Tăng trƣởng tín dụng hợp lý và bảo đảm chất lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP phát triển mêkông (Trang 76)

3.2. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu cho ngân hàng TMCP Phát triển MêKông

3.2.3. Tăng trƣởng tín dụng hợp lý và bảo đảm chất lƣợng

3.2.3.1. Nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng:

Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ xấu và đưa ra quyết định phù hợp, thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc ra quyết định cho vay giúp ngân hàng phòng ngừa được rủi ro đối với các khoản nợ.

Muốn nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng điều đầu tiên cần chú ý là tổ chức, điều hành công tác thẩm định. Nhân viên thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp nhân viên có đủ trình độ, năng lực, chun mơn, trách nhiệm làm công tác thẩm định tín dụng. Phân cơng nhân viên thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người. Phân theo ngành nghề, mỗi bộ phận nhân viên thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và cho nhân viên đi tìm hiểu về loại ngành nghề đó.

Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cơng tác thẩm định. Do đó nhân viên thẩm định cần: nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của ngân hàng Nhà nước; thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng; có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật, hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng. Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn. MDB cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp. Bên cạnh đó nhân viên tín dụng cũng như khách hàng phải tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các qui trình nghiệp vụ thẩm định trong hoạt động cho vay.

Khi thẩm định cho vay doanh nghiệp, yếu tố cần đặt sự quan tâm lên hàng đầu là tư cách khách hàng, tình hình tài chính doanh nghiệp, phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án của doanh nghiệp và tài sản đảm bảo. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MDB phải bao gồm hai yếu tố: mơ hình lượng hóa phải lượng hố các tiêu chí để đánh giá khả năng (xác suất) khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết và tổn thất khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết. Đồng thời cơ sở dữ liệu gồm tập hợp các dữ liệu và các phương pháp quản lý dữ liệu để phục vụ cho việc tính tốn chính xác, tin cậy, hỗ trợ cho hệ thống xếp hạng nội bộ.

Ngoài ra MDB cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để ngăn ngừa những vi phạm và sai sót, nâng cao ý thức cũng như thói quen tuân thủ quy trình nghiệp vụ, để tránh những thiệt hại khơng đáng có.

3.2.3.2. Cần tái định giá giá trị tài sản đảm bảo:

Không phải ngẫu nhiên mà trong bất kỳ quy trình cấp phát tín dụng của ngân hàng hiện đại đều nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tái định giá tài sản đảm bảo. Việc làm này là một trong những biện pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng, đảm bảo tính pháp lý, lợi ích hợp pháp của ngân hàng đối với tài sản đảm bảo, và chắc chắn rằng trong mọi thời điểm dư nợ luôn được đảm bảo hồn tồn bằng tài sản đang có giá trị của bên vay.

Công tác tái thẩm định giá trị tài sản đảm bảo là việc xác định tài sản đảm bảo có bị giảm giá trị sau thời gian cho vay đến mức không đảm bảo dư nợ cho vay hay khơng. Thơng thường với những món cho vay trung và dài hạn nên một năm định giá lại một lần, đối với những món cho vay ngắn hạn thì cần sáu tháng tái thẩm định một lần; hoặc tùy loại tài sản đảm bảo mà có biện pháp kiểm tra thường xuyên hơn.

Việc thường xuyên tái định giá tài sản đảm bảo giúp ngân hàng có khả năng nắm rõ giá trị tài sản, tính thanh khoản của tài sản, thời gian thanh lý tài sản để trả nợ vay ngân hàng. Bởi trên thực tế có những tài sản đảm bảo thế chấp ngân hàng có giá trị

rất cao nhưng tính thanh khoản trong từng thời điểm lại kém vì khơng phải ai cũng có đủ tiền để mua hoặc nhu cầu trong thời điểm hiện tại đối với tài sản đó rất thấp.

Định kỳ tái định giá tài sản đảm bảo còn là dịp để nhân viên tín dụng của ngân hàng bổ sung việc tìm hiểu, đánh giá lại tính pháp lý của tài sản thế chấp. Sẽ rất phức tạp và dễ xảy ra tranh chấp với phần thiệt hại về phía ngân hàng nếu khơng đánh giá đúng tính pháp lý của tài sản.

Thực tế phát sinh, tại thời điểm cấp phát tín dụng, do áp lực phải xử lý hồ sơ nhanh đáp ứng nhu cầu kịp thời cho khách hàng, khơng ít các nhân viên tín dụng đã bỏ qua một số khâu trong thẩm định tài sản thế chấp, nên khi xử lý tài sản bảo đảm gặp khó khăn, vướng mắc mà ngân hàng khơng thể xử lý được.

Công tác tái định giá tài sản thế chấp giúp ngân hàng tránh nhiều trường hợp tài sản bảo đảm đã được thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhưng ngân hàng vẫn không thu hồi được vốn do hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bị tịa án xác định vơ hiệu theo quy định của pháp luật.

