CHƯƠNG 4 : Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
4.5 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu liên quan yếu tố nhân khẩu học về ý định
Phân tích ANOVA một chiều được sử dụng để xác định mối liên hệ của các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng khác nhau vào ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại TP. HCM. (xem phụ lục 7: Kết quả kiểm định ANOVA)
4.5.1 Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi
Để đánh giá khác biệt giữa các nhóm phụ nữ mang thai phân theo độ tuổi, tác giả tiến hành phân tích phương sai ANOVA mức ý nghĩa α = 5% (tức là độ tin cậy 95%), tác giả thu được kết quả như sau:
Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy: kiểm định Levene về phương sai đồng nhất khơng có ý nghĩa (Sig. = 0,123 > 0,05), nghĩa là khơng có sự khác biệt về phương sai của các nhóm. Tiếp theo, kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm cũng cho thấy khơng có sự khác biệt giữa các nhóm (Sig. = 0,972 > 0,05).
Vậy ta có thể kết luận: ở độ tin cậy 95% khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ giữa bốn nhóm phụ nữ mang thai có độ tuổi khác nhau.
4.5.2 Kiểm định sự khác biệt về trình độ học vấn
Để đánh giá khác biệt giữa các nhóm phụ nữ mang thai phân theo trình độ, tác giả tiến hành phân tích phương sai ANOVA mức ý nghĩa α = 5% (tức là độ tin cậy 95%), tác giả thu được kết quả như sau:
Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy: kiểm định Levene về phương sai đờng nhất khơng có ý nghĩa (Sig. = 0,251 > 0,05), nghĩa là khơng có sự khác biệt về phương sai của các nhóm. Tiếp theo, kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm cũng cho thấy khơng có sự khác biệt giữa các nhóm (Sig. = 0,211 > 0,05).
Vậy ta có thể kết luận: ở độ tin cậy 95% khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ giữa bốn nhóm phụ nữ mang thai có trình độ học vấn khác nhau.
4.5.3 Kiểm định sự khác biệt về nghề nghiệp
Để đánh giá khác biệt giữa các nhóm phụ nữ mang thai phân theo nghề nghiệp, tác giả tiến hành phân tích phương sai ANOVA mức ý nghĩa α = 5% (tức là độ tin cậy 95%), tác giả thu được kết quả như sau:
Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy: kiểm định Levene về phương sai đồng nhất khơng có ý nghĩa (Sig. = 0,613 > 0,05), nghĩa là khơng có sự khác biệt về phương sai của các nhóm. Tiếp theo, kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm cũng cho thấy khơng có sự khác biệt giữa các nhóm (Sig. = 0,393 > 0,05).
Vậy ta có thể kết luận: ở độ tin cậy 95% khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ giữa sáu nhóm phụ nữ mang thai có nghề nghiệp khác nhau.
4.5.4 Kiểm định sự khác biệt về thu nhập hàng tháng của hộ gia đình
Để đánh giá khác biệt giữa các nhóm phụ nữ mang thai phân theo thu nhập hàng tháng của hộ gia đình, tác giả tiến hành phân tích phương sai ANOVA mức ý nghĩa α = 5% (tức là độ tin cậy 95%), tác giả thu được kết quả như sau:
Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy: kiểm định Levene về phương sai đờng nhất khơng có ý nghĩa (Sig. = 0,025 < 0,05), nghĩa là có sự khác biệt về phương sai của các nhóm. Tiếp theo, kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm cũng cho thấy khơng có sự khác biệt giữa các nhóm (Sig. = 0,737 > 0,05). Để kiểm chứng kết quả trên, tác giả dùng phép kiểm định hậu ANOVA (ANOVA Post Hoc tests) đối với yếu tố ý định tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ vì do phương sai khác nhau (Sig. = 0,025 < 0,05). Phương pháp kiểm định được sử dụng trong trường hợp này là Tamhane’s T2 (kiểm định t từng cặp với phương sai khác nhau) theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 và kết quả kiểm định Post Hoc tests cũng cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ giữa bốn nhóm phụ nữ mang thai có thu nhập hàng tháng của hộ gia đình khác nhau vì mức ý nghĩa Sig. giữa các nhóm đều lớn hơn 0,05.