Các yếu bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty TNHH bảo hiểm samsung vina (Trang 74 - 81)

2.3. Nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bảo

2.3.3. Các yếu bên trong doanh nghiệp

2.3.3.1. Yếu tố tài chính

Xét về mặt tài chính, Cơng ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina được đảm bảo về nhiều mặt: sự ủng hộ của tập đoàn Samsung, sự liên doanh với công ty Tái bảo hiểm Việt Nam đã hỗ trợ rất nhiều trong việc đảm bảo tài chính cho cơng ty thực hiện nhiều dự án lớn.

Bảng 2.19: Báo cáo về các chỉ tiêu năng lực tài chính của cơng ty Đơn vị tính: Triệu VND 2009 2010 2011 2012 2013 I. Nguồn vốn chủ sở hữu 100.641 228.702 373.070 503.108 631.107 Vốn điều lệ 76.746 188.372 300.000 300.000 450.000 Quỹ dự phịng tài chính 1.152 2.392 4.653 11.104 17.504

Lợi nhuận chưa phân phối 22.743 37.937 68.416 192.004 163.603

II. Dự phòng nghiệp vụ 41.350 49.792 66.627 84.505 127.739

Dự phịng phí 17.380 23.520 26.659 20.366 34.735 Dự phòng bồi thường 14.519 14.522 24.508 42.177 64.789 Dự phòng dao động lớn 9.451 11.749 15.459 21.961 28.215

(Nguồn: Báo cáo Phịng Kế tốn Cơng ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina)

Đồ thị 2.3: So sánh các chỉ tiêu năng lực tài chính của một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam năm 2012

(Nguồn: Báo cáo Phịng Kế tốn và Báo cáo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 2012)

Khả năng về vốn

Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phải đủ lớn để có thể tăng cường khả năng thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm và là điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm phát triển. Theo Nghị định 46/2007 NĐ- CP, mức vốn pháp dịnh của các

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000

Bảo Việt PVI Bảo Minh PJICO PTI Samsung

Vina

Vốn Pháp định Nguồn Vốn CSH

công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ được quy định là 300 tỷ đồng và công ty bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ đồng. Cũng theo điều 5 của Nghị định 46 Luật kinh doanh bảo hiểm, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải ln duy trì mức vốn điều lệ đã góp khơng thấp hơn mức vốn pháp định được quy định và phải được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời, đối với doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định có hiệu lực, có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định thì trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định.

Qua bảng 2.17, ta có thể thấy từ năm 2009 đến 2013, nguồn vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty đã được gia tăng theo đúng quy định của pháp luật. Từ năm 2007 (năm Nghị định 46 có hiệu lực), cơng ty đã liên tục tăng vốn điều lệ từ 76 tỷ đồng năm 2007, sau 3 năm (năm 2011), công ty đã gia tăng và bổ sung đủ số vốn điều lệ theo quy định là 300 tỷ đồng, và đến năm 2013, tổng số vốn pháp định của công ty đã được gia tăng lên đến 450 tỷ đồng.

Đồng thời, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng gia tăng qua các năm từ 85 tỷ đồng năm 2007, đến năm 2012 vốn chủ sở hữu đã tăng gấp 6 lần so với năm 2007 đạt 503 tỷ đồng và đến năm 2013, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của cơng ty đạt 631 tỷ.

Có thể nói, năng lực tài chính đóng vai trị quyết định trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt, nguồn vốn là yếu tố cơ bản tiên quyết cho mọi chiến lược kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, việc nguồn vốn tăng lên khiến cho tiềm lực tài chính tăng lên, các doanh nghiệp bảo hiểm có khả năng nhận các hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn, khả năng bồi thường và chi trả sẽ cao hơn và khách hàng sẽ yên tâm hơn khi tìm đến các doanh nghiệp có nguồn tài chính lớn và đảm bảo. Nói cách khác, việc các doanh nghiệp tăng vốn của mình lên cũng là một trong những biện pháp để cạnh tranh với các đối thủ khác.

Qua đồ thị 2.3 so sánh một số chỉ tiêu về năng lực tài chính giữa cơng ty bảo hiểm Samsung Vina và năm công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang giữ vị trí hàng đầu tại Việt Nam, ta có thể thấy nguồn vốn chủ sỡ hữu và vốn pháp định của các công ty bảo hiểm khác liên tục được gia tăng qua từng năm và cao hơn nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu tại công ty bảo hiểm Samsung Vina. Cụ thể, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty bảo hiểm Bảo Việt gấp 19 lần (đạt 11.779 tỷ đồng), bảo hiểm Dầu khí gấp 10 lần (đạt 6.083 tỷ đồng), công ty Bảo Minh gấp 3 lần (đạt 2,193 tỷ đồng) so với nguồn vốn chủ sở hữu hiện tại của công ty. Do vậy, để có thể gia tăng hơn nữa khả năng cạnh tranh và độ tín nhiệm của cơng ty trên thị trường, công ty bảo hiểm Samsung Vina cần chú trọng và liên tục nâng cao năng lực tài chính của mình.