Do đó việc tái thẩm định tài sản thế chấp của khách hàng là một cơ hội để ngân hàng có thể giải quyết những rủi ro nêu trên.

3.2.4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và kết quả kinh doanh: 3.2.4.1. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực: 3.2.4.1. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực:

Nhân viên là nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ , tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng là những vấn đề mà khách hàng mong muốn khi giao dịch với ngân hàng. Do vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả kinh doanh của ngân hàng thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một giải pháp rất quan trọng.

Ngân hàng nên xây dựng một quy trình truyển dụng nhân viên khoa học, chính xác và hợp lý nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu công việc.

Định kỳ tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chun mơn cho đội ngũ nhân viên về khả năng thực hiện công việc với kỹ thuật, công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng. Đồng thời, lập kế hoạch cử nhân viên trẻ có năng lực được đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các dịch vụ mới nhằm xây dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nòng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai.

Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn, thể thao và các vấn đề xã hội khác. Qua việc kiểm tra khả năng ứng xử của nhân viên, ngân hàng có thể rút ra những yếu kém hiện tại để có biện pháp cải thiện kịp thời.

Ngân hàng cần khuyến khích nhân viên thường xuyên tự nghiên cứu, học tập để cập nhật những kiến thức về chuyên môn và kiến thức xã hội, gắn lý luận với thực tiễn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả.

Có cơ chế khuyến khích vật chất đối với nhân viên ngân hàng, chế động lương, thưởng khác nhau đối với những nhiệm vụ quan trọng khác nhau để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Đồng thời, cũng cần nâng cao tính kỷ luật của nhân viên trong ngân hàng.

3.2.4.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ:

Để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng cần phải cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng với mức giá hợp lý, đồng thời phải đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Để thực hiện được điều này, khi thiết kế phát triển sản phẩm, ngân hàng cần phân khúc thị trường cho từng loại đối tưởng khách hàng để từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng khách hàng cụ thể.

Cần phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói tạo sự tiện lợi cho khách hàng như: bên cạnh tiếp thị các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản, vận động người lao động của doanh nghiệp đó sử dụng thẻ ATM và lắp đặt máy ATM tại các khu cơng nghiệp, nơi có nhiều doanh nghiệp hoạt động. Để giữ chân khách hàng, ngân hàng cịn có thể thiết kế các gói sản phẩm như: nếu khách hàng thỏa mãn hai trong các điều kiện: có tài khoản vãng lai, gửi một số tiền nhất định hàng tháng vào tài khoản tiết kiệm, gửi tiết kiệm vượt một hạn mức nhất định, có số dư tiền vay vượt một hạn mức nhất định thì sẽ được giảm giá hay miễn phí một số dịch vụ; Nếu một khách hàng duy trì một số dư tiết kiệm nhất định và vay một số tiền nhất định thì sẽ được ưu đãi về lãi suất, miễn phí dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, tư vấn miễn phí một vài lần trong năm.

Gắn liền với phát triển dịch vụ ngân hàng truyền thống với phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại cần phát triển để theo kịp xu hướng quốc tế là các dịch vụ trên thị trường tài chính, dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại, các dịch vụ ngân hàng quốc tế. Để triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại, ngồi chức năng là tài khoản tiền gửi thông thường của cá nhân, ngân hàng nên cung cấp dịch vụ ngân hàng thấu chi trên tài khoản, với hạn mức thấu chi dựa trên thu nhập ổn định hàng tháng, mức tiền lương, tài sản đảm bảo khác của khách hàng. Giới thiệu các dịch vụ chuyển tiền kiều hối, bao thanh toán, hoán đổi lãi suất đến khách hàng để đa dạng hóa dịch vụ của ngân hàng về mãng ngân hàng quốc tế.

3.2.4.3. Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng:

Cơng nghệ thông tin hiện đại và các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu hoạt động quản lý, tổng hợp, phân tích dữ liệu, giao dịch khách hàng và triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả. Trong xu thế hội nhập thì hiện đại hóa ngân hàng càng nhanh càng có lợi thế cho ngân hàng.

Đối với MDB bởi nhiều lý do như: tiềm lực tài chính giới hạn, chiến lược đầu tư hiện đại hóa cơng nghệ khơng đủ sâu rộng; khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nhân viên còn hạn chế nên sự đầu tư vào công nghệ mới của ngân hàng bị lãng phí, khai thác khơng hết tính năng. Vì thế ngay từ bây giờ ngân hàng cần tập trung đầu tư phát triểm một ngân hàng lõi (core banking) hiện đại, để ngân hàng có thể khai thác sản phẩm, dịch vụ tốt hơn cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, core banking còn giúp việc quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Đặc biệt, tiện ích của core banking là có thể quản trị rủi ro tốt hơn.

