Cần tái định giá giá trị tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP phát triển mêkông (Trang 77 - 78)

3.2. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu cho ngân hàng TMCP Phát triển MêKông

3.2.3.2. Cần tái định giá giá trị tài sản đảm bảo

Không phải ngẫu nhiên mà trong bất kỳ quy trình cấp phát tín dụng của ngân hàng hiện đại đều nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tái định giá tài sản đảm bảo. Việc làm này là một trong những biện pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng, đảm bảo tính pháp lý, lợi ích hợp pháp của ngân hàng đối với tài sản đảm bảo, và chắc chắn rằng trong mọi thời điểm dư nợ luôn được đảm bảo hồn tồn bằng tài sản đang có giá trị của bên vay.

Công tác tái thẩm định giá trị tài sản đảm bảo là việc xác định tài sản đảm bảo có bị giảm giá trị sau thời gian cho vay đến mức không đảm bảo dư nợ cho vay hay khơng. Thơng thường với những món cho vay trung và dài hạn nên một năm định giá lại một lần, đối với những món cho vay ngắn hạn thì cần sáu tháng tái thẩm định một lần; hoặc tùy loại tài sản đảm bảo mà có biện pháp kiểm tra thường xuyên hơn.

Việc thường xuyên tái định giá tài sản đảm bảo giúp ngân hàng có khả năng nắm rõ giá trị tài sản, tính thanh khoản của tài sản, thời gian thanh lý tài sản để trả nợ vay ngân hàng. Bởi trên thực tế có những tài sản đảm bảo thế chấp ngân hàng có giá trị

rất cao nhưng tính thanh khoản trong từng thời điểm lại kém vì khơng phải ai cũng có đủ tiền để mua hoặc nhu cầu trong thời điểm hiện tại đối với tài sản đó rất thấp.

Định kỳ tái định giá tài sản đảm bảo cịn là dịp để nhân viên tín dụng của ngân hàng bổ sung việc tìm hiểu, đánh giá lại tính pháp lý của tài sản thế chấp. Sẽ rất phức tạp và dễ xảy ra tranh chấp với phần thiệt hại về phía ngân hàng nếu khơng đánh giá đúng tính pháp lý của tài sản.

Thực tế phát sinh, tại thời điểm cấp phát tín dụng, do áp lực phải xử lý hồ sơ nhanh đáp ứng nhu cầu kịp thời cho khách hàng, khơng ít các nhân viên tín dụng đã bỏ qua một số khâu trong thẩm định tài sản thế chấp, nên khi xử lý tài sản bảo đảm gặp khó khăn, vướng mắc mà ngân hàng khơng thể xử lý được.

Công tác tái định giá tài sản thế chấp giúp ngân hàng tránh nhiều trường hợp tài sản bảo đảm đã được thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhưng ngân hàng vẫn không thu hồi được vốn do hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bị tịa án xác định vơ hiệu theo quy định của pháp luật.

Do đó việc tái thẩm định tài sản thế chấp của khách hàng là một cơ hội để ngân hàng có thể giải quyết những rủi ro nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP phát triển mêkông (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)