Dự phịng nghiệp vụ

Nghị định 46/2007NĐ-CP (điều 8) quy định “các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập dự phịng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp”. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm: dự phịng phí, dự phịng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết, dự phòng dao động lớn.

Dự phịng phí chưa được hưởng được trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm giữ lại hoặc theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm, tùy theo loại hình bảo hiểm và thời gian bảo hiểm mà có khoản dự phịng thích hợp. Trong khi đó, dự phịng bồi thường căn cứ theo những khiếu nại chưa được giải quyết mà trích lập, cịn dự phịng dao động lớn để đề phịng khi hai khoản trích lập trên khơng đủ khả năng chi trả, thường phụ thuộc vào mức độ tin cậy của hai khoản dự phòng trên, nếu hai khoản dự phịng trên tương đối đảm bảo thì khơng cần nhiều.

Cơng ty bảo hiểm Samsung Vina có dự phịng phí gia tăng và cao nhất qua các năm cho thấy tổng phí bảo hiểm giữ lại lớn, tăng nhanh qua từng năm cụ thể năm 2009 dự phòng phí là 17 tỷ đồng và tăng nhanh đều đạt 34 tỷ đồng năm 2013. Việc tăng tỷ lệ phí bảo hiểm giữ lại khơng những làm tăng vốn có thể đầu tư, tăng năng lực tài chính của cơng ty mà cịn cho phép cơng ty chủ động hơn khi khai thác các dịch vụ bảo hiểm (tăng năng lực hoạt động). Tuy nhiên, trong năm 2012, dự

phịng phí lại giảm mạnh chỉ cịn 20 tỷ đồng và thấp hơn dự phòng bồi thường và dự phòng dao động lớn điều này cho thấy năm 2012, tổng số phí giữ lại của cơng ty giảm mạnh.

Đồng thời, từ bảng 2.7, ta có thể thấy mức dự phịng bồi thường và dự phòng dao động lớn tăng khá nhanh và đều qua các năm. Mức dự phòng bồi thường năm 2009 chỉ có 14,51 tỷ đồng và đã tăng nhanh đều đến năm 2013 đạt 64 tỷ đồng, mức tăng này tỷ lệ thuận với tổng giá trị và số vụ bồi thường tăng nhanh trong cùng giai đoạn của cơng ty. Trong đó, mức dự phịng bồi thường năm 2012 tăng đột biến, xấp xỉ gấp hai lần so với năm 2011 (từ 24 tỷ năm 2011 lên đến 42 tỷ năm 2012) và năm 2013 mức dự phòng tiếp tục tăng lên đến con số 64 tỷ đồng là do trong năm 2012 và 2013, tổng số vụ và số tiền bồi thường tại công ty tăng quá nhanh với tổng số tiền bồi thường cho các vụ tổn thất xảy ra trong năm 2011 lên đến 181 tỷ đồng, năm 2012 là 104 tỷ đồng, năm 2013 là 87 tỷ đồng với nhiều vụ tổn thất lớn như vụ cháy Poh Huat 1,7 triệu USD (2011), cháy nhà máy Hyosung 3,16 triệu USD (2010), cháy nhà máy SEV 1,6 triệu USD (2012), nhà máy Hyosung 1,6 triệu USD (2013) …do vậy cơng ty phải tiến hành trích lập dự phịng cho những vụ tổn thất lớn chưa thể giải quyết trong năm.

Bên cạnh đó, với tình hình bồi thường và ro với tần suất xuất hiện những rủi ro do thiên tai, cháy nổ ngày càng nhiều và quy mô lớn, gây ra các thiệt hại nghiêm trọng với số tiền bồi thường lớn, trong các năm qua, cơng ty trích lập quỹ dự phịng dao động lớn ngày càng nhiều nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của công ty trong trường hợp xảy ra các sự kiện bảo hiểm có tổn thất lớn.

Mặc dù dự phòng nghiệp vụ của công ty bảo hiểm Samsung Vina đã tăng nhanh qua các năm từ 35 tỷ đồng năm 2009 đạt 127 tỷ năm 2013, nhưng vẫn còn quá nhỏ so với mức dự phòng nghiệp vụ tại các công ty khác như Bảo Việt dự phòng 20.499 tỷ đồng, Bảo Minh dự phòng 1,016… Điều này cho thấy, tổng phí bảo hiểm giữ lại của các công ty đối thủ tương đối lớn, thời gian đến hạn các hợp đồng còn xa; tuy nhiên, cũng cho thấy các khiếu nại chưa được giải quyết của các cơng ty đối thủ cịn nhiều, mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh khá cao.

2.3.3.2. Yếu tố con người

Bên cạnh năng lực tài chính, nguồn nhân lực cũng là một nhân tố quan trọng chi phối và quyết định hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp và toàn thị trường.

