2.3. Phân tích thực trạng cơng tác QTRRTD tại MB
2.3.2.5. Phân tích tình hình quản lý chương trình liên quan đến RRTD tại MB
Về các thủ tục hàng ngày hoạt động QTRR phải tuân theo, tại các văn ản “chỉ đạo chính sách tín dụng” hay các “chỉ đạo tăng cường công tác QTRR và thu hồi nợ xấu” hàng năm, MB cũng cơ ản thể hiện sự quyết liệt đối với vấn đề RRTD. Cụ thể, ban lãnh đạo MB đã yêu cầu toàn nhân viên nâng cao năng lực QTRR, chủ động nhận diện, kiểm sốt, phịng ngừa, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền nhằm xây dựng giải pháp xử lý RRTD kịp thời, triệt để và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, an lãnh đạo MB cũng xác định ưu tiên nguồn lực, thực hiện quyết liệt các giải pháp tài trợ RRTD, thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ đảm bảo mục tiêu chất lượng tín dụng đặt ra.
Tuy vậy, việc triển khai các yêu cầu của các văn ản trên đến từng chi nhánh tại MB vẫn chưa hiệu quả, chưa được thực hiện theo đúng tinh thần các chỉ đạo và chủ trương của nhà QTRR ngân hàng. Điều này như đã phân tích xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên cơ ản là những vấn đề sau: thứ nhất, công tác truyền
thông của MB chưa đầy đủ đến từng nhân viên trên toàn hệ thống dẫn đến nhân viên chưa nhận thức đầy đủ đúng đắn về RRTD, chưa nâng cao năng lực QTRR, chưa chủ động phòng tránh RRTD; thứ 2, các chi nhánh vẫn chưa cân ằng được
mục tiêu trọng tâm “Tăng trưởng – Thu hồi nợ xấu”, vẫn tập trung vào phát triển tín dụng, chưa quan tâm hàng đầu chất lượng tín dụng và cơng tác QTRRTD; thứ 3, cơ chế giám sát việc thực hiện của hội sở MB, của đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm trực tiếp đến công tác thu hồi nợ xấu hiện vẫn chưa đầy đủ, quyết liệt đến từng chi nhánh o nhược điểm mạng lưới nhân sự cịn mỏng và nhân sự có chun mơn cao không kịp thời được đáp ứng.
HĐQT và an điều hành MB đã phân công Khối QTRR là đơn vị đầu mối thực hiện phối hợp với các Khối khác thực hiện xây dựng, quy định nguyên tắc ứng xử với từng nhóm RRTD phù hợp, tương ứng với quy trình xử lý nợ có vấn đề, với chính sách quản trị hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, Khối QTRR cũng có nhiệm vụ an hành văn ản hướng dẫn và giám sát việc thực hiện của các đơn vị trực thuộc, các chi nhánh trên toàn hệ thống. Đặc biệt, Khối QTRR sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong theo dõi, kiểm soát RRTD, kiểm sốt tình hình chất lượng tín dụng trên toàn hệ thống.
Tuy nhiên, việc triển khai của Khối QTRR trên thực tế vẫn chưa đáp ứng yêu cầu HĐQT đặt ra. Các quan điểm ứng xử RRTD vẫn xây dựng rất chung chung, khơng có hướng dẫn cụ thể đến từng chi nhánh và các đơn vị liên quan. Thực tế, các chi nhánh vẫn lúng túng trong ứng xử khi khoản tín dụng có vấn đề và gặp nhiều khó khăn khi liên hệ với đầu mối tại hội sở để có hướng dẫn đầy đủ chính xác. Bên cạnh đó, đối với những trường hợp ngoại lệ, chưa có văn ản hướng dẫn thì vẫn phải thực hiện theo đúng quy trình áo cáo lãnh đạo từng cấp. Cơ chế này đã gây mất nhiều thời gian, tạo sự không chủ động, phản ứng nhanh nhất đối với RRTD.
Về yêu cầu Khối QTRR phải theo dõi, kiểm sốt RRTD, tình hình chất lượng tín dụng trên tồn hệ thống hiện nay vẫn chưa đầy đủ, toàn diện. Kết quả khảo sát đã cho thấy, cơ chế tác nghiệp trao đổi giữa Khối QTRR và các chi nhánh vẫn chưa thường xuyên, chặt chẽ. Khối QTRR vẫn chưa xây dựng cơ chế tự động báo cáo tình hình tín dụng, các rủi ro phát sinh và rủi ro có thể phát sinh tại các chi nhánh.
