Kiến nghị về thành phần Hiểu nhu cầu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối với chất lượng dịch vụ hải quan điện tử tại cục hải quan thành phố hồ chí minh (Trang 82)

Chƣơng 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Một số kiến nghị

5.2.2 Kiến nghị về thành phần Hiểu nhu cầu doanh nghiệp

Thành phần Hiểu nhu cầu doanh nghiệp có ảnh hƣởng lớn nhất đến sự hài lòng của doanh nghiệp XNK với hệ số β chuẩn hóa là 0.383. Hiểu nhu cầu doanh nghiệp thể hiện qua việc thông cảm, hiểu những nhu cầu và khó khăn của doanh nghiệp để làm nhanh chóng, cũng nhƣ quan tâm đến nhu cầu hợp lý và chính đáng của doanh nghiệp. Thay đổi toàn diện nhận thức không chỉ của Lãnh đạo HQ mà toàn bộ Công chức HQ về vị thế của doanh nghiệp là đối tác hợp tác nhằm nuôi dƣỡng nguồn thu lâu dài cho Quốc gia. Do đó, có một số kiến nghị nhƣ sau:

- Quan hệ đối tác HQ - doanh nghiệp đƣợc Tổ chức HQ thế giới xác định là một trong mƣời trụ cột xác lập nên những nền tảng quan trọng của một cơ quan HQ hiện đại trong thế kỷ thứ 21. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy công chức HQ

chƣa thật sự xem doanh nghiệp là đối tác. Nhận thức của cơng chức HQ đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi vị thế của công chức HQ nhƣ “ngƣời quản lý” sang vị thế của “ngƣời phục vụ” doanh nghiệp. Công chức HQ phải xác định tƣ tƣởng hƣớng đến thỏa mãn mức cao nhất cho doanh nghiệp. Ngƣợc lại, doanh nghiệp cũng phải thay đổi nhận thức, tránh tình trạng mình vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của những hành vi tiêu cực của công chức HQ.

- Hiểu, thơng cảm với khó khăn của doanh nghiệp và cùng doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn là một trong những đóng góp rất quan trọng của cơng chức HQ nhằm duy trì nguồn thu lâu dài cho quốc gia. Những vƣớng mắc đƣợc tƣ vấn một cách đúng lúc hoặc kiến nghị cấp trên giải quyết kịp thời cơ chế chính sách gây cản trở cho hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp đƣợc xem là hành động thiết thực cho việc đồng hành với khó khắn của doanh nghiệp. Các hoạt động này đƣợc cụ thể hoá nhƣ những chỉ số đo lƣờng đánh giá cụ thể về hoạt động của công chức HQ và là cơ sở đo lƣờng mức độ hoàn thành nhiệm vụ cũng nhƣ khen thƣởng đột xuất.

- Làm nhanh chóng để giảm thời gian nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp chỉ có đƣợc khi cơng chức HQ thật sự có năng lực và mong muốn thực hiện nhanh chóng. Thƣờng xuyên tập huấn về quy trình, thủ tục mới cũng nhƣ khuyến khích bằng chính sách cho cơng chức HQ tự nâng cao trình độ, có nhƣ vậy họ mới đáp ứng đƣợc kỳ vọng của doanh nghiệp XNK.

5.2.3 Kiến nghị về cải tiến phƣơng thức quản lý.

Thành phần Cải tiến phƣơng thức quản lý ảnh hƣởng thứ hai đến sự hài lòng của doanh nghiệp XNK với hệ số β chuẩn hóa là 0.283. Cải tiến phƣơng thức quản lý thể hiện qua việc thực hiện Tuyên ngôn phục vụ khách hàng, tổ chức nhiều hình thức tƣ vấn, giảm kiểm tra thực tế hàng hoá, tăng cƣờng QLRR làm cho việc thực hiện HQĐT đƣợc thông suốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian đáng kể. Do đó, có một số kiến nghị nhƣ sau:

- Khi thực hiện thủ tục HQĐT theo Nghị định 87/2012/NĐ-CP, hệ thống tự động kiểm tra, tiếp nhận, đăng ký tờ khai và phân luồng. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu về

QLRR hiện nay chƣa đƣợc xây dựng, cập nhật đầy đủ; các danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành chƣa đƣợc chuẩn hóa theo mã HS đầy đủ nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tự động hóa. Nhiều trƣờng hợp hệ thống phân luồng khơng chính xác, dẫn đến cơ quan HQ phải làm thủ tục dừng thông quan rất phức tạp, làm ảnh hƣởng đến hiệu quả của việc thực hiện thủ tục HQĐT. Do đó, Cục HQ TPHCM cần:

+ Tổ chức áp dụng có hiệu quả phƣơng pháp QLRR trong công tác quản lý giá tính thuế. Phối hợp với Cục Thuế XNK – Tổng cục Hải quan hoàn thiện cơ sở dữ liệu về trị giá hải quan của hàng hóa XNK.

