Xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP phát triển mêkông (Trang 54 - 57)

2.3. Thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Phát triển

2.3.1.1. Xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung

Theo đó, mơ hình quản lý rủi ro tín dụng của MDB được thành lập dựa trên nguyên tắc chính là tách biệt giữa ba chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Sự tách biệt giữa ba chức năng trên nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Bộ phận tín dụng của ngân hàng sẽ bao gồm ba bộ phận nhỏ khác nhau thể hiện ba chức năng là kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Trong đó, chi tiết như sau:

Đơn vị kinh doanh: đây là bộ phận có chức năng chính là khởi tạo kinh doanh, củng cố và phát triển đội ngũ khách hàng với những cơng việc chính là xác định nhóm khách hàng mục tiêu, xác định giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, phát triển thị phần và bán sản phẩm, dịch vụ, quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng, hỗ

trợ khách hàng trong quá trình giao dịch. Đơn vị kinh doanh là các điểm giao dịch với khách hàng của MDB bao gồm giám đốc khối kinh doanh, giao dịch viên, nhân viên kinh doanh.

Bộ phận quản lý rủi ro: đây là bộ phận có chức năng rà sốt rủi ro và kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất, bao gồm các việc là xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng, quản lý các danh mục tín dụng, rà sốt các đề xuất tín dụng đối với khách hàng trong đó chú trọng đến việc tn thủ chính sách tín dụng, hồ sơ, thủ tục, phát hiện rủi ro. Bộ phận quản lý rủi ro cịn chịu trách nhiệm giám sát q trình phê duyệt tín dụng và rủi ro trong quá trình giao dịch với khách hàng. Bộ phận quản lý rủi ro gồm khối quản lý rủi ro, hội đồng quản lý rủi ro tín dụng.

Bộ phận tác nghiệp: bộ phận này có chức năng kiểm tra số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ tín dụng. Đồng thời kiểm sốt tn thủ quy trình tín dụng, cập nhật thơng tin trên hệ thống, quản lý hồ sơ tín dụng. Phịng tác nghiệp tín dụng thuộc khối tác nghiệp thực hiện các công việc này.

Để thực hiện tốt mơ hình quản lý RRTD tập trung ngày 14 tháng 04 năm 2010, MDB đã ban hàng quy chế quản lý rủi ro tín dụng trong đó quyết định thành lập hội đồng quản lý rủi ro tín dụng MDB, đồng thời ban hành quy chế hoạt động của hội đồng này. Theo đó hội đồng quản lý rủi ro tín dụng được tổ chức thành hai cấp, bao gồm hội đồng quản lý RRTD tại hội sở và hội đồng quản lý RRTD tại chi nhánh.

Hội đồng quản lý RRTD tại hội sở do chủ tịch hội đồng quản trị quyết định thành lập, gồm có chủ tịch HĐQT hoặc thành viên HĐQT được ủy quyền làm chủ tịch hội đồng. Các ủy viên gồm có trưởng ban kiểm soát hoặc thành viên ban kiểm soát được ủy quyền, kế toán trưởng, trưởng phịng kiểm tốn nội bộ. Thư ký hội đồng là trưởng phịng giám sát tín dụng và quản lý rủi ro. Hội đồng quản lý RRTD tại hội sở có thẩm quyền xem xét và xử lý những vấn đề sau: quyết định xử lý rủi ro cho từng khoản vay; xem xét và phê duyệt phương án thu hồi từng truờng hợp khoản vay; xem

xét, đánh giá tình hình thực hiện thu hồi các khoản nợ đã đuợc xử lý chuyển hạch toán ngoại bảng và ra quyết định sử dụng quỹ dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, xem xét và biểu quyết theo đa số, chịu trách nhiệm về quyết định xử lý rủi ro theo đúng quy định của nhà nước. Hội đồng tiến hành họp định kỳ hàng quý.

Hội đồng quản lý RRTD tại chi nhánh do giám đốc chi nhánh làm chủ tịch hội đồng. Ủy viên gồm có phó giám đốc, trưởng phịng tài chính kế tốn, nhân viên kiểm sốt và hổ trợ tín dụng. Hội đồng quản lý RRTD tại chi nhánh chịu trách nhiệm kiểm soát tồn diện hoạt động tín dụng tại chi nhánh, bao gồm các hoạt động chủ yếu như sau: quản lý hạn mức tín dụng của khách hàng và của toàn chi nhánh; kiểm soát và giám sát các khoản vay vuợt hạn mức; cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng; giám sát sự tuân thủ các quy định của NHNN và các chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng; tổng hợp, phân tích nguyên nhân và đề xuất phương án xử lý nợ xấu.

Mơ hình này khác với mơ hình quản lý rủi ro tín dụng theo kiểu phân tán ở chổ: mơ hình quản lý rủi ro tín dụng theo kiểu phân tán chưa có sự tách biệt giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Theo đó, phịng tín dụng của ngân hàng phải thực hiện đầy đủ ba chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu cho một khoản vay. Như vậy việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên.

Nhìn chung, mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung mà MDB đang áp dụng là một trong những mơ hình quản lý ưu việt nhất và được ủy ban Bsael khuyến nghị áp dụng. Mơ hình này có thể quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mơ tồn ngân hàng nhằm đảm bảo tính phát triển bền vững. Các quyết định cho vay vượt hạn mức đều được tập trung lên hội sở và hội sở sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Điều này sẽ hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống. Việc tách bạch các chức năng của hoạt động tín dụng sẽ nâng

cao tính chun mơn hóa của từng bộ phận, đảm bảo cho việc thẩm định và đưa ra các phán quyết được độc lập và chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP phát triển mêkông (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)