Các giải pháp tăng doanh thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty TNHH bảo hiểm samsung vina (Trang 86)

3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Bảo

3.4.1. Các giải pháp tăng doanh thu

3.4.1.1. Mở rộng phạm vi và phân khúc khách hàng nhằm gia tăng doanh thu

- Nội dung giải pháp:

 Duy trì ổn định và phát triển các khách hàng sẵn có: các doanh nghiệp cùng tập đoàn và doanh nghiệp vốn đầu tư Hàn Quốc.

 Tăng lượng các khách hàng mới ngoài phạm vi Đồng Nai, Bình

Dương, Bắc Ninh... và các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài

 Gia tăng các khoản thu nhận tái bảo hiểm của các công ty bảo hiểm

khác.

 Tăng khoản hoa hồng tái bảo hiểm từ các nhà tái bảo hiểm trên phạm

vi toàn cầu

- Cách thức tiến hành giải pháp:

 Xây dựng bộ phận nghiên cứu thị trường để thực hiện cơng tác tìm hiểu nhu cầu của thị trường, đặc điểm và các yêu cầu bảo hiểm (về điều khoản, phí) của các nhóm khách hàng tiềm năng. Chẳng hạn với những khách hàng Âu-Mỹ thì

tiêu chuẩn lựa chọn nhà bảo hiểm của họ là gì? Mức phí, các điều kiện điều khoản, hay cách thức giải quyết bồi thường... để có thể lên kế hoạch tiếp cận với từng đối tượng khách hàng riêng biệt

 Lên kế hoạch tiếp cận các nhóm đối tượng khách hàng các khu cơng

nghiệp lớn ở các tình khác như Bình Phước, Tiền Gian, Long An, ...để có thể nắm bắt thơng tin, các nhu cầu bảo hiểm. Đối với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngồi Hàn Quốc, cơng ty cần chú ý đến các đặc điểm về văn hóa và đặc điểm ngành nghề kinh doanh để có thể đánh giá rủi ro và có các biện pháp tiếp cận và khai thác. Nhóm khách hàng này chủ yếu sẽ tham gia các hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kĩ thuật lắp đặt.

 Thiết kế và hoàn thiện bảo hiểm kỹ thuật cho phù hợp với nhu cầu của

các nhóm khách hàng này, chủ yếu là những khách hàng lớn trong xây dựng cơng trình giao thơng, xây dựng dàn khoan.

 Quảng bá hình ảnh cơng ty, dựa trên danh tiếng của Tập đoàn

Samsung, mở các cuộc hội thảo, tham gia quỹ từ thiện, các chương trình tài trợ nhằm đưa tên tuổi SVI lớn mạnh hơn trên thị trường, giúp thu hút những khách hàng tiềm năng.

 Nhân viên kinh doanh phải tiếp cận, tư vấn và giới thiệu các sản phẩm

mới cho khách hàng một cách nhiệt tình, chu đáo và có khoa học.

 Tăng cường mối quan hệ với các Công ty Môi giới Bảo hiểm, các Công ty Bảo hiểm với các chế độ, điều khoản cũng như mức phí, mức hoa hồng ưu đãi nhằm thu hút các khách hàng mới thông qua môi giới hoặc đồng bảo hiểm.

 Đồng thời, công ty cũng cần chọn lựa và thiết lập quan hệ với các bên

liên quan như ngân hàng, các bệnh viện có chất lượng tốt, garage… để có thể tận dụng được các kênh quảng bá về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Ngược lại, khi khách hàng gặp sự kiện bảo hiểm, họ cũng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng, y tế và garage… để có thể khắc phụ tổn thất và điều trị nhanh chóng, kịp thời

Thực hiện giải pháp mở rộng thị trường ra các doanh nghiệp ngoài Hàn Quốc sẽ giúp Doanh nghiệp khẳng định được chất lượng dịch vụ. Việc gia tăng khối lượng khách hàng đương nhiên sẽ giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng. Ngoài ra các khoản tăng từ việc nhận tái bảo hiểm và hoa hồng tái bảo hiểm cũng sẽ góp phần làm tăng doanh thu trong thời gian tới. Vì khi tái bảo hiểm, cơng ty có thể san sẻ bớt rủi ro có thể nhận mà vẫn nhận được một khoản hoa hồng tương đối cao. Đặc biệt là bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đang có mức hoa hồng cao nhất (30% tổng giá trị phí bảo hiểm nhượng tái)

- Điều kiện để thực hiện giải pháp:

 Nguồn vốn: Có chính sách đầu tư cho đào tạo, tuyển dụng cũng như

nghiên cứu và phát triển thị trường, chiến lược Marketing...