+ Tham gia thực hiện chuẩn hóa hệ thống danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành, danh mục QLRR cấp Tổng cục và cấp Cục nhằm phục vụ cho triển khai thủ tục HQĐT.

+ Tiếp tục triển khai áp dụng QLRR một cách hiệu quả trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Chuẩn hóa, nâng cao chất lƣợng các khâu nghiệp vụ trong quy trình QLRR. Thực hiện trao đổi, thu thập, xử lý thông tin về doanh nghiệp và hàng hóa XNK; tiến hành rà sốt, phân tích, đánh giá, lập hồ sơ rủi ro và đề xuất áp dụng tiêu chí phân tích để kiểm tra đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp, cảnh báo các mặt hàng trọng điểm có độ rủi ro cao; rà sốt, xây dựng tiêu chí QLRR để phục vụ cho việc Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký tờ khai và phân luồng tự động trong thủ tục HQĐT.

- Nhiều doanh nghiệp cho rằng, quy trình thơng quan điện tử hiện nay là sự lai tạp giữa quy trình thơng quan điện tử và thủ cơng (hồ sơ giấy) vì ngành HQ chỉ mới thực hiện việc đăng ký tờ khai điện tử, còn các thủ tục khác nhƣ kiểm hoá, các giấy phép liên quan đến bộ ngành khác vẫn phải thực hiện thủ công. Hơn nữa, việc kết nối mạng nội bộ giữa các Chi cục chƣa đƣợc thực hiện, doanh nghiệp cần phải xuất trình tờ khai cho các Chi cục cửa khẩu mới có thể giải phóng hàng hố. Do đó, việc chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa việc kiểm tra trong thông quan qua KTSTQ là phƣơng cách quản lý hiện đại, nâng cao năng lực hiệu quả quản

lý Nhà nƣớc về HQ và là cách giảm thời gian cho doanh nghiệp nhiều nhất. Cục HQ TPHCM nên chỉ đạo các Chi cục cửa khẩu áp dụng mạnh mẽ phƣơng pháp QLRR để giảm tỉ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, tăng tỉ lệ miễn kiểm tra hồ sơ, tạo sự thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Mấu chốt để ngành HQ đáp ứng các yêu cầu về cải cách, phát triển và hiện đại hoá HQ phù hợp với thông lệ quốc tế là việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

- QLRR là yếu tố then chốt làm giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, rút ngắn thời gian thơng quan và đó chính là mong đợi của doanh nghiệp XNK. Hơn nữa, trƣớc yêu cầu hội nhập mạnh mẽ với các nƣớc và đặc biệt là khu vực ASEAN, hiện đại hố ngành HQ thơng qua việc áp dụng QLRR trong thơng quan hàng hố XNK thực sự trở thành một công tác nghiệp vụ nền tảng của ngành, góp phần cải cách, hiện đại hố HQ.

- Theo Parasuraman (1985, 1988), CLDV là chênh lệch giữa kỳ vọng và cảm nhận của ngƣời sử dụng dịch vụ. Tuyên ngôn phục vụ khách hàng góp phần kiểm soát thời gian giải quyết thủ tục HQĐT thuận lợi là kỳ vọng của ngành HQ và của cả doanh nghiệp. Tuyên ngôn là để Công chức HQ phấn đấu phục vụ cộng đồng tốt hơn nữa. Chính vì vậy, tun ngơn cũng có thể coi là một lời hứa, một cam kết mạnh mẽ từ phía cơ quan HQ và làm thay đổi nhận thức của Công chức HQ. Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp cảm nhận chƣa hài lòng lắm về việc thực hiện Tuyên ngơn của ngành HQ. Vì vậy, cịn nhiều vấn đề Công chức HQ cần khắc phục nhƣ cam kết với doanh nghiệp. Cục HQ TPHCM cần quán triệt triển khai thực hiện “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” của ngành Hải quan theo Quyết định số 225/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan với phƣơng châm hành động của Ngành: “Chuyên nghiệp – Minh bạch – Hiệu quả”. Trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị trong toàn Cục phải yêu cầu 100% công chức cam kết thực hiện:

+ Thời gian tiếp nhận, đăng ký tờ khai chậm nhất là 30 phút;

+ Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế là trong thời hạn 10 ngày làm việc; + Thời hạn trả lời, giải quyết vƣớng mác là không quá 5 ngày làm việc.

