Tóm tắt kết quả khảo sát về phương pháp, kỹ năng đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện họat động đánh giá kết quả thực hiện công việc tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ SYNOVA (Trang 50 - 53)

Nội dung các yếu tố cần khảo sát

Kết quả Trung Bình 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%) 1

Quản lý của Anh/ Chị đánh giá cao vai trò của việc đánh giá kết quả làm việc của nhân viên.

2.79 0.0 38.5 44.2 17.3 0.0

2

Anh/ Chị thấy khó khăn trong việc thu thập thu thập thông tin/ dữ liệu để tham gia vào việc đánh giá nhân viên/ đồng nghiệp của mình.

2.58 3.8 50.0 34.6 7.7 3.8

3

Anh/ Chị được phản hồi hữu ích và giải thích thoả đáng về kết quả đánh giá nhân viên.

1.85 48.1 26.9 17.3 7.7 0.0

4

Quản lý luôn trao đổi để Anh/ Chị định hướng phát triển bản thân và nghề nghiệp sau đánh giá.

2.08 21.2 53.8 21.2 3.8 0.0

5

Phương pháp đánh giá luôn luôn được cải tiến và hồn thiện phù hợp với tình hình hiện tại của công ty

2.15 13.5 65.4 13.5 7.7 0.0

Nguồn: Kết quả khảo sát

Công tác đào tạo người đánh giá cũng chưa được công ty chú trọng nhiều. Các cấp quản lý, cụ thể là trưởng nhóm, trưởng phịng chưa được đào tạo sâu về các kỹ năng phân tích cơng việc của bộ phận mình phụ trách. Cơng ty hầu như không tổ chức các buổi đào tạo/ huấn luyện nhằm nâng cao năng lực đánh giá, phổ biến các quy trình, quy chế của cơng ty. Chính vì vậy, việc không nắm rõ các nội dung thực hiện công tác đánh giá đã khơng giúp ích cho việc xây dựng thông tin phản hồi, giúp đỡ nhân viên cấp dưới của mình phát triển bản thân và nghề nghiệp sau mỗi kỳ

đánh giá. Kết quả khảo sát cho thấy, có tổng cộng 75% ý kiến đồng tình với vấn đề nêu trên.

Trên thực tế, chỉ có bộ phận Nhân sự và Ban Giám đốc là nắm rõ nhất các nội dung, tiêu chí và quy trình thực hiện đánh giá. Công ty chưa công khai bằng văn bản, chưa tổ chức phổ biến, hướng dẫn tập thể cho toàn bộ cán bộ nhân viên. Phương pháp đánh giá và các bảng mẫu đánh giá cũng đã được sử dụng trong một thời gian dài mà khơng có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tại của cơng ty. Vì thế, có tổng cộng 78.8% ý kiến cho rằng phương pháp đánh giá đã khơng cịn phù hợp với tình hình hiện tại của cơng ty.

2.2.4 Phân tích áp dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc vào thực tiễn

Việc áp dụng kết quả đánh giá vào thực tiễn công ty là một phần quan trọng nhất trong cơng tác đánh giá. Nó quyết định liệu cơng tác đánh giá đang sử dụng có hiệu quả hay khơng. Cho dù cơng ty có một hệ thống tài liệu cơ bản về công việc đầy đủ và cụ thể, quy trình đánh giá hợp lý, rõ ràng, phương pháp đánh giá đã phát huy được tính hiệu quả nhưng nếu bước này không được thực hiện tốt thì sẽ khơng đem lại kết quả mong muốn và đáp ứng được các mục tiêu yêu cầu của hệ thống ĐG THCV của công ty. Ngược lại, nếu biết sử dụng thông tin đánh giá phù hợp, đúng với tầm quan trọng của nó thì sẽ có tác dụng phát huy tính hiệu quả của tất cả các bước trên, đem lại hiệu quả tối đa cho công tác này.

Hiện nay, kết quả ĐG THCV đã được công ty sử dụng vào những mục đích sau đây.

 Thơng báo và trao đổi kết quả đánh giá nhân viên để thực hiện cơng tác khuyến khích, động viên và đưa ra lời khuyên, hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc tốt hơn cho kỳ đánh giá sắp tới. Trên cơ sở đánh giá, nhân viên cơng ty đã có thể thấy được kết quả công việc đạt được, cách thức định hướng làm việc để đạt hiệu quả cao hơn. Đây cũng là một trong những cách động viên kịp thời và hữu ích đối với tồn thể nhân viên cơng ty.

 Áp dụng vào quy chế tăng lương, xét thưởng cuối năm của công ty. Thông qua kết quả đánh giá, những nhân viên bị đánh giá khơng đạt sẽ nhận những hình

thức phạt như khiển trách, hạ lương, thuyên chuyển… đồng thời những nhân viên tốt sẽ được tăng lương, thưởng và đề bạt lên những vị trí cao hơn.

 Áp dụng để xếp loại nhân viên hàng năm.

Bảng 2.6: Tóm tắt kết quả khảo sát về việc áp dụng kết quả đánh giá vào thực tiễn

Nội dung các yếu tố cần khảo sát

Kết quả Trung Bình 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%)

1 Anh/ Chị nhận ra được điểm mạnh, điểm

yếu của mình sau mỗi kỳ đánh giá. 3.88 0.0 5.8 25.0 44.2 25.0

2

Việc đánh giá kết quả làm việc đã thực sự giúp ích để Anh/ Chị nâng cao chất lượng thực hiện công việc.

3.40 1.9 13.5 30.8 50.0 3.8

3

Theo Anh/ Chị, hệ thống đánh giá đã phối hợp được nhiều mục tiêu đặt ra (kế hoạch phát triển cá nhân,đào tạo, phản hồi….)

2.94 13.5 25.0 21.2 34.6 5.8

4

Kết quả đánh giá thực hiện công việc đã đã được gắn kết phù hợp các chính sách lương/ thưởng của công ty.

2.67 5.8 46.2 26.9 17.3 3.8

5

Kết quả đánh giá công việc là động lực thúc đẩy Anh/ Chị thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của mình.

2.63 9.6 34.6 40.4 13.5 1.9

Nguồn: Kết quả khảo sát

Theo kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 2.6, cơng ty có thực hiện phỏng vấn trao đổi sau mỗi kỳ đánh giá nên hầu như nhân viên đều nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của mình, tổng cộng 69.2% ý kiến đồng ý. Ngồi ra, họ cũng đồng tình với 53.8% ý kiến cho rằng công tác đánh giá đã giúp nhân viên nâng cao chất lượng thực hiện công việc. Phỏng vấn đánh giá do còn thực hiện sơ sài và không cho đối tượng tham gia đánh giá đã phần nào làm giảm đi sự tin tưởng của nhân viên vào việc phối hợp kết quả đánh giá vào các mục tiêu quản trị nguồn nhân lực đặt ra như: các kế hoạch phát triển cá nhân, đào tạo, phản hồi… do đó, vẫn cịn

Về chính sách tăng lương của cơng ty, với mỗi mức độ hồn thành cơng việc khác nhau, người lao động nhận được các mức điều chỉnh lương khác nhau sau mỗi kỳ đánh giá. Mức tăng lương được quy định cụ thể và cố định theo tổng số điểm đánh giá như được trình bày trong bảng 2.7 sau đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện họat động đánh giá kết quả thực hiện công việc tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ SYNOVA (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)