CHƯƠNG 4 : Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
5.2 Kết luận từ nghiên cứu và so sánh kết quả với các nghiên cứu trước
5.2.1 Kiểm soát hành vi cảm nhận
Yếu tố kiểm sốt hành vi cảm nhận tác động có ý nghĩa đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai (β = 0,469). Kết quả này phù hợp với của Hyondo Chung (2012) về kiểm tra ý định và hành vi tập thể dục của phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu với tình trạng kinh tế - xã hội thấp tại North Carolina – Hoa Kỳ, nghiên cứu của Supavititpatana và cộng sự (2012) về ý định hoạt động thể chất của các bà mẹ mang thai tại Thái Lan cũng như nghiên cứu của Dinallo (2011) về các yếu tố tác động đến ý định, sự động viên và hành vi tập thể dục trong từng giai đoạn 1-2-3 của thai kỳ đối với phụ nữ mang thai đã có hoặc chưa có con tại Pennsylvania, Hoa Kỳ. Điều này giải thích rằng, một khi các bà mẹ tin rằng việc thực hiện các bài tập thể dục sẽ cải thiện sức khỏe của họ thì họ sẽ dễ dàng có ý định tham gia tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai. Trong nghiên cứu này, yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận tác động mạnh mẽ đến ý định tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ là một yếu tố quan trọng để dự đốn hành vi theo mơ hình TPB tương tự như nghiên cứu của Hyondo Chung (2012).
5.2.2 Chuẩn chủ quan
Yếu tố chuẩn chủ quan tác động có ý nghĩa đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai (β = 0,236). Kết quả này cũng trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Hyondo Chung (2012), nghiên cứu của Supavititpatana và cộng sự (2012) và kể cả nghiên cứu của Dinallo (2011). Điều này cho thấy, những bà mẹ có thể có ý định tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ khi họ tin rằng những người ảnh hưởng quan trọng đối với họ (như chồng, mẹ, nhân viên y tế,...) muốn họ thực hiện hành vi này và ngược lại. Chứng tỏ sự ảnh hưởng của gia đình và xã hội tác động trực tiếp đến các bà mẹ mang thai, đặc biệt là nhân viên y tế. Họ sẽ tiếp thu ý kiến của những người ảnh hưởng quan trọng đối với họ để đi đến ý định tham gia tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ hay không.
5.2.3 Tập thể dục tự hiệu quả
Yếu tố tập thể dục tự hiệu quả tác động có ý nghĩa đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai (β = 0,157). Tầm quan trọng của tự hiệu quả bắt nguồn từ mối quan hệ trực tiếp đến ý định, đó là cảm nhận của phần lớn các lý thuyết xã hội là yếu tố quyết định gần nhất của hành vi. Kế thừa nghiên cứu của Hyondo Chung (2012) về việc đề xuất đưa yếu tố tập thể dục tự hiệu quả vào mô hình đã chứng minh rằng yếu tố này cũng ảnh hưởng đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai (Steele, 2002; Bland và cộng sự, 2013). Khi các bà mẹ có niềm tin vào bản thân vượt qua các rào cản nhận thức trong thời kỳ mang thai sẽ có chiều hướng tích cực trong việc đi đến ý định tham gia tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ.
5.2.4 Thái độ
Kết quả phân tích dự liệu của tác giả cho thấy yếu tố thái độ tác động khơng có ý nghĩa đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai tại TP. HCM. Như vậy, yếu tố thái độ không được các bà mẹ mang thai ở TP. HCM quan tâm. Điều này có thể lý giải rằng những hữu ích mà việc tập thể dục thường xuyên mang lại đã trở thành thông dụng, phổ biến, mọi người đều biết. Vì vậy nó được xem là điều hiển nhiên, và lời giải thích này khơng loại trừ phụ nữ mang thai - đối tượng
trong nghiên cứu đang khảo sát. Ở đây chỉ còn là vấn đề bản thân họ muốn hay không muốn tập thể dục. Và kết quả này cũng là phù hợp trong nghiên cứu của Hyondo Chung (2012) và đối tượng của nghiên cứu cũng tương đồng với nghiên cứu này có thể giải thích thêm cho phần nhận thức của xã hội có nền kinh tế - xã hội thấp như ở Việt Nam – một nước đang phát triển.