Đặc thù của ngành bảo hiểm là ngành kinh doanh dịch vụ, hơn nữa, sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vơ hình, trừu tượng nên hoạt động kinh doanh bảo hiểm gặp khơng ít khó khăn trong việc giới thiệu sản phẩm với khách hàng. Chính vì vậy, các cơng ty bảo hiểm địi hỏi cao về chất lượng nguồn nhân lực, các cán bộ bảo hiểm cần có kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn cao, kinh nghiệm hoạt động và đạo đức nghề nghiệp.

Đội ngũ lao động của công ty chủ yếu là nhân lực trẻ, với độ tuổi trung bình là 30 và kinh nghiệm làm việc trong ngành cịn ít. Đặc biệt ở các phòng ban nghiệp vụ phải làm việc trực tiếp với khách hàng như phòng kinh doanh, phòng bồi thường, tái bảo hiểm và phòng nghiệp vụ cấp đơn thì địi hỏi nghiệp vụ chun mơn phải cao, kinh nghiệm nhiều năm, tuy nhiên, hiện tại, chiếm số đông nhân viên ở các phịng ban này đều mới ra trường, cịn ít kinh nghiệm, ví dụ ở phịng Kinh doanh có 9/11 nhân viên, phịng bồi thường có 8/9 nhân viên dưới 3 năm kinh nghiệm…

Mặc dù trong các năm qua, công ty đã chú trọng công tác đào tạo, cử nhân viên tham gia các khóa học từ căn bản đến nâng cao liên quan đến nghiệp vụ, tuy nhiên, với đội ngũ cán bộ cịn non trẻ, ít kinh nghiệm trong ngành cũng là một khó khăn cho cơng ty trong chiến lược phát triển của mình.

Bên cạnh đó, với việc nhu cầu nguồn nhân lực bảo hiểm chất lượng cao ngày càng gay gắt, sự lôi kéo và chảy máu chất xám ngày càng diễn ra khốc liệt luôn là vấn đề nhức nhối của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và tại cơng ty bảo hiểm Samsung Vina nói riêng. Thơng qua cơ cấu nhân lực tại công ty với đội ngũ cán bộ trẻ chiếm ưu thế, ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy trong các năm qua, việc giữ chân nhân viên của công ty không được thực hiện tốt, đa số các nhân viên sau một thời gian làm việc đủ dài (trên 3 năm) và được đào tạo bài bản đều bị các công ty đối thủ lôi kéo… điều này cũng cho thấy chính sách lương thưởng, chế độ và giữ chân nhân viên của cơng ty cịn nhiều yếu kém và cần khắc phục.

Nhân viên của công ty là đội ngũ nhân lực trẻ, có kiến thức cao tuy nhiên lại thiếu kinh nghiệm thực tế, đòi hỏi có sự trao dồi trong q trình làm việc. Năng lực của nhân viên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ, khả năng phân tích rủi ro và mở rộng kinh doanh của công ty.

Đội ngũ nhân viên đươc tổ chức gọn nhẹ đã giúp cho cơng ty tối thiểu hóa được chi phí đồng thời đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra xuyên suốt và mang lại nhiều hiệu quả trọng thời gian qua.

Tuy nhiên sự bất ổn trong đội ngũ nhân viên (tỷ lệ nghỉ việc đang có xu hướng tăng) báo động cho thấy chính sách của cơng ty cịn nhiều bất cập, chưa thực sự phù hợp và thỏa mãn người lao động.

2.3.3.3. Nhân tố hệ thống thơng tin

Tồn bộ thông tin về khách hàng cũng như đối tác của công ty được đảm bảo bởi hệ thống thông tin. Do vậy, hệ thống thơng tin rất quan trọng vì nó chứa đựng tồn bộ dữ liệu của công ty.

Hệ thống thơng tin đảm bảo cho q trình cấp đơn, xử lý bồi thường được diễn ra có hệ thống, đảm bảo thực hiện đúng quy trình xử lý cũng như hỗ trợ trong việc xử lý dữ liệu, làm báo cáo, phân tích thị trường.

Hiện nay Samsung đang sử dụng 3 hệ thống song song nên không tránh khỏi những bất cập về dữ liệu, dễ dàng dẫn đến sai sót. Vì vậy cần kiểm tra tồn diện để tránh những sai sót khơng đáng có.

Về việc cập nhật thông tin trên thi trường, do bản thân công ty là sự liên doanh giữa tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam và công ty bảo hiểm Samsung nên những thông tin về thị trường trong và người nước đều được cập nhật một cách nhanh chóng. Đây cũng chính là một trong những lợi thế mà Samsung Vina có được so với các đối thủ khác trên thị trường. Tuy nhiên việc nắm bắt thơng tin và việc thực hiện nó là hai vẫn đề hồn tồn khác nhau nên cơng ty cần phải nhận định được chính xác khả năng của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY BẢO

HIỂM SAMSUNG VINA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty TNHH bảo hiểm samsung vina (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)