Thực trạng nợ xấu tại ngân hàng TMCP Phát triển MêKông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP phát triển mêkông (Trang 47 - 54)

TMCP Phát triển MêKông thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro

tín dụng theo quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam. Theo đó dựa vào tình trạng nợ q hạn và cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, các khoản cho vay khách hàng được phân loại thành 5 nhóm theo mức độ rủi ro như sau: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay của MDB qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Tổng dƣ nợ 2.695 3.186 3.717 3.919 3.148 Trong đó: Nợ nhóm 1 2.631 3.041 3.405 3.669 2.900 Nợ nhóm 2 30 79 183 146 88 Nợ nhóm 3 6 26 41 26 43 Nợ nhóm 4 7 20 54 7 41 Nợ nhóm 5 21 20 34 71 76 2. Nợ quá hạn 64 145 312 250 248 3. Nợ xấu 34 66 129 104 160 4. Tỷ lệ nợ xấu 1,26% 2,08% 3,46% 2,65% 5,10%

Nguồn: Khối Tài chính kế tốn ngân hàng MDB

Tính đến 31/12/2010, tổng dư nợ cho vay của MDB năm 2010 là 2.695 tỷ đồng trong đó nợ xấu là 34 tỷ. Nợ xấu cho vay khách hàng của ngân hàng TMCP Phát triển MêKông khá thấp, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay là 1,26%. Con số này khá thấp so với mức 2,16% là nợ xấu chung của tồn ngành ngân hàng tính đến cuối năm 2010. Mức nợ xấu khơng cao cho thấy hoạt động tín dụng của MDB trong năm 2010 thu hồi nợ khá tốt và khơng có nhiều rủi ro.

Cuối năm 2011, mức tỷ lệ nợ xấu của tồn ngành ngân hàng được cơng bố là 3,1%. Riêng MDB với mức tăng trưởng tín dụng 18%, tỷ lệ xấu là 2,08%, có thể thấy rủi ro tín dụng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên mức tăng trưởng dư nợ quá hạn lên đến 126% so với năm 2010 là một dấu hiệu đang lưu ý.

Năm 2012, tăng trưởng dư nợ cho vay của MDB là 16%. Tổng dư nợ cho vay tính đến 31/12/2012 là 3.717 tỷ đồng, dư nợ quá hạn là 312 tỷ đồng, dư nợ xấu là 129 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2012 tăng cao lên mức 3,46%. Năm 2012, do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế, các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của MDB làm ăn không hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Bên cạnh đó, khách hàng cá nhân của MDB chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng sản xuất nông nghiệp tại khu vực nông thôn do thường xuyên bị mất mùa, giá các sản phẩm nông sản bị trượt giá dẫn đến khơng có nguồn tiền để nợ vay cho ngân hàng. Tình trạng q hạn thanh tốn các khoản vay ngày càng tăng cả về số lượng và số ngày chậm thanh tốn, dẫn đến tình trạng nợ xấu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao cũng là tình hình chung của tồn ngành ngân hàng khi mà trong năm 2012, ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức do những tác động bất lợi của kinh tế vĩ mơ trong nước và ngồi nước.

Dư nợ cho vay tính cuối năm 2013 là 3.919 tỷ đồng, tăng trưởng 5% so với năm 2012. Tuy tổng dư nợ cho vay tăng nhưng nhìn chung nợ quá hạn và nợ xấu đều giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Nợ xấu của MDB năm 2013 giảm so với năm 2012 là do trong năm 2013 MDB có thực hiện bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản (VAMC). Việc này đã giúp tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3,46% năm 2013 xuống còn 2,65% vào năm 2013.

Năm 2014, dư nợ cho vay của MDB là 3.148 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng đột biến lên mức 5,10%.

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có vốn điều lệ dưới 4.000 tỷ đồng STT Tên NH Vốn điều lệ STT Tên NH Vốn điều lệ (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu 2010 2011 2012 2013 2014 1 PG Bank 3.000 1,42% 2,06% 8,44% 2,98% 2,48% 2 Oceanbank 4.000 1,67% 2,08% 3,52% 3,93% 4,06% 3 Việt Á 3.098 2,52% 2,56% 4,65% 2,88% 3,45% 4 Phương Đông 3.234 2,05% 2,80% 2,80% 2,90% 3,00% 5 Sài Gòn Bank 3.080 1,91% 4,75% 2,93% 3,14% 2,08% 6 Quốc Dân 3.010 2,24% 2,92% 5,64% 6,07% 2,52% 7 Viet Capital Bank 3.000 2,74% 2,70% 1,90% 4,11% 1,54% 8 Kiên Long 3.000 1,11% 2,77% 2,93% 2,47% 1,95%

9 MDB 3.750 1,26% 2,08% 3,46% 2,65% 5,10%

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của các ngân hàng

Trong nhóm các ngân hàng ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ tương đương nhau (từ 4.000 tỷ đồng trở xuống), tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TMCP Phát triển MêKông nằm ở mức trung bình trong giai đoạn 2010 đến 2013. Năm 2012, do ảnh hưởng chung tình hình kinh tế nên các ngân hàng cũng có tỷ lệ nợ xấu khá cao như PG Bank (8,44%), Việt Á (4,65%), Quốc Dân (5,64%). Các ngân hàng PG Bank và Việt Á cũng dùng đến giải pháp bán nợ xấu cho VAMC để làm giảm tỷ lệ nợ xấu như MDB.

