gian tới
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, thể chế kinh tế thị trường ngày càng hồn thiện, mơi trường đầu tư, kinh doanh trong nước ngày càng thuận lợi, tăng trưởng GDP trung bình trong 6 năm (2007-2013) sau khi gia nhập WTO đạt 6,5%/năm- mức tăng trưởng tương đối cao so với nhiều nước trên thế giới, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm, đời sống của người dân được nâng cao. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự thay đổi theo hướng tích cực trong nhận thức về mua bảo hiểm của người dân cũng tăng lên.
Đồng thời, sự tham gia của nhiều cơng ty bảo hiểm nước ngồi, sự đa dạng, phong phú của các sản phẩm bảo hiểm giúp cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn đã đẩy nhanh tốc độ phát triển và quy mô của thị trường ngày càng được mở rộng. Tính đến nay, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, với hơn 100 loại sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ đang được chào bán. Nếu như năm 2009, tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường đạt mức đạt 10.855 tỷ đồng thì đến năm 2012, doanh thu đạt 20.497 tỷ đồng và chỉ tính đến 9 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường đã đạt 16.858 tỷ đồng (tăng 9,65% so với cùng kì năm 2012).
Nhìn chung, năm 2013, trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thối, đầu tư cơng bị cắt giảm, các doanh nghiệp giảm thiểu hoặc ngừng đầu tư, sản xuất, thu nhập thực tế của người lao động giảm đi đáng kể…nên việc tốc độ tăng trưởng ngành bảo hiểm khơng đạt như dự kiến (17%), nhưng có thể nói là ngành bảo hiểm đã thành cơng khi tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh và an tồn; đảm bảo khả năng tài chính, chất lượng dịch vụ được cải thiện, sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng
đáp ứng được nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Với kết quả đó, các nhà đầu tư nước ngồi vẫn đánh giá cao tiềm năng của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Mặc dù cịn nhiều khó khăn, nhưng theo dự báo của Bộ Tài Chính Việt Nam (Ơng Trịnh Thanh Hoan, Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài Chính) thì lĩnh vực bảo hiểm năm 2013 sẽ vẫn tăng trưởng tốt và duy trì mục tiêu tăng trưởng 10-12% so với năm 2013. Đây là mức tăng trưởng tương đối thấp so với tiềm năng của thị trường bởi nhận định chung của các chuyên gia bảo hiểm nước ngoài cho thấy, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn cịn rất hấp dẫn. Bởi, việc Chính phủ quyết tâm tái cấu trúc thị trường sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư nước ngồi; tăng trưởng kinh tế vẫn có khả năng sẽ tăng cao, khiến thu nhập người dân tăng cao, trong khi Việt Nam đang trong thời kì “dân số vàng”.
Bên cạnh đó, năm 2013, để đảm bảo thị trường tiếp tục duy trì sự ổn định, đạt mục tiêu tăng trưởng, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan quản lý sẽ tập trung thực hiện nhiều giải pháp cơ bản như: Tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách về kinh doanh bảo hiểm; tăng cường quản lý, giám sát Nhà nước; đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện một số chương trình thí điểm bảo hiểm như bảo hiểm nơng nghiệp, bảo hiểm tín dụng, xuất khẩu… để tiếp tục khơi thông tiềm lực của ngành bảo hiểm trong năm tới. Bộ Tài Chính đã kí Quyết định số 2330/QĐ-BTC về thực hiện phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2012-2015, theo đó, năm 2013 là năm đầu tiên triển khai thực hiện 6 nhóm giải pháp chủ đạo đề ra là: hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, nâng cao tính an tồn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm; đa dạng và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm; tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước về kinh doanh bảo hiểm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm.
3.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của công ty Bảo hiểm Samsung vina
Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp bảo hiểm có thương hiệu an tồn và uy tín tại thị trường Việt Nam, đồng thời đến năm 2015 công ty sẽ trở thành một trong năm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam (hiện tại công ty đang đứng hạng 6 trên thị trường), công ty đã đề ra và nỗ lực khơng ngừng để từng bước hồn thành kế hoạch và phương hướng cho thời gian tới.
Gia tăng hiệu quả khai thác, doanh thu phí bảo hiểm gốc, lợi nhuận sau thuế của tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm hiện có nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và bền vững trong tương lai.
Bên cạnh những sản phẩm bảo hiểm hiện tại, kể từ năm 2013 đến 2020, công ty sẽ tập trung nghiên cứu và triển khai, thâm nhập, mở rộng thị trường và thị phần bảo hiểm xe cơ giới- nghiệp vụ mà công ty đã bỏ ngỏ bấy lâu nay. Với tiềm năng phát triển và mở rộng quy mô của bảo hiểm xe cơ giới cịn q lớn, nếu cơng ty có thể thâm nhập và mở rộng hoạt động nghiệp vụ này thì doanh thu, thị phần của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể trên thị trường.
Đồng thời, công ty cũng chú trọng việc tạo niềm tin, sự trung thành ở những khách hàng đã có bằng việc làm tốt cơng tác tư vấn và chăm sóc khách hàng, cải thiện quy trình và thời gian giải quyết bồi thường. Bên cạnh việc giữ vững thị phần và khách hàng đang có, cơng ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, tìm thêm những khách hàng mới.
Xây dựng văn hóa cơng ty như ngơi nhà chung của đội ngũ nhân viên năng lực, sáng tạo, gắn bó và đầy nhiệt huyết, tạo mọi cơ hội cho nhân viên phát huy nâng lực và nâng cao trình độ nghiệp vụ…
3.3. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm Samsung Vina