Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 56)

CHƯƠNG 3 : Phương pháp nghiên cứu

3.3 Nghiên cứu định lượng

3.3.1 Phương pháp

3.3.1.1 Các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi

Bước 1: Trên cơ sở thang đo nháp được phát triển từ kết quả nghiên cứu định tính (mục 3.2.2), đồng thời bổ sung thêm phần thông tin cá nhân bà mẹ mang thai được phỏng vấn, tác giả thiết kế bảng câu hỏi ban đầu.

Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được sử dụng để phỏng vấn thử với 30 bà mẹ mang thai dưới 36 tuần tại TP. HCM về ý định tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh của các câu hỏi (phát biểu) về mặt hình thức và khả năng cung cấp thông tin của bà mẹ mang thai, đồng thời điều chỉnh lại một số từ ngữ cho phù hợp và dễ hiễu hơn.

Bước 3: Sau khi căn cứ vào kết quả phỏng vấn thử, tác giả hiệu chỉnh thành bảng câu hỏi chính thức sử dụng để thu thập thơng tin mẫu nghiên cứu. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 26 câu tương ứng 26 biến quan sát, trong đó có 23 biến quan sát thuộc thành phần biến độc lập, 03 biến quan sát thuộc thành phần ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai.

3.3.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Trong nghiên cứu này, phiếu khảo sát được gửi trực tiếp đến từng bà mẹ đang mang thai tại các bệnh viện chuyên khoa sản hoặc các phòng khám chuyên khoa sản trong khu vực TP. HCM. Người được hỏi chỉ cần hoàn tất các câu hỏi trong phiếu khảo sát về ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai để hoàn tất cuộc khảo sát.

Chiến lược chọn mẫu sử dụng trong khảo sát định lượng này là chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, tức là chọn những phần tử dựa trên sự thuận tiện, dễ tiếp cận và dễ lấy thông tin. Nhược điểm của phương pháp này là không xác định được sai số lấy mẫu và không thể kết luận cho tổng thể từ kết quả mẫu. Tuy nhiên, lấy mẫu thuận tiện được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu bị giới hạn về thời gian và kinh phí.

3.3.2 Thiết kế mẫu

Kích thước mẫu của nghiên cứu đảm bảo phù hợp để tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) là mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Nghiên cứu này có 26 biến đo lường, như vậy số lượng mẫu tối thiểu phải đạt:

n = 10 x 26 = 260 mẫu.

Mục tiêu của đối tượng khảo sát là những người có điều kiện cụ thể sau: - Là phụ nữ đang mang thai khỏe mạnh (khơng có vấn đề về bệnh lý của cả thai phụ và thai nhi trong thai kỳ) có tuổi thai dưới 36 tuần đang sinh sống tại TP. HCM - Độ tuổi từ 18 đến 45 vì đó là độ tuổi sinh con phổ biến ở Việt Nam (theo quy định của Luật Hôn Nhân Gia Đình Việt Nam năm 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)