 Nguồn lực: Đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường, nhân viên kinh

doanh, Marketing phải đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng.

 Công tác khai thác và cấp đơn cũng như công tác tái bảo hiểm phải

vững về nghiệp vụ mới đảm bảo được khả năng nhận tái và nhận hoa hồng tái bảo hiểm.

3.4.1.2. Nâng cao tỷ trọng các sản phẩm bảo hiểm còn yếu kém và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm của cơng ty nhằm tăng doanh thu

- Nội dung của giải pháp:

 Đẩy mạnh khai thác các sản phẩm bảo hiểm chiếm tỷ trọng doanh thu

thấp: Bảo hiểm trách nhiệm, Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm con người

 Phát triển các sản phẩm mới như: Bảo hiểm du lịch, Bảo hiểm người

sử dụng điện,...

- Cách thức tiến hành giải pháp:

 Lên kế hoạch đầu tư kinh phí hằng năm cho cơng tác nghiên cứu thị

trường bao gồm nghiên cứu các sản phẩm tiềm năng và nghiên cứu các đối tượng khách hàng tiềm năng.

 Xây dựng phòng, ban, bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường và thiết kế các sản phẩm mới. Nghiên cứu về đặc điểm kinh doanh, các nhu cầu cũng như tiềm năng thâm nhập thị trường của công ty.

 Đề xuất các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng trên cơ sở kết quả nghiên cứu.

 Đưa sản phẩm mới vào khai thác, thống kê kết quả thực hiện, rút ra ưu

nhược điểm và kinh nghiệm.

 Thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp Bảo hiểm có những sản

phẩm mới bằng các đồng bảo hiểm với họ để học hỏi kinh nghiệm.

 Giới thiệu các sản phẩm bảo hiểm về xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm con người cho những khách hàng chỉ mua Bảo hiểm tài sản hoặc bảo hiểm hàng hóa bằng cách cho họ hưởng một số ưu đãi về phí bảo hiểm cũng như các điều kiện điều khoản mở rộng hơn..

- Kết quả dự kiến khi thực hiện giải pháp:

Đa dạng hóa các sản phẩm và nâng cao tỷ trọng các sản phẩm cịn yếu ngồi việc làm gia tăng doanh thu, nó cịn giúp san bằng lợi nhuận cũng như rủi ro mà các sản phẩm mang lại. Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp sẽ tối thiểu hóa được những rủi ro quá lớn từ một sản phẩm. Hơn nữa, việc nguồn thu từ các sản phẩm mang lại ngang bằng nhau còn giúp cho các đối tác và khách hàng có một cách nhìn tích cực trong công tác quản lý kinh doanh của Công ty.

Các sản phẩm còn yếu kém như Bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người... dự trù doanh thu sau khi thực hiện giải pháp sẽ có tốc độ tăng trưởng trung bình 2% mỗi năm trên tổng tỉ trọng các sản phẩm. Việc đầu tư vào các sản phẩm mới cũng sẽ hỗ trợ cho việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận của SVI

- Điều kiện để thực hiện giải pháp:

 Nguồn vốn: Ban lãnh đạo của công ty bàn bạc, thống nhất và đưa ra

mức vốn đầu tư hàng năm cho hoạt động nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm. Mức vốn này phải được xác định dựa trên sự tính tốn chặt chẽ, đảm bảo đáp ứng cho các hoạt động cần thiết của công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

 Cơ sở hạ tầng: Thành lập phòng hoặc bộ phận Nghiên cứu thị trường và thiết kế sản phẩm, sắp xếp, bố trí văn phịng riêng cho phịng hoặc bộ phận này.

 Nguồn lực: tuyển chọn đội ngũ nhân viên có đủ trình độ, kĩ năng và

kinh nghiệm liên quan để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, triển khai các sản phẩm mới và khách hàng tiềm năng.

3.4.2. Các giải pháp về giảm Schi phí

3.4.2.1. Nâng cao cơng tác đánh giá rủi ro, khai thác và cấp đơn nhằm hạn chế rủi ro do sai sót trong đánh giá

- Nội dung của giải pháp:

 Đảm bảo quy trình đánh giá rủi ro, khai thác và cấp đơn đúng với quy

định của Nhà nước, đảm bảo mức doanh thu và hạn chế tối thiểu các rủi ro phải gánh chịu.