Core banking là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng... Thơng qua đó, ngân hàng có thể phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Về bản chất đây là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro... trong hệ thống ngân hàng. Về đặc điểm, core banking chính là hạt nhân tồn bộ hệ thống thơng tin của một hệ thống ngân hàng. Hệ thống thông tin ở đây bao gồm thông tin về tiền, tài sản thế chấp, giao dịch, giấy tờ, sổ sách kế tốn, dữ liệu máy tính… Tất cả các giao dịch được chuyển qua hệ thống core banking và trong một khoảng thời gian cực kì ngắn vẫn duy trì hoạt động đồng thời xử lý thơng tin trong suốt thời gian hoạt động, hay có thể nói core banking là hệ thống để tập trung hóa dữ liệu ở bất cứ nơi đâu, hay lúc nào.

Ứng dụng thống nhất core banking trên toàn hệ thống sẽ giúp nâng cao nâng suất hoạt động kinh doanh của ngân hàng lên rất nhiều, từ đó nâng cao được kết quả kinh doanh của toàn ngân hàng.

3.3. Giải pháp xử lý nợ xấu cho ngân hàng TMCP Phát triển MêKơng: 3.3.1. Quy trách nhiệm địi nợ đối với nhân viên liên quan đến nợ xấu: 3.3.1. Quy trách nhiệm đòi nợ đối với nhân viên liên quan đến nợ xấu:

Môi trường làm việc trong ngành ngân hàng ở Việt Nam, nhân viên có thể nhảy việc dễ dàng từ ngân hàng sang ngân hàng khác, nhất là đối với nhân viên mãng tín

dụng. Vì vậy những nhân viên có q trình làm tín dụng để xảy ra nợ xấu, họ có tâm lý mình sẽ khơng làm ở một ngân hàng nào lâu dài nên khơng có gì phải sợ. Họ dễ dãi trong khâu thẩm định và ra quyết định cho vay để đạt được chỉ tiêu doanh số ngân hàng giao cho. Những điều kiện tín dụng dễ dãi đó là mầm móng gây ra nợ xấu cho ngân hàng sau này.

Đối với MDB cũng vậy, việc kiên quyết sử dụng biện pháp quy trách nhiệm đòi nợ cho nhân viên liên quan món nợ đó là việc làm cần thiết. Nhân viên ở đây khơng những là nhân viên tín dụng mà cịn có cả cấp lãnh đạo, cũng phải chịu trách nhiệm với nợ xấu. Trong trường hợp khơng thể địi được nợ, người làm sai sẽ phải bồi thường cho ngân hàng và cịn nhận thêm các hình thức kỷ luật khác như trừ lương, giáng cấp bậc, thậm chí có thể khởi tố nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự. Nếu nợ xấu nhiều, nhân viên phịng tín dụng sẽ bị thuyên chuyển sang phòng thu hồi nợ, cấp lãnh đạo nên bị giáng cấp và chịu trách nhiệm thu hồi khoản nợ.

3.3.2. Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu:

Trước tình hình nợ xấu tăng cao, ngành ngân hàng nói chung và MDB nói riêng thì đây là thời kỳ mà các ngân hàng buộc phải quay về giá trị thực của hoạt động ngân hàng. Việc tăng cường trích lập dự phịng để hoạt động lành mạnh, an tồn chứ khơng phải là sự đánh bóng thương hiệu với con số lợi nhuận khơng phản ánh đúng tình trạng sức khỏe.

Từ thực trạng xử lý nợ xấu của MDB qua các năm, MDB hầu như khơng sử dự phịng rủi ro để sử lý nợ xấu. Năm 2013 để xử lý một lượng lớn nợ xấu và đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%, MDB đã sử dụng biện pháp bán nợ cho VAMC. Như đã phân tích biện pháp bán nợ chưa phải là tối ưu. Thay vì bán nợ, MDB nên tự thân vận động, tự xử lý nợ xấu của mình bằng nguồn dự phịng thì tốt hơn.

Chấp hành nghiêm túc quy định trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành của ngân hàng nhà nước, nhưng MDB vẫn chưa sử dụng biện pháp này triệt

để. Thực trạng cho thấy nợ nhóm 5 của MDB khá cao, nếu xử lý được những khoản nợ nhóm 5 này, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm được đáng kể. Theo quy định của ngân hàng nhà nước, tổ chức tín dụng có thể dùng dự phịng rủi ro tín dụng để xử lý nợ nhóm 5. Vì vậy, tác giả khuyến nghị MDB nên sử dụng dự phòng để xử lý nợ nhóm 5. Việc sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng khơng phải là xố nợ cho khách hàng. Vì khơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP phát triển mêkông (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)