5.2.5 Kết luận
Tóm lại, nghiên cứu này đã sử dụng TPB là khuôn khổ lý thuyết kết hợp với lý thuyết tự hiệu quả như một nhân tố mới trong mô hình để kiểm tra các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai tại TP. HCM. Đặc biệt, nghiên cứu đã phát hiện rằng kiểm soát hành vi cảm nhận là nhất quan trọng ảnh hưởng đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, yếu tố về thái độ không tác động trực tiếp đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai. Những phát hiện từ nghiên cứu này có thể giúp các nhà nghiên cứu thiết kế can thiệp hiệu quả để thúc đẩy ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai và từ đó dự đốn hành vi tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ ở phụ nữ mang thai. Mang thai là một giai đoạn chuyển tiếp và tạm thời với nhiều kết quả lâu dài ảnh hưởng đến đời sống của cả bà mẹ và con cái của họ. Khi tác động của các yếu tố quan trọng nhất là hiểu, thì về lý thuyết điều khiển, phát triển tốt, can thiệp mang thai cụ thể thiết kế để cải thiện các hành vi sức khỏe và kết quả cho phụ nữ có thể được thiết kế.
Nhìn chung, những người được khảo sát trong nghiên cứu này là những người đã có biết về thơng tin hữu ích của việc tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ qua các phương tiện truyền thông, sách hướng dẫn,... Tuy nhiên, đa số họ ngại tập luyện do việc thay đổi tâm sinh lý cũng như cấu trúc vật lý của cơ thể, đồng thời việc tập luyện như thế nào là phù hợp chưa được hướng dẫn cụ thể và rộng rãi cho các phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Phần lớn các bà mẹ đã từng nghe về nó nhưng vẫn cịn thiếu kiến thức và thông tin về tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai. Giáo dục phụ nữ về lợi ích của tập thể dục trong thai kỳ, cũng như bao
chương trình được thiết kế để tăng cường ý định tập thể dục thường xuyên là những yếu tố then chốt để tạo động lực cho phụ nữ để tập thể dục.
5.3 Gợi ý chính sách
Nghiên cứu cung cấp một góc nhìn tổng quan về các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai tại TP. HCM. Có ba yếu tố tác động đến ý định này được lần lượt sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần như sau: kiểm soát hành vi cảm nhận, tập thể dục tự hiệu quả và chuẩn chủ quan.
Các nhà hoạch định chính sách và các nhà cung cấp dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản cần khẳng định và cung cấp các bằng chứng khoa học về lợi ích tương đối của việc tập thể dục trong thai kỳ đối với các bà mẹ; tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, giáo dục theo chương trình Làm mẹ an toàn và từ chương trình này khuyến khích các bà mẹ tham gia các buổi tập thể dục. Hiện nay, tại các bệnh viện lớn ở TP. HCM có mở các lớp giáo dục tiền sản và có hướng dẫn cụ thể về các bài tập thể dục trong thai kỳ, tuy nhiên các bà mẹ mang thai biết về thông tin này rất hạn chế. Khảo sát sơ bộ của tác giả cho thấy 90% các bà mẹ đi khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ không biết về lớp giáo dục tiền sản (nội dung, thời gian, địa điểm, sự hữu ích,...).
Các nhà hoạch định chính sách và các nhà cung cấp dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản nên tăng cường khả năng tiếp cận tập thể dục trong thai kỳ để được phổ cập hơn nữa qua các chính sách tuyên truyền, chính sách dán áp phích, phát tờ rơi, đưa thơng tin lên báo đài, các phương tiện truyền thống để không những nâng cao nhận thức của các bà mẹ về ý định tập thể dục trong thai kỳ mà mọi người trong xã hội đều biết lợi ích của việc tập thể dục trong thai kỳ trong tương lai (giống như việc tuyên truyền nuôi con bằng sữa mẹ đã được áp dụng và rất thành công).
Các nhà hoạch định chính sách và các nhà cung cấp dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản nên tạo cơ hội cho việc trải nghiệm của các bà mẹ thông qua các lớp hướng dẫn các bài tập thể dục thai kỳ miễn phí tại các bệnh viện lớn ở TP. HCM để các bà mẹ có thể tự tin rằng các bài tập thể dục của mình khơng ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai mà ngược lại, đây là cách
tốt nhất để đáp ứng nhu cầu về cảm xúc và thể chất cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Hiện tại, các bà mẹ chỉ tích cực hoạt động thể chất với xu hướng theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng mà chưa có kế hoạch tập luyện, cách thức tập luyện rõ ràng, cụ thể để có kết quả về lợi ích đối với sức khỏe của cả mẹ và bé như mong đợi.