Những mặt còn hạn chế trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty TNHH bảo hiểm samsung vina (Trang 65 - 69)

2.2. Nhận xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bảo hiểm

2.2.2. Những mặt còn hạn chế trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công

Công ty trong giai đoạn 2009-2013

Trong phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, người ta luôn xem xét lợi nhuận là thước đo cho việc đánh giá hiệu quả. Lợi nhuận được quyết định bởi hai yếu tố chính, đó là doanh thu và chi phí. Lợi nhuận gia tăng có thề vì doanh thu tăng trong khi chi phí khơng đổi hoặc tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Ngược lại, có thể doanh thu khơng đổi nhưng chi phí giảm thì cơng ty cũng đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận

2.3.2.1. Hạn chế về mặt doanh thu

Mặc dù doanh thu của Công ty tăng đều đặn qua từng năm nhưng có thể dễ dàng nhận thấy được những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh như:

Tỷ trọng doanh thu tập trung quá nhiều vào một số khách hàng nhất định

- Biểu hiện:

 70% doanh thu phí bảo hiểm đến từ các Cơng ty cùng tập đồn như:

SEV, SEVT, Savina...

 98% khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc

- Hậu quả:

 Việc phụ thuộc doanh thu quá lớn vào Tập đoàn sẽ là một con dao hai

lưỡi kìm hãm sự phát triển của Samsung Vina trong ngành Bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam. Nghĩa là sự bảo hộ mà cơng ty có được từ tập đồn sẽ dễ làm cho Doanh nghiệp bị ngủ quên trên chiến thắng, thiếu kế hoạch tăng trưởng doanh thu trong tương lai. Ngoài ra, do doanh thu chủ yếu đến từ tập đồn nên Cơng ty bị hạn chế rất nhiều về tỉ lệ phí bảo hiểm thu được trên tổng giá trị bảo hiểm mà Công ty thu được. Nghĩa là trên cùng một mức giá trị bảo hiểm, các cơng ty thuộc tập đồn sẽ được ưu đãi về giá cũng như các điều kiện được mở rộng hơn so với các công ty khác, điều này đồng nghĩa với việc làm hạn chế gia tăng doanh thu phí Bảo hiểm cho doanh nghiệp.

 Công ty đã bỏ qua nhiều khách hàng tiềm năng. Hiện tại công ty chỉ

mới tập trung đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức Hàn quốc có quy mơ lớn như Tập đồn Hyosung, Tập đoàn Posco, Tập đoàn Wooree, Tập đoàn Doosan..... Trong khi đó các đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức ngoài Hàn quốc và đối tượng khách hàng cá nhân vẫn còn bỏ ngỏ. Sự thiếu đa dạng trong phân khúc khách hàng đã làm hạn chế việc mở rộng doanh thu và sẽ dẫn tới những hệ lụy tương lai khi ngành kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ đang ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt.

 Sự phụ thuộc quá lớn doanh thu vào một nhóm khách hàng sẽ gây ra

khó khăn cho doanh nghiệp, dễ dàng rơi vào tình trạng mất cân bằng nếu có sự rời bỏ của Khách hàng.

Phần lớn doanh thu đến từ các sản phẩm chủ lực là Bảo hiểm Tài sản, Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

- Biểu hiện:

 Doanh thu phí bảo hiểm 58% đến từ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

bảo hiểm tài sản chiếm 23 % doanh thu, bảo hiểm kỹ thuật chiếm 16%

 Doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm khác như bảo hiểm xe cơ giới, bảo

hiểm con người phi nhân thọ tại cơng ty cịn rất thấp (dưới 1%).

 Bảo hiểm xe cơ giới hiện đang đồng bảo hiểm với Bảo Minh và Bảo

Việt, do vậy mức thu doanh thu không đáng kể - Hậu quả:

Trong tình hình ngành bảo hiểm phi nhân thọ đang cạnh tranh ngày càng quyết liệt với sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, thì sự đa dạng và phong phú của sản phẩm bảo hiểm cùng với các điều kiện, điều khoản… là một lợi thế cạnh tranh của các công ty bảo hiểm, hiện tại trên thị trường đã có hơn 100 sản phẩm bảo hiểm khác nhau.

Tuy nhiên, hiện tại, cơng ty bảo hiểm Samsung Vina vẫn duy trì triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, quen thuộc với hệ thống sản phẩm quá hẹp, chưa đa dạng và thiếu sức cạnh tranh so với thị trường.

