêm vào đó khi trình độ dân trí nâng cao, người dân sẽ nhận thức được sự cần thiết của các hoạt động bảo hiểm bảo đảm cho những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống của họ, chính điều này đã mở rộng thêm thị trường dịch vụ bảo hiểm.
Dân số, điều kiện giáo dục, phân bố dân cư, phong tục tập quán có ảnh hưởng rất lớn tới ngành kinh doanh bảo hiểm do dân số quy định phạm vi thị trường bảo hiểm, trình độ hiểu biết về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm; bên cạnh đó, phong tục tập quán và mức độ dân cư ở thành thị là những nhân tố quan trọng quyết định thị trường bảo hiểm có phát triển hay khơng.
1.4.1.4. Khách hàng
Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy các doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích và tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu cao nhất của khách hàng. Khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm được phân làm hai nhóm: khách hàng cá nhân và khách hàng là các tổ chức.
1.4.1.5. Đối thủ cạnh tranh (hiện tại và tiềm năng)
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ trực tiếp tạo sức ép lên ngành và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác.
Với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 20% trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam không chỉ hấp dẫn với các doanh nghiệp trong nước mà còn lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp nước ngoài. Kể từ khi gia nhập vào WTO
trình mở cửa khá nhanh so với các lĩnh vực khác với sự cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp bảo hiểm mới (cả trong nước, liên doanh và nước ngoài) gia nhập ngành. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có 29 doanh nghiệp bảo hiểm, ngồi ra cịn có sự hiện diện của hơn 33 văn phịng đại diện của các cơng ty bảo hiểm và cơng ty mơi giới bảo hiểm nước ngồi. Với sự tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường, trong tương lại, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng gay gắt.
1.4.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 1.4.2.1. Yếu tố tài chính 1.4.2.1. Yếu tố tài chính
Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.
Yếu tố tài chính là yếu tố chủ chốt quyết định đến qui mô của doanh nghiệp và quy mơ có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Đối với một doanh nghiệp bảo hiểm, tài chính vững chắc sẽ đảm bảo được độ tin cậy đối với khách hàng về khả năng gánh chịu rủi ro khi có tổn thất xảy ra. Tài chính càng vững mạnh thì cơng ty bảo hiểm càng có nhiều cơ hội tiếp cận những đối tượng bảo hiểm có giá trị bảo hiểm lớn, cũng như tạo thuận lợi trong việc tái bảo hiểm các sản phẩm dịch vụ cho các cơng ty tái bảo hiểm trên tồn thế giới.
1.4.2.2. Yếu tố con người
Trong sản xuất kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo ra, dù có hiện đại đến đâu cũng phảI phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc của người lao động. Lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của doanh
nghiệp có thể bán được tạo cơ sở để nâng coa hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Lao động là nguồn lực chính yếu của bất kì doanh nghiệp nào nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. Lao động có trình độ chun mơn, kinh nghiệm làm việc sẽ giúp cho công ty bảo hiểm đảm bảo được những tổn thất khơng đáng có cũng như mở rộng phát triển.
1.4.2.3. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
Thông tin được coi là một hàng hoá, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thơng tin hố. Để đạt được thành công khi kinh doanh trong đIều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần nhiều thơng tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hố, về cơng nghệ kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh...Ngồi ra, doanh nghiệp cịn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết các thơng tin về các thay đổi trong các chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan.
Trong kinh doanh biết mình, biết người và nhất là hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh, có chính sách phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp nắm được các thông tin cần thiết và biết sử lý sử dụng các thơng tin đó kịp thời là một điều kiện quan trọng để ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả cao. Những thơng tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN BẢO HIỂM SAMSUNG VINA.