Nội dung các yếu tố cần khảo sát
Kết quả Trung bình 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%)
1 Công tác đánh giá kết quả thực hiện cơng
việc được dựa trên các tiêu chí rõ ràng. 2.17 21.2 50.0 19.2 9.6 0.0
2
Tiêu chí hồn thành công việc được xây dựng đầy đủ về kết quả công việc và năng lực thực hiện công việc
1.77 30.8 61.5 7.7 0.0 0.0
3 Anh/ Chị biết rõ quy định về các thang
điểm dành cho mỗi tiêu chí đánh giá. 1.75 36.5 51.9 11.5 0.0 0.0
4
Điểm đánh giá được Anh/ Chị thường cho sau khi so sánh thực tế với thang điểm quy định.
2.15 26.9 30.8 42.3 0.0 0.0
Nguồn: Kết quả khảo sát
Qua bảng tóm tắt kết quả khảo sát 2.2, có thể thấy việc thiết kế hệ thống các chi tiết đánh giá hiện nay vẫn chưa được xây dựng hồn chỉnh và phổ biến tại cơng ty đã gây khó khăn cho người tham gia đánh giá và không thuyết phục người được đánh giá với 71.2% nhân viên nhận thấy công tác này chưa được rõ ràng; Các tiêu chí hồn thành cơng việc về kết quả cũng như năng lực thực hiện công việc cũng
chưa được hoàn thiện xây dựng với 92.3% ý kiến không đồng ý; 88.4% cho rằng không nắm rõ quy định về các thang điểm dành cho mỗi tiêu chí đánh giá, mức độ của mỗi cấp độ thành tích chưa được quy định cụ thể nên khó có thể đưa ra được điểm tương ứng với việc đạt thành tích xuất sắc, hồn thành hay khơng hồn thành nhiệm vụ, 57.7%.
Một cách tổng quan xét về việc phân tích thực trạng các tiêu chuẩn đánh giá đang áp dụng thì quy trình trên bộc lộ một số thiếu sót như sau:
Bảng MCTV và bảng TCCV chưa cụ thể, chưa nêu rõ được mục tiêu của chức danh cũng như các yêu cầu về năng lực cần thiết để thực hiện cơng việc.
Khơng có “Tiêu chí hồn thành cơng việc” để định hướng mục tiêu công việc cho nhân viên, khơng có “Tiêu chuẩn năng lực” giúp nhà quản lý tìm người, đặt đúng chỗ và đào tạo phát triển phù hợp với mục tiêu công ty.
2.2.2 Phân tích quy trình đánh giá hiện tại
Hiện tại, ĐG THCV cho nhân viên trong công ty được duy trì thực hiện 6 tháng/ lần kể từ ngày ký kết Hợp đồng lao động với công ty. Bộ phận nhân sự sẽ theo dõi ngày đánh giá và tiến hành thực hiện đánh giá trước đó ba tuần làm việc. Quy trình đánh giá nhân viên mà cơng ty đang áp dụng được trình bày ở hình 2.2.
Quy trình đánh giá nhân viên tại Cơng ty Synova có những ưu điểm như:
Sự tham gia đánh giá của nhiều cấp bậc từ quản lý đến đồng nghiệp, phần nào đã phản ánh được sự rõ ràng và hợp lý của quy trình đánh giá;
Ý kiến đánh giá có tính quyết định được Trưởng nhóm, Trưởng phịng và Ban giám đốc thông qua và phê duyệt. Họ là những người trực tiếp giao việc, quản lý, theo dõi, giám sát công việc của nhân viên nên họ sẽ có những đánh giá chính xác nhất về đối tượng đã hồn thành cơng việc đảm nhiệm của mình hay chưa? Hồn thành tốt hay kém? Tinh thần làm việc, thái độ tác phong ra sao? Việc sắp xếp các cấp đánh giá như vậy cũng góp phần khẳng định vai trị, trách nhiệm của người quản lý đối với cấp dưới.
Sự tham gia đánh giá của các đồng nghiệp trong và ngồi phịng cũng giúp phản ánh được cái nhìn đa chiều về người được đánh giá, thay đổi các góc nhìn khác nhau để có được cái nhìn tồn diện từ nhiều phía.
Phỏng vấn đánh giá giữa Trưởng nhóm, Trưởng bộ phận và người được đánh giá cũng đã được duy trì. Tuy nhiên vẫn cịn khá đơn giản và chỉ được thực hiện khi đã có kết quả tổng hợp đánh giá và kết quả này chưa được chấp nhận hoặc thảo luận đi đến thống nhất kết quả đánh giá cùng nhân viên. Khi đó, người Trưởng phòng sẽ trao đổi trực tiếp với nhân viên được đánh giá, giải thích cho họ hiểu kết quả đạt được.
Hình 2.2: Quy trình đánh giá nhân viên tại Cơng ty Synova
Tuy nhiên, quy trình này vẫn cịn chưa hợp lý và hiệu quả do chưa có sự tham gia đánh giá của chính người được đánh giá để tạo sự khách quan, minh bạch. Điều đó sẽ khiến họ khơng tự ý thức được trách nhiệm đối với công việc của bản thân, nhận ra được những ưu, khuyết điểm của mình để có hướng điều chỉnh tốt hơn.
Đánh giá của khách hàng đã được đề xuất trong nội dung bảng đánh giá, nhưng công ty vẫn chưa triển khai và áp dụng cho bất cứ trường hợp nào. Đây cũng là một nội dung khá quan trọng, góp phần hồn thiện hơn chất lượng của bản ĐG THCV. Thơng qua việc tiếp nhận các ý kiến nhận xét của khách hàng mà cơng ty có thể nâng cao sản phẩm, dịch vụ của mình, gắn kết sự trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ với tổ chức.