2.3.2.2. Hạn chế về mặt chi phí

Cơng tác hạn chế trong công tác cấp đơn, hạn chế tổn thất của công ty chưa thật sự hiệu quả và phát huy tác dụng tốt.

- Biểu hiện:

 Từ năm 2009 đến năm 2013, tổng số vụ và số tiền bồi thường của công ty tăng nhanh, năm 2009 chỉ chi trả bồi thường 14,6 tỷ đồng cho 508 vụ, đến năm 2013, tổng số vụ tăng lên đến 1.920 vụ và số tiền bồi thường tăng lên đến 87,9 tỷ đồng.

 Tỷ lệ bồi thường của các nghiệp vụ như Tài sản, con người phi nhân

thọ, xe ô tô cao hơn tỷ lệ bồi thường trung bình của ngành và mức tỷ lệ bồi thường chấp nhập được (40%).

 Bảo hiểm xe cơ giới và con người phi nhân thọ có tổng doanh thu thấp và chiếm tỷ trọng vô cùng nhỏ dưới 2%, tuy nhiên tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này lại khá cao trung bình xấp xỉ gần 50%.

 Đặc biệt, nghiệp vụ tài sản mặc dù chiếm tỷ trọng thứ hai về mặt doanh thu phí, nhưng với tỷ lệ bồi thường cao (hơn 40% năm) với số tiền bồi thường bồi thường năm 2012 là 64,2 tỷ đồng và chỉ tính đến 9 tháng đầu năm 2013 đã chi trả bồi thường cho 43,8 tỷ đồng.

- Hậu quả:

Chi phí bồi thường là chi phí chiếm tỉ trọng cao nhất trong một doanh nghiệp bảo hiểm. Việc quản lý không tốt các công tác cấp đơn, hạn chế tổn thất sẽ gây nên những thiệt hại rất lớn cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty.

Khi chi phí bồi thường q lớn mà doanh thu phí bảo hiểm cũng như quỹ dự phịng khơng đủ để bù đắp thiệt hại thì cơng ty sẽ dễ dàng rớt vào tình trạng mất khả năng thanh toán tạm thời hoặc lâu dài, đồng thời sẽ làm sụt giảm lợi nhuận thậm chí dẫn đến lỗ. Nhất là đối với những tổn thất tồn bộ mà cơng ty phải hứng chịu. Mặc dù cịn có các nhà Tái bảo hiểm đứng sau để bảo vệ cơng ty bảo hiểm, tuy nhiên việc truy địi nhà Tái bảo hiểm cần mất nhiều thời gian để xử lý.

Việc sơ sót hoặc thiếu kinh nghiệp trong việc đánh giá rủi ro và cấp đơn bảo hiểm như: điều kiện, điều khoản không chặt chẽ, không kiểm tra các tiêu chuẩn quy định mà khách hàng cần phải đạt được... sẽ dẫn tới những hậu quả không lường trước được

Công tác quản lý chi phí hoạt động chưa giảm thiểu đến mức tối đa

- Biểu hiện:

 Chi phí về tiền th văn phịng và các dịch vụ kèm theo ở mức rất cao

do thuê mướn ở những tòa nhà đắt đỏ nhất trên thị trường.

 Chi phí về nhà ở, phương tiện đi lại cho thành viên hội đồng quản trị

cũng như các chuyên gia học tập và làm việc tại Công ty chiếm một khoản đáng kể

 Chi phí cho các thiết bị sử dụng trong văn phòng và văn phịng phẩm

 Chi phí về phỏng vấn, tuyển dụng cao do Công ty không giữ chân được nhân viên (số nhân viên nghỉ việc trong năm 2013 là 12 người, tuyển dụng mới là 14 người)

- Hậu quả:

Chi phí hoạt động chiếm xấp xỉ 30% trong tổng doanh thu hàng năm, đây là con số chưa đến mức báo động nhưng để có thể nâng cao được lợi nhuận. Công ty cần giảm thiểu nhứng chi phí khơng đáng có đó.

Việc chi phí hoạt động của một công ty quá cao cũng thể hiện được bộ máy hoạt động của cơng ty cịn nhiều thiếu sót, khơng được chặt chẽ, sẽ làm gây mất lòng tin đối với đối tác cũng như khách hàng.

2.3. Nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty TNHH bảo hiểm samsung vina (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)