Ngoài Khối QTRR, như đã đề cập, MB cũng thiết lập Ban chỉ đạo CC&THN chịu trách nhiệm chính và trực tiếp cơng tác xử lý RRTD. Tuy nhiên, Ban này hiện nay cũng ộc lộ những khó khăn khi thiếu nhân sự có chun mơn. Các thành viên của Ban là những cán bộ chủ chốt của nhiều phòng ban quan trọng của hội sở kiêm nhiệm (Phụ lục 13). Điều này gây quá tải cho các thành viên, phát sinh tình trạng
các phương án xử lý, các báo cáo xin ý kiến Ban lãnh đạo chưa thật sự chủ động. Các đề xuất cịn mang tính hình thức, chung chung, chủ yếu là thực hiện theo yêu cầu của các chi nhánh, của công ty MBAMC, của cơ quan nhà nước hay của KH.
Các phân t ch trên còn được thể hiện rõ hơn qua kết quả khảo sát nhân viên hiện đang công tác tại MB do tác giả thực hiện sau đây:
Biểu đồ 2.15: Kết quả khảo sát nhân viên về công tác tổ chức QTRRTD tại MB
(Nguồn: Kết quả tổng hợp và xử lý do tác giả thực hiện)
5 17 20 91 24 5- Hoàn toàn đồng ý 4- Đồng ý 3- Trung lập 2- Không đồng ý 1- Hồn tồn khơng đồng ý
MB đã xây ựng nguyên tắc ứng xử với từng nhóm RRTD phù hợp và đầy đủ.
Trung bình = 2.29 Phương sai = 0.92
7 15 26 88 21 5- Hoàn toàn đồng ý 4- Đồng ý 3- Trung lập 2- Không đồng ý 1- Hồn tồn khơng đồng ý
Những nguyên tắc ứng xử RRTD được MB hướng ẫn cụ thể đến Anh/Chị.
Trung bình = 2.36 Phương sai = 0.96
5 8 19 94 31 5- Hoàn toàn đồng ý 4- Đồng ý 3- Trung lập 2- Khơng đồng ý 1- Hồn tồn khơng đồng ý
Đối với các trường hợp RRTD chưa có văn ản hướng ẫn cụ thể, MB có cơ chế đối phó phản ứng rất nhanh và kịp thời.
Trung bình = 2.12 Phương sai = 0.79
11 19 31 79 17 5- Hoàn toàn đồng ý 4- Đồng ý 3- Trung lập 2- Không đồng ý 1- Hồn tồn khơng đồng ý
Cơ chế tác nghiệp trao đổi giữa chi nhánh và Khối QTRR thực hiện thường xuyên.
Trung bình = 2.54 Phương sai = 1.13
14 42 30 57 13 5- Hoàn toàn đồng ý 4- Đồng ý 3- Trung lập 2- Không đồng ý 1- Hồn tồn khơng đồng ý
Khối QTRR thường xuyên yêu cầu Anh/chị cung cấp tình hình chất lượng tín ụng, tình hình KH của chi nhánh.
Trung bình = 2.90 Phương sai = 1.31
6 16 23 89 23 5- Hoàn toàn đồng ý 4- Đồng ý 3- Trung lập 2- Khơng đồng ý 1- Hồn tồn không đồng ý
Khối QTRR yêu cầu Anh/Chị báo cáo kịp thời rủi ro phát sinh và rủi ro có thể phát sinh tại chi nhánh.
Nhìn chung, về việc thiết lập chương trình cụ thể ở chiến lược hoạt động dài hạn hay thủ tục hàng ngày hoạt động QTRR phải tuân theo, MB đã thể hiện sự quyết liệt đối với vấn đề RRTD. Ngay tại các văn ản chỉ đạo xuyên suốt hoạt động kinh doanh tồn NH được ban hành hàng năm và có phân cơng cụ thể Khối QTRR đảm nhiệm việc xây dựng, vận hành, theo dõi, kiểm soát hệ thống QTRRTD. Tuy nhiên, việc triển khai các chỉ đạo về QTRRTD đến từng chi nhánh vẫn chưa hiệu quả, chưa theo đúng tinh thần các chỉ đạo và chủ trương của nhà QTRR. Việc triển khai của Khối QTRR và các bộ phận trực thuộc khối này trên thực tế chưa đáp ứng yêu cầu và chưa hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của HĐQT MB đặt ra (Phụ lục 11).