1.3. Những nội dung của quản trị rủi ro tín dụng
1.3.4. Tài trợ rủi ro tín dụng
Những hoạt động tài trợ rủi ro cung cấp những phương tiện đền bù tổn thất xảy ra, gây quỹ cho những chương trình khác để giảm bớt bất trắc và rủi ro, hay để gia tăng những kết quả tích cực. Thường một vài tổn thất vẫn xảy ra mặc dù có những nỗ lực kiểm soát chúng. Việc tài trợ cho những tổn thất này có thể bao gồm những biện pháp chẳng hạn như: mua bảo hiểm, thiết lập một chi nhánh bảo hiểm bắt buộc, hay sử dụng những thư t n ụng [1].
Tài trợ rủi ro nhằm mục đ ch ự phịng nguồn tài chính cho ngân hàng trước những tổn thất xảy ra trong tương lai. Tài trợ rủi ro là một hoạt động thụ động nếu đem so sánh với kiểm sốt rủi ro, nó là hành động đối phó sau khi tổn thất đã xuất hiện. Quá trình đánh giá rủi ro đóng một vai trị rất quan trọng trong việc giúp nhà QTRR lập kế hoạch và hợp lý hóa chương trình tài trợ rủi ro [1].
Để thực hiện tài trợ, cần có chi phí QTRR. Chi phí QTRR có nằm trong hạn mức tài chính cho phép hay khơng ln là câu hỏi trọng tâm của kế hoạch QTRR. Một kế hoạch QTRR chỉ có hiệu quả khi nó chi phí thấp, ít ra là thấp hơn mức thiệt hại mà rủi ro gây ra, hay lệ phí bảo hiểm mà ta phải trả. Các phương pháp tài trợ rủi ro phổ biến là:
- Lưu giữ tổn thất: Đây là hình thức chấp nhận chịu đựng tổn thất theo hậu
quả tài chính trực tiếp hay ch nh là phương pháp tự thanh toán tổn thất và là phương pháp phổ biến hiện nay. Nguồn ù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng thêm với nguồn vay mượn mà tổ chức đó phải có trách nhiệm hồn trả [1].
- Chuyển giao rủi ro: Đây là hình thức cung cấp nguồn kinh phí bên ngồi
để thanh tốn tổn thất khi rủi ro xuất hiện. Chuyển giao rủi ro bao gồm chuyển giao bảo hiểm và chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm, trong đó chuyển giao bảo hiểm là một hình thức người bảo hiểm chấp thuận gánh vác phần tổn thất tài chính khi rủi ro xuất hiện thơng qua phí bảo hiểm và chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm là loại chuyển giao mà người nhận chuyển giao không phải là công ty bảo hiểm về mặt pháp lý [1].
- Trung hòa rủi ro: Phương pháp mô tả hành động nhờ đó một khả năng
thắng được bù trừ từ một khả năng thua hay có kết quả ngược với kết quả rủi ro [1]. Sau đây là sơ đồ ma trận quyết định phương pháp xử lý rủi ro được tác giả tập hợp từ nghiên cứu được công bố của Morana [26]:
cao
Giảm thiểu rủi ro Né tránh rủi ro
T
Ầ
N SU
Ấ
T
Lưu giữ tổn thất Chia sẻ hoặc chuyển giao rủi ro
thấp
thấp MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG cao
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ ma trận quyết định phương pháp xử lý rủi ro
Như vậy, dựa trên cơ sở về tần suất xảy ra rủi ro và mức độ tổn thất từ việc đo lường rủi ro đã trình ày ở trên cho phép nhà QTRR ra quyết định như sau: rủi ro nào được chấp nhận, rủi ro nào sẽ chuyển giao; phương pháp kiểm soát tổn thất như thế nào; loại tổn thất nào được tài trợ, hình thức tài trợ và mức tài trợ cụ thể.
Theo công bố của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel, ngân hàng cần phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng ù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, NH được sử dụng những nguồn vốn thích hợp để ù đắp. + Đối với các tổn thất đã lường trước được rủi ro, NH có thể sử dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro nợ xấu đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để ù đắp. Mặc dù nguồn vốn này được trích lập từ chi phí kinh oanh nhưng nếu tỷ lệ trích lập quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và quyền lợi các cổ đông làm giảm uy tín của NH trên thị trường.
+ Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, NH phải dùng vốn tự có làm nguồn dự phịng để ù đắp. Nếu khả năng QTRR yếu kém gây ra mức tổn thất cao, vốn tự có của NH bị hao mịn, quy mơ tài chính và khả năng cạnh tranh của NH sẽ ảnh hưởng.
+ Ngoài ra ngân hàng cần áp dụng biện pháp khác để tài trợ rủi ro như: tham gia bảo hiểm trong suốt q trình cấp tín dụng, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
Theo Nguyễn Văn Tiến [17], khi khoản tín dụng có vấn đề, các giải pháp nhằm thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề có thể thực hiện theo một số ước như sau:
(1) Ngân hàng phải luôn luôn đặt ra mục tiêu: Tận dụng tối đa các cơ hội để có thể thu hồi đầy đủ các khoản nợ đã cho vay;
(2) Khẩn trương nắm bắt và báo cáo kịp thời thực trạng các vấn đề liên quan đến khoản tín dụng, mọi sự chậm trễ đều có làm cho tình hình tín dụng trở lên xấu hơn;
(3) Trách nhiệm xử lý khoản tín dụng có vấn đề phải được độc lập với chức năng cho vay. Điều này nhằm tránh các xung đột có thể xảy ra đối với quan điểm của các cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý khoản vay;
(4) Các cán bộ xử lý tín dụng cần trao đổi ngay với khách hàng về các giải pháp có thể. Đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu và tăng cường công tác quản lý đối với KH;
(5) Ngân hàng cần dự tính tất cả những nguồn có thể ùng được để thu nợ khách hàng;
(6) Ngân hàng cần tiến hành nghiên cứu các nghĩa vụ thuế và những tranh chấp có thể có của khách hàng;
(7) Ngân hàng cần tiến hành trực tiếp việc khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp. Riêng đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, ngân hàng cần đánh giá chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý.
(8) Cán bộ xử lý tín dụng phải cân nhắc đến tất cả phương án có thể để hồn thành việc thu hồi nợ. Nó bao gồm việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng. Các phương án khác như: bổ sung TSBĐ cho khoản tín dụng, yêu cầu bảo lãnh của bên thứ a, cơ cấu lại doanh nghiệp, sát nhập, hay thanh lý công ty, nộp đơn xin phá sản [17].