 Phân tích, định giá rủi ro một cách chính xác và phù hợp, tránh định

giá quá thấp cho những rủi ro cao. - Cách thức thực hiện giải pháp:

 Phối hợp giữa phòng kinh doanh và phòng nghiệp vụ để đảm bảo thông tin về khách hàng và đối tượng bảo hiểm là chính xác.

 Xây dựng quy trình đánh giá rủi ro.

 Thẩm định kỹ các rủi ro có thể có của từng đối tượng bảo hiểm.

 Phân tích cụ thể, chi tiết các nguyên nhân, tìm ra các biện pháp khắc

phục, từ đó tư vấn cho khách hàng để hạn chế tổn thất xảy ra.

 Định mức phí bảo hiểm phù hợp với biểu phí và đối với từng đối tượng bảo hiểm riêng biệt.

 Áp dụng điều kiện bảo hiểm mới nhất ICC 2009.

- Kết quả dự kiến khi thực hiện giải pháp:

Công tác khai thác và cấp đơn được đảm bảo chặt chẽ sẽ giúp cho Công ty định ra mức phí đúng đắn và thích hợp. Đồng thời nếu tổn thất xảy ra đối với những đối tượng bảo hiểm được quản lý tốt, việc hạn chế tổn thất cũng được thực hiện

thuận lợi hơn. Khả năng xảy ra tổn thất nghiêm trọng phải bồi thường đối với công ty là không quá lớn, hỗ trợ cho việc làm tăng doanh thu đồng thời giảm được các chi phí bồi thường khơng đáng có.

- Điều kiện thực hiện giải pháp:

 Nguồn lực : Nhân viên nghiệp vụ có năng lực cao và giàu kinh nghiệm, hiểu rõ về luật, các điều kiện điều khoản cũng như hiểu về thị trường vì vậy phải có chính sách đào tạo thích hợp và chuyên sâu.

 Đảm bảo năng lực tài chính cho cơng tác điều tra, khảo sát các đối tượng bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm tài sản, kỹ thuật

3.4.2.2. Nâng cao công tác giám định, bồi thường tổn thất nhằm giảm chi phí bồi thường, gia tăng hiệu quả kinh doanh

- Nội dung của giải pháp:

 Lên kế hoạch cho các khoản dự phòng nghiệp vụ, các vụ tổn thất xảy

ra nhưng chưa được báo cáo.

 Đảm bảo các tổn thất xảy ra là các tổn thất được bảo hiểm trong phạm

vi bảo hiểm.

 Loại trừ các tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm.

 Đề phòng khả năng trục lợi bảo hiểm của khách hàng, bên thứ ba hoặc

của công ty giám định cấu kết với nhau.

 Nâng cao hiệu quả cơng tác địi người thứ ba. Việc địi người thứ ba

giúp công ty thu lại phần nào số tiền bồi thường đã thanh toán cho khách hàng, giảm chi phí bồi thường.

 Quyết định bồi thường khi có đầy đủ các giấy tờ đúng pháp luật như:

hợp đồng bảo hiểm, phụ lục hợp đồng (nếu có), kết quả giám định, biên bản của hải quan, cảnh sát...

- Cách thức thực hiện giải pháp:

 Thống kê đánh giá thường xuyên các rủi ro có thể gặp phải. Cơng ty

cần phải có đánh giá, tổng kết và thống kê về số vụ bồi thường, các tổn thất thường gặp đối với từng loại mặt hàng, từng nhóm mặt hàng trong từng năm và từng giai

đoạn để đưa ra những dự báo, biện pháp đề phòng tổn thất, hạn chế thiệt hại gia tăng khi tổn thất xảy ra một cách hợp lý nhất.

 Đối với khách hàng tham gia bảo hiểm bao, công ty nên đề nghị với

khách hàng thông báo gởi về cho cơng ty đầy đủ và chính xác các thông tin liên qua đến đối tượng được bảo hiểm.

 Nâng cao hiệu quả việc tính tốn bồi thường để đảm bảo tính tốn được đầy đủ và chính xác. Khi nhận được báo cáo giám định về việc phân chia tổn thất, chỉ ra nguyên nhân tổn thất và các chi phí, tổn thất được bồi thường thì nhân viên bồi thường khơng nên dựa hồn tồn vào kết quả đó, mà phải có khâu kiểm tra lại theo những điều kiện trong đơn bảo hiểm của khách hàng.