Ngoài ra, Cục Hải quan TPHCM yêu cầu tập thể cán bộ công chức trong đơn vị nghiêm túc thực hiện phƣơng châm hành động của Cục đã đề ra: “Đoàn kết – Kỷ cƣơng – Năng động – Hiểu biết – Công tâm – Hiệu quả”.

5.2.4 Kiến nghị về thành phần hệ thống khai báo HQĐT

Thành phần Hệ thống khai báo HQĐT ảnh hƣởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp XNK với hệ số β chuẩn hóa là 0.128. Hệ thống khai báo HQĐT thể hiện qua phần mềm, đƣờng truyền và trang thiết bị cho chúng. Hệ thống khai báo HQĐT đƣợc thực hiện tự động bằng phần mềm tiếp nhận phản hồi, cấp số tờ khai và phân luồng tự động nên cần tính ổn định, liên tục, tính chính xác cao và tốc độ phản hồi nhanh. Tuy nhiên, thực tế phần mềm phát sinh nhiều lỗi, còn đƣờng truyền thƣờng xuyên bị nghẽn mạng làm mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Một số kiến nghị bên dƣới đƣợc đề xuất:

- Nâng cấp hạ tầng mạng đƣờng truyền cáp quang có tốc độ cao nhằm hoàn thiện phần mềm tích hợp. Từ đó, giúp tập trung dữ liệu cấp Cục, hỗ trợ kiểm tra đối chiếu tờ khai hải quan điện tử nhanh chóng, thơng suốttrong nội bộ Cục HQ TPHCM, làm tiền đề để triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS. Ngoài ra, tiếp tục bảo trì bảo dƣỡng theo định kỳ hoặc trang bị mới các chủng loại máy trạm chính hãng, đáp ứng thao tác xử lý nghiệp vụ; kiểm tra và phối hợp với các công ty cung cấp hạ tầng viễn thông để khắc phục sự cố nghẽn mạng.

- Thực hiện nâng cấp Trung tâm Dữ liệu – Công nghệ thông tin kết hợp với xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dự phòng đảm bảo phục vụ cho việc triển khai thủ tục HQĐT theo Nghị định 87/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

- Theo thông tƣ 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài Chính quy định về việc với hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS với kỳ vọng sẽ tăng cƣờng kết nối với các Bộ, Ngành bằng cách áp dụng Cơ chế một cửa. Cơ quan HQ sẽ gửi thông tin liên quan đến việc xin cấp phép của các cơ quan chuyên ngành và kết quả xử lý cấp phép sẽ đƣợc thực hiện thông qua tự động qua hệ thống. Kết quả thực hiện thí điểm tại một số Chi cục HQ trực thuộc Cục HQ Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... cho thấy, do phần mềm mới với nhiều tích hợp

nên làm doanh nghiệp bỡ ngỡ nên doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian hơn thƣờng lệ cho việc xuất hoặc nhập khẩu.“Việc áp dụng hệ thống thơng quan tự động mới cịn bỡ ngỡ khiến thời gian thông quan kéo dài đến 2-3 ngày thay vì chỉ vài giờ như trước đây. Một số doanh nghiệp phải dừng sản xuất do nguyên liệu

tắc tại cảng” (Ngọc Tuyên - Giang Chinh, 2014). Đây chính là cơ sở cho lãnh đạo

Cục HQ TPHCM tìm hiểu và rút kinh nghiệm để khi áp dụng (từ ngày 19/5 theo Thông báo số Thông báo số 1660/TP-HQHCM) cho khu vực mình phụ trách

nhằm tránh những trƣờng hợp tƣơng tự với khẩu hiệu “HQ một cửa một chìa”. Việc áp dụng phần mềm nào dù có tiên tiến đến đâu thì cũng khó thành cơng nếu tốc độ đƣờng truyền chậm. Đầu tƣ trang thiết bị phục vụ HQĐT đặc biệt là nâng cấp hệ thống mạng và tích hợp đồng bộ các cơ quan ban ngành liên quan là ƣu tiên đầu tƣ của cơ HQ nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện đại hóa thủ tục HQĐT cũng nhƣ tƣơng thích với hải quan các nƣớc trong khu vực.

