Giải pháp xử lý nợ xấu cho ngân hàng TMCP Phát triển MêKông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP phát triển mêkông (Trang 81 - 84)

3.3.1. Quy trách nhiệm đòi nợ đối với nhân viên liên quan đến nợ xấu:

Môi trường làm việc trong ngành ngân hàng ở Việt Nam, nhân viên có thể nhảy việc dễ dàng từ ngân hàng sang ngân hàng khác, nhất là đối với nhân viên mãng tín

dụng. Vì vậy những nhân viên có q trình làm tín dụng để xảy ra nợ xấu, họ có tâm lý mình sẽ khơng làm ở một ngân hàng nào lâu dài nên khơng có gì phải sợ. Họ dễ dãi trong khâu thẩm định và ra quyết định cho vay để đạt được chỉ tiêu doanh số ngân hàng giao cho. Những điều kiện tín dụng dễ dãi đó là mầm móng gây ra nợ xấu cho ngân hàng sau này.

Đối với MDB cũng vậy, việc kiên quyết sử dụng biện pháp quy trách nhiệm đòi nợ cho nhân viên liên quan món nợ đó là việc làm cần thiết. Nhân viên ở đây không những là nhân viên tín dụng mà cịn có cả cấp lãnh đạo, cũng phải chịu trách nhiệm với nợ xấu. Trong trường hợp khơng thể địi được nợ, người làm sai sẽ phải bồi thường cho ngân hàng và cịn nhận thêm các hình thức kỷ luật khác như trừ lương, giáng cấp bậc, thậm chí có thể khởi tố nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự. Nếu nợ xấu nhiều, nhân viên phịng tín dụng sẽ bị thun chuyển sang phịng thu hồi nợ, cấp lãnh đạo nên bị giáng cấp và chịu trách nhiệm thu hồi khoản nợ.

3.3.2. Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu:

Trước tình hình nợ xấu tăng cao, ngành ngân hàng nói chung và MDB nói riêng thì đây là thời kỳ mà các ngân hàng buộc phải quay về giá trị thực của hoạt động ngân hàng. Việc tăng cường trích lập dự phịng để hoạt động lành mạnh, an tồn chứ khơng phải là sự đánh bóng thương hiệu với con số lợi nhuận khơng phản ánh đúng tình trạng sức khỏe.

Từ thực trạng xử lý nợ xấu của MDB qua các năm, MDB hầu như không sử dự phòng rủi ro để sử lý nợ xấu. Năm 2013 để xử lý một lượng lớn nợ xấu và đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%, MDB đã sử dụng biện pháp bán nợ cho VAMC. Như đã phân tích biện pháp bán nợ chưa phải là tối ưu. Thay vì bán nợ, MDB nên tự thân vận động, tự xử lý nợ xấu của mình bằng nguồn dự phịng thì tốt hơn.

Chấp hành nghiêm túc quy định trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành của ngân hàng nhà nước, nhưng MDB vẫn chưa sử dụng biện pháp này triệt

để. Thực trạng cho thấy nợ nhóm 5 của MDB khá cao, nếu xử lý được những khoản nợ nhóm 5 này, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm được đáng kể. Theo quy định của ngân hàng nhà nước, tổ chức tín dụng có thể dùng dự phịng rủi ro tín dụng để xử lý nợ nhóm 5. Vì vậy, tác giả khuyến nghị MDB nên sử dụng dự phòng để xử lý nợ nhóm 5. Việc sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng khơng phải là xố nợ cho khách hàng. Vì khơng cần phải thông báo cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng nên MDB vẫn có thể tiếp tục theo dõi và tìm cách thu hồi khoản nợ một cách triệt để, trong khi tỷ lệ nợ xấu vẫn đẹp trên bề mặt báo cáo.

3.3.3. Tạm ngừng tính lãi, miễn và giảm lãi vay cho khách hàng:

Đối với những món cho vay phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, xét điều kiện khách hàng không trả nợ được đúng hạn do thiên tai, mất mùa nhưng có lịch sử tín dụng tốt và thiện chí trả nợ, MDB có thể xem xét tạm ngừng tính lãi, miễn và giảm lãi vay cho khách hàng.

Từ trước tới nay, các khoản tín dụng nơng nghiệp nơng thơn thường là tín dụng tốt, khách hàng rất có thiện chí trả nợ. Vì điều kiện khách quan từ môi trường thiên nhiên dẫn đến mất mùa, thất thu nên khách hàng mới khơng có khả năng trả nợ đúng hạn. Nếu MDB thựa hiện tạm ngừng tính lãi, miễn và giảm lãi vay cho khách hàng sẽ giúp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục lao động sản xuất, có nguồn vốn để trả nợ cho MDB cũng như giảm nợ xấu.

3.3.4. Xử lý tài sản đảm bảo:

Đối với các trường hợp nợ xấu thuộc đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ mà việc đôn đốc thu hồi nợ không đạt hiệu quả, MDB nên thực hiện xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng để thu hồi nợ. Đây là cách mà MDB có thể thu hồi được một phần hay tồn bộ khoản vay.

Việc xử lý có thể theo phương thức thỏa thuận với khách hàng trong trường hợp khách hàng tự nguyện bàn giao tài sản đảm bảo hoặc xử lý tài sản đảm bảo bằng các biện pháp khác theo qui định của pháp luật.

Trong trường hợp khách hàng đồng thuận với MDB về việc xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ vay, MDB và khách hàng có thể thống nhất thỏa thuận các phương thức sau để xử lý tà sản đảm bảo: MDB trực tiếp bán hoặc ủy quyền cho bên thứ ba bán tài sản đảm bảo; MDB nhận chính tài sản đảm bảo để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Trong trường hợp khách hàng không tự nguyện bàn giao tài sản cho MDB thì MDB có quyền u cầu tịa án giải quyết theo qui định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP phát triển mêkông (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)