Bảng 2.6 :Tỷ lệ % dư nợ các nhóm nợ so với tổng dư nợ cho vay của MDB

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ 100 100 100 100 100 Trong đó: Nợ nhóm 1 97,63 95,45 91,61 93,62 92,12 Nợ nhóm 2 1,11 2,48 4,92 3,73 2,80 Nợ nhóm 3 0,22 0,82 1,10 0,66 1,37 Nợ nhóm 4 0,26 0,63 1,45 0,18 1,30 Nợ nhóm 5 0,78 0,63 0,91 1,81 2,41

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính MDB

Nhìn một cách tổng qt, từ năm 2010 đến năm 2014 nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 của MDB tăng qua các năm, nhưng với tốc độ thấp. Nợ nhóm 5 chiếm tỷ lệ khá cao trong nợ xấu. Nếu so với con số tỷ lệ nợ xấu chung của tồn ngành ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu của MDB không cao.

Xét về lĩnh vực, ngành nghề cho vay thì dư nợ xấu của MDB tập trung phần lớn ở ngành thương mại và dịch vụ. Nợ xấu cho vay ngành nghề này trung bình chiếm tới 64% tổng dư nợ xấu qua các năm. Dư nợ xấu cho vay ngành nông, lâm thủy sản trung bình chiếm 16% tổng dư nợ xấu qua các năm. Lĩnh vực ngành công nghiệp, xây dựng và các ngành nghề khác chiếm trung bình 20% cịn lại của tổng nợ xấu.

Bảng 2.7 : Nợ xấu của MDB theo ngành nghề

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nợ xấu ngành nông, lâm, thủy sản 7 9 14 18 25 Nợ xấu ngành thương mại dịch vụ 19 40 90 71 112 Nợ xấu ngành công nghiệp xây dựng 3 7 23 4 8 Nợ xấu các ngành nghề khác 5 10 2 11 15

Tổng nợ xấu 34 66 129 104 160

Nguồn: Khối Tài chính kế tốn ngân hàng MDB

Đối tượng khách hàng chủ yếu của MDB là khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh. Vì thế dư nợ cho vay cũng như nợ xấu của đối tượng khách hàng này chiếm phần lớn tỷ trọng cũng là điều tất nhiên. Trung bình qua các năm, dư nợ xấu của khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh chiếm tới 73% tổng dư nợ xấu. Kế đến là khách hàng có loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, dư nợ xấu chiếm 25% tổng dư nợ xấu. 2% còn lại phân bổ cho khách hàng có loại hình doanh nghiệp khác.

Bảng 2.8: Dư nợ xấu của MDB theo đối tượng khách hàng

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nợ xấu cá nhân, hộ kinh doanh 23 46 101 78 115 Nợ xấu doanh nghiệp vừa và nhỏ 10 18 26 24 42 Nợ xấu loại hình doanh nghiệp khác 1 2 2 2 3 Tổng nợ xấu 34 66 129 104 160

Nguồn: Khối Tài chính kế tốn ngân hàng MDB Nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ngân hàng TMCP Phát triển MêKông:

Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu ngày một bất thường tại khu vực đồng bằng song Cửu Long, không chỉ người trồng lúa mà hầu hết nông dân canh tác các loại hoa màu, cây ăn trái khác cũng như nuôi trồng thủy sản đều bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi bất thường của thời tiết ở khu vực này. Mùa màng bị thất thu, nên người dân khơng có nguồn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc giá hàng loạt các mặt hàng nơng sản giảm mạnh, khiến thu nhập của người nông dân bấp bênh, không ổn định cũng là một nguyên nhân khiến khách hàng trả nợ không đúng hạn.

Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua

trong dân giảm. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của MDB cũng không ngoại lệ. Nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ cho MDB, khiến nợ xấu của MDB tăng cao trong năm 2012.

Cho vay tín chấp, rủi ro cao cũng là nguyên nhân gây ra nợ xấu cho MDB. MDB có một sản phẩm cho vay đặc thù đó là cho vay mua xe máy. Sản phầm vay này không yêu cầu tài sản thế chấp từ khách hàng, bù lại mức lãi suất cho vay trung bình là hơn 50%/năm, điều này khiến cho rủi ro từ sản phẩm cho vay này mang lại rất lớn. Trong cơ cấu nợ xấu của MDB, nợ xấu từ sản phẩm cho vay này là không nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP phát triển mêkông (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)