 Quỹ dự phịng được đem đi đầu tư có tính thanh khoản cao như gửi

Ngân hàng để hưởng lãi suất.

 . Để thực hiện tốt công tác địi người thứ ba, khi có tổn thất xảy ra công ty yêu cầu khách hàng hay đại diện của khách hàng bảo lưu quyền đòi người thứ ba, phòng trường hợp do lỗi của người thứ ba thì cơng ty có cơ sở đề địi bồi thường. Sau khi công tác giám định hoàn thành, nhân viên bồi thường cũng phải tiến hành thu thập đủ các giấy tờ, chứng từ cần thiết, cách tính tốn số tiền bồi thường và số tiền bồi thường để nhanh chóng u cầu người thứ ba thanh tốn.

 Phối hợp thơng tin giữa ba phịng: Phòng Kinh doanh, Phòng nghiệp

vụ và Phịng bồi thường để có thể xem xét, phân tích chính xác tổn thất xảy ra có thuộc phạm vi bảo hiểm hay bị loại trừ hay không.

 Xây dựng và hồn thiện quy trình giám định, bồi thường chặt chẽ với

các bước quy trình, các thủ tục giấy tờ cần thiết, các mốc thời gian giải quyết cụ thể. Phổ biến quy trình này cho nhân viên các phịng nghiệp vụ liên quan để đảm bảo quy trình khép kín khi xử lý bồi thường

 Thời gian xử lý bồi thường phải tuân theo chỉ số KPI mà công ty xây

dụng.

Thực hiện tốt công tác giám định bồi thường sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được các trường hợp trả bồi thường sai với quy định của nhà nước cũng như tránh bị trục lợi bảo hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, đến lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Hiện tại tỷ lệ bồi thường của Công ty dao động vào khoảng trên dưới 50 % doanh thu, dự trù khi thực hiện giải pháp sẽ giúp loại bỏ các chi phí bồi thường khơng đáng có, giảm tỷ lệ bồi thường trung bình hàng năm xuống khoảng 40% đến 45 %. Đây là mức dự kiến kế hoạch mà Công ty hy vọng đạt được trong thời gian tới.

- Điều kiện thực hiện giải pháp:

 Ban lãnh đạo của công ty bàn bạc, thống nhất và đưa ra mức vốn đầu

tư hàng năm cho cơng tác hạn chế và đề phịng tổn thất. Mức đầu tư này dựa vào tỷ lệ phí bảo hiểm thu được hàng năm.

 Tuyển dụng bổ sung hoặc bố trí nhân viên chun trách cho cơng tác

hạn chế và đề phòng tổn thất. Phòng Bồi thường thiết kế các quy trình giám định bồi thường rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ về mặt quy trình, thủ tục và thời giam.

 Đội ngũ nhân viên có đủ trình độ, kĩ năng và kinh nghiệm liên quan

để thực hiện cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất. Triển khai và áp dụng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc cho nhân viên Bồi thường.

3.4.2.3. Tiệt kiệm các chi phí quản lý kinh doanh

- Nội dung của giải pháp:

Kiểm sốt các chi phí hoạt động của doanh nghiệp, tránh lãng phí và khơng cần thiết

- Cách thức thực hiện giải pháp:

 Thuê mướn địa điểm văn phòng mới, ngang tầm nhưng giá thuê và chi

phí quản lý thấp hơn. Chẳng hạn, thay vì th văn phịng ở Tịa nhà Bitexco với chi phí thuê và quản lý khoảng 83 USD/m2/tháng, ta có thể thuê ở Diamond hay Kumho với chi phí chỉ vào khoảng 57 USD/m2/tháng

 Đảm bảo việc sử dụng các thiết bị văn phòng như: máy photocopy, máy in, máy fax,... đúng kỹ thuật, tránh làm hư hại thiết bị khi chưa hết thời gian khấu hao

 Sử dụng văn phòng phẩm một cách hợp lý và tiết kiệm. Tận dụng giấy

in 1 mặt để in lại, không sử dụng máy in màu nếu không cần thiết...

 Tối thiểu các chi phí tiếp khách nếu khơng cần thiết và khơng có mục

đích rõ ràng.

 Các chi phí liên quan đến việc đi lại, điện thoại, đồ ăn thức uống phải

được sử dụng trong định mức nhất đinh, tùy theo vị trí và nhu cầu làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty TNHH bảo hiểm samsung vina (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)