Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm sản phẩm xanh của người tiêu dùng trẻ nghiên cứu tại các tỉnh nam trung bộ (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha

Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach Alpha. Hệ số của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang đo không phù hợp. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Ngoài ra, Nunnally và Bernstein (1994) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013, trang 365) cho rằng hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) dùng để kiểm tra mối tương quan chặt chẽ giữa các biến khi cùng đo lường một khái niệm nghiên cứu phải lớn hơn hoặc bằng 0.30 thì biến đó đạt yêu cầu.

Từ đó, tác giả kiểm định độ tin cậy của thang đo dựa trên cơ sở các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên.

Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép. Trong đó, có hai biến SI4 và PCE2 có hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của biến tổng nhưng tác giả vẫn giữ lại

vì hai biến này quan trọng và có ý nghĩa cho nghiên cứu. Do đó đều được sử dụng trong các bước phân tích EFA và phân tích hồi quy tiếp theo.

Bảng 4.2 : Kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha Biến Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's alpha nếu loại

biến Thái độ đối với hành vi mua xanh Cronbach Alpha = .796

AGP1 12.41 4.040 .591 .753

AGP2 12.74 3.973 .637 .731

AGP3 12.97 3.669 .601 .751

AGP4 12.70 3.972 .605 .746

Ảnh hưởng xã hội Cronbach Alpha = .777

SI1 15.65 5.526 .628 .710

SI2 15.58 5.417 .668 .696

SI3 15.58 5.382 .644 .703

SI4 15.15 6.119 .417 .779

SI5 15.51 5.894 .422 .781

Nhận thức về tính hiệu quả của người tiêu dùng Cronbach Alpha = .809

PCE1 11.80 3.908 .628 .759

PCE2 12.27 4.256 .488 .824

PCE3 11.74 3.588 .711 .717

PCE4 11.87 3.820 .686 .732

Sự quan tâm đến hình ảnh cái tơi Cronbach Alpha = .781

CSI1 6.95 2.741 .611 .721 CSI2 7.25 2.247 .705 .607 CSI3 7.38 2.285 .563 .780 Tính tập thể Cronbach Alpha = .836 COL1 15.62 5.451 .566 .825 COL2 15.39 5.811 .588 .817 COL3 15.33 5.472 .641 .803 COL4 15.58 5.174 .716 .781 COL5 15.47 5.101 .687 .789

Ý định mua sản phẩm xanh Cronbach Alpha = .852

GPI1 11.79 3.659 .690 .812

GPI2 12.01 3.735 .607 .849

GPI3 11.77 3.696 .748 .790

GPI4 11.80 3.513 .733 .794

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm sản phẩm xanh của người tiêu dùng trẻ nghiên cứu tại các tỉnh nam trung bộ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)