Mơ hình tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP phát triển mêkông (Trang 41 - 43)

2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Phát triển MêKông

2.1.2. Mơ hình tổ chức

Ngân hàng TMCP Phát triển MêKơng được thành lập dưới hình thức cơng ty cổ phần, và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng.

MDB hiện có cơ cấu tổ chức gồm hội sở, 17 chi nhánh, 12 phòng giao dịch và 20 quỹ tiết kiệm. Tuy đã có mặt hơn 20 năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhưng mạng lưới giao dịch của MDB còn khá thưa, nhận dạng thương hiệu còn yếu.

Hội sở chính bao gồm các khối kinh doanh, khối tài chính kế tốn, khối pháp chế tuân thủ, khối công nghệ thông tin, là nơi tập trung quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh của các chi nhánh và điểm giao dịch.

Về cơ cấu nhân sự, hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ngân hàng, có tồn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân

hàng. Hội đồng quả trị bao gồm: chủ tịch hội đồng quản trị, ba thành viên thường trực và một thành viên độc lập. Ban kiểm soát bao gồm ba thành viên, là cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của ngân hàng. Ban điều hành gồm một tổng giám đốc và các giám đốc điều hành công việc của các khối nghiệp vụ trong ngân hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Phát triển MêKơng đã thành lập ủy ban quản lý tài sản Nợ, tài sản Có (gọi tắt là ủy ban ALCO - Asset Liability Committee) tại Hội sở chính nhằm thực hiện các chức năng: tham mưu cho hội đồng quản trị về chiến lược duy trì cấu trúc bảng cân đối kế toán; xem xét đánh giá và phê duyệt cơ chế chính sách phù hợp cho công tác quản trị rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản; quản lý bảng cân đối kế tốn phù hợp với chính sách phát triển của MDB; theo dõi và quản lý các tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của MDB.

Thành phần ủy ban ALCO gồm tổng giám đốc làm chủ tịch ủy ban, giám đốc các khối nghiệp vụ và trưởng phòng nguồn vốn làm ủy viên, trưởng phòng quản lý rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản làm thư ký. Ủy ban ALCO chịu trách nhiệm xây dựng chính sách, quy trình, mơ hình đo lường rủi ro, các phương pháp cơ bản phòng chống và xử lý rủi ro thanh khoản khi có biến động ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của MDB. Đồng thời, Ủy ban ALCO phải bảo đảm rằng các hoạt động quản lý tài sản Nợ, tài sản Có của MDB là phù hợp và nhất quán với khẩu vị rủi ro tổng thể mà hội đồng quản trị ban hành.

Hình 2.1 Mơ hình tổ chức của MDB

Nguồn: website của MDB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP phát triển mêkông (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)