5.2.5 Kiến nghị về mức độ an toàn

Thành phần Mức độ an toàn ảnh hƣởng thứ ba đến sự hài lòng của doanh nghiệp XNK với hệ số β chuẩn hóa là 0.124. Mức độ an toàn thể hiện qua việc cơ quan HQ lƣu trữ dữ liệu an tồn, bảo mật thơng tin doanh nghiệp cũng nhƣ kiến thức, khả năng của Công chức HQ để giải quyết hiệu quả khi có sự cố về hệ thống là mối quan tâm của doanh nghiệp XNK. Theo nhiều nghiên cứu, tâm lý e ngại của bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào là vấn đề an toàn dữ liệu và bảo mật thông tin. Công tác bảo mật và an ninh mạng lỏng lẽo đã và đang gây ra những thiệt hại nặng nề cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp phản ánh hệ thống thông tin bị xâm nhập trái phép, dữ liệu nội bộ nhạy cảm bị đánh cắp gây ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh. Do đó, có một số kiến nghị nhƣ sau:

- Dữ liệu khai báo điện tử luôn đƣợc lƣu trữ an toàn khi khả năng bảo mật hệ thống đƣợc thực hiện tốt nhằm tránh sự xâm nhập từ bên ngoài. Ngoài ra, những lợi ích cá nhân có thể làm thái hố Cơng chức HQ, chuyên viên lập trình của cơng ty cung cấp phần mềm khai báo bằng việc bán thông tin nhạy cảm của

doanh nghiệp này cho các doanh nghiệp khác. Để ngăn chặn việc này phải tăng tính bảo mật hệ thống lƣu trữ thơng tin và mã hóa dữ liệu của doanh nghiệp.

- Để bảo mật thông tin doanh nghiệp, ngành HQ cần triển khai rộng rãi hơn nữa chữ ký số, xem nó là điều kiện cần thiết đối với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến và bắt buộc để đảm bảo tính pháp lý của các giao dịch điện tử giữa HQ và doanh nghiệp XNK đối với thủ tục HQĐT. Bởi vì chữ ký số dựa trên công nghệ mã hóa cơng khai đƣợc đánh giá là kiến nghị công nghệ hỗ trợ đắc lực cho quá trình đơn giản hóa thủ tục hành chính hữu hiệu nhất, có thể đảm bảo bốn yêu cầu về an tồn thơng tin gồm: định danh, bảo mật thông tin, đảm bảo thông tin không bị biến đổi, chống chối bỏ.

- Hệ thống dữ liệu khai báo của doanh nghiệp một khi gặp trục trặc sẽ gây chậm trễ cho quá trình thơng quan của lơ hàng kế tiếp của doanh nghiệp vì HQ khơng thể truy xuất thông tin của doanh nghiệp và hệ luỵ của nó cịn lớn hơn vì doanh nghiệp còn phải báo cáo với nhiều cơ quan khác nữa. Hệ thống lƣu trữ dự phịng đƣợc đề nghị triển khai vì có nó dữ liệu khai báo của doanh nghiệp sẽ đƣợc phục hồi và về cơ bản dữ liệu khơng bị mất.

- Ngồi việc đầu tƣ cho việc bảo mật thơng tin, chữ ký số...thì sự am hiểu nghiệp vụ và kỹ năng giải quyết công việc của Công chức HQ về HQĐT là vấn đề cốt lõi cho việc an tồn thơng tin này. Vì vậy, nâng cao trình độ và trách nhiệm cho đội ngũ công chức HQ, xây dựng đội ngũ Công chức HQ tinh thông về nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học...Cán bộ cơng chức phải có biện pháp hệ thống hóa và cập nhật chính sách văn bản mới và phải nắm vững chủ trƣơng, chính sách pháp luật HQ liên quan đến hoạt động XNK.

5.2.6 Kiến nghị về thành phần Mức độ tin cậy.

Thành phần Mức độ tin cậy ảnh hƣởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp XNK với hệ số β chuẩn hóa là 0.124. Mức độ tin cậy thể hiện qua việc hƣớng dẫn tận tình khi có phần mềm khai báo mới, thực hiện đúng thời gian và chính xác. Thực hiện đúng thời gian và chính xác nhƣ đã cam kết giúp doanh nghiệp chủ động trong thực hiện kế hoạch của mình và từ đó sẽ giúp họ giảm thời gian và chi phí,

góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của họ. Một phần mềm mới đƣợc triển khai sẽ là trở ngại của doanh nghiệp do sự bỡ ngỡ với nhiều thông tin và cách khai báo mới. Việc hƣớng dẫn tận tình, chính xác về phần mềm khai báo mới của Công chức HQ là yếu tố chủ đạo giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian. Một số kiến nghị cụ thể theo sau:

- Thời gian thực hiện thủ tục HQĐT đúng hạn định là mong chờ của doanh nghiệp. Phần mềm khai báo tích hợp có thể sao lƣu thời gian nhƣ là cơ sở để đánh giá cho mức độ hoàn thành công việc của Công chức HQ cũng nhƣ sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối với chất lượng dịch vụ hải quan điện tử tại cục hải quan thành phố hồ chí minh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)