CHƯƠNG 3 : Phương pháp nghiên cứu
3.2 Nghiên cứu định tính
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính
Do sự khác nhau về văn hóa và mức độ phát triển kinh tế, các thang đo đã được thiết lập tại các nước khác ở nghiên cứu trước có thể chưa phù hợp ở Việt Nam, cho nên tác giả xây dựng các thang đo điều chỉnh và bổ sung thông qua một nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung. Thông qua cơ sở lý thuyết ở chương 2, ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại TP. HCM gồm bốn yếu tố với các biến quan sát của các nghiên cứu trước, đây là nền tảng và cơ sở để thực hiện việc nghiên cứu định tính.
Thang đo của các nghiên cứu trước được dùng làm cơ sở tham khảo cho việc thực hiện nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi cho các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu.
Các biến quan sát từ thang đo chuẩn được dịch sang tiếng Việt và điều chỉnh cho phù hợp với trường hợp hệ thống thông tin đang nghiên cứu là tập thể dục trong thai kỳ.
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert năm mức độ, từ 1 đến 5 cho tất cả các biến độc lập và phụ thuộc. Năm mức độ đó là: 1 là “hồn tồn khơng đờng ý”, 2 là “khơng đồng ý”, 3 là “trung lập”, 4 là “đồng ý” và 5 là “hồn tồn đờng ý”. Riêng đối với thang đo Tập thể dục tự hiệu quả, năm mức độ đó là: 1 là “hồn tồn khơng tự tin”, 2 là “không tự tin”, 3 là “trung lập”, 4 là “tự tin” và 5 là “hoàn toàn tự tin”
Người được phỏng vấn là những chuyên gia có kinh nghiệm trong vấn đề chuyên khoa sản, thể dục thể thao và một số bà mẹ đang mang thai. Trong buổi phỏng vấn họ được hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai. Mục đích của việc thảo luận nhóm tập trung nhằm: - Xác định các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại TP. HCM và các biến quan sát đo lường các yếu tố này.
- Khẳng định các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ
lý thuyết các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại TP. HCM được tác giả đề xuất trong mục 2.4.4, trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại TP. HCM và phát triển thang đo các yếu tố này.
Các thành viên tham gia khảo sát thảo luận nhóm tập trung gờm 02 bác sĩ chuyên khoa sản, 01 nữ hộ sinh trực tiếp làm công tác tuyên truyền huấn luyện tại lớp Thể dục tiền sản, 01 huấn luyện viên thể dục thể thao và 06 bà mẹ đang mang thai khỏe mạnh dưới 36 tuần sinh sống tại TP. HCM khảo sát có ý định tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai. Phương thức thảo luận là dưới sự điều khiển của tác giả, các thành viên bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung của dàn bài thảo luận do tác giả soạn thảo (Xem phụ lục 1). Nghiên cứu được tiến hành như sau: Bước đầu tiên, tác giả thảo luận với các bà mẹ bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để thu thập dữ liệu liên quan. Sau đó, dựa vào các thành phần cần đo lường trong mơ hình và tham khảo thang đo của các tác giả trong nước và ở nước ngoài, tác giả giới thiệu các thành phần tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai trong thang đo sơ bộ và các tiêu chí đánh giá các thành phần này để họ thảo luận. Các bà mẹ tham gia đưa ra quan điểm của mình và các bà mẹ khác đưa ra quan điểm phản biện lại ý kiến của các bà mẹ trước đó, cho đến khi khơng cịn quan điểm của ai, các bà mẹ cho biết ý kiến bằng văn bản, tác giả tổng hợp và giữ lại những ý kiến được 2/3 số bà mẹ đề xuất. Cuối cùng, tác giả xin ý kiến đánh giá của các bà mẹ về thành phần tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai.
Dữ liệu hiệu chỉnh sẽ được trao đổi lại với các bà mẹ tham gia một lần nữa. Q trình nghiên cứu định tính được kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho các kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà khơng tìm thấy sự thay đổi gì mới.
Kết quả này là cơ sở để tác giả phát triển thang đo nháp và bảng câu hỏi sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn thử n = 30 bà mẹ đang mang thai khỏe mạnh dưới 36 tuần nhằm làm cơ sở cho việc hồn chỉnh thành thang đo chính thức sử dụng trong nghiên cứu định lượng.