1. Lý do chọn đề tài
2.2. Con ngƣời trong xã hội Mƣờng
2.2.2.1. Hình tƣợng gì ghẻ con chồng
Khác với truyện Nàng Ờm - Chàng Bồng Hương, truyện Út Lót - Hồ Liêu, Nàng Nga - Hai Mối, truyện thơ Nàng con côi đã đề cập đến một hình
ảnh khác của xã hội lúc bấy giờ. Nạn đa thê trong chế độ cũ đã sản sinh ra hình tượng gì ghẻ - con chồng. Hiện tượng này đã trở thành một vấn đề khiến cho cả xã hội phải quan tâm, nhiều thế hệ người Mường đã phải chịu những hậu quả nặng nề do chế độ ấy mang lại.
Truyện Nàng con côi phản ánh mối xung đột gay gắt giữa một bên là
nàng Con Cơi và một bên là mụ gì ghẻ. Nàng Con Cơi mất mẹ từ nhỏ, bố đi lấy vợ kế, nàng phải sống trong sự ghẻ lạnh của mụ gì ghẻ cay nghiệt và độc ác.
Mụ gì ghẻ “cậy lắm điều hay, cậy nhiều ý sáng”, hết lần này đến lần khác hành hạ, ngược đãi và sát hại nàng. Từ việc tìm mọi cách cho nàng
không dệt được vải, lừa nàng đi chăn trâu xa để rồi đến khi bố nàng về phải trách phạt nàng, đến việc bắt bố nàng đem nàng bỏ vào rừng sâu:
Đem vào rừng sâu làm nhà cho nó ở Đem vào núi làm tổ cho nó nằm Cho nó học trồng dâu ni tằm
Cho nó học làm nương làm rẫy Con gái gì mà chỉ hay tảy
Con gái gì mà chẳng hay làm. [Tập2, Tr 221] Một đứa con gái ngây thơ, vô tư, trong sáng đã bị mụ hãm hại đến bước đường cùng; mụ đem nàng vào rừng xanh khác nào đem nàng đến chỗ chết. Và sự độc ác của mụ khơng chỉ dừng lại ở đó, khi biết nàng Con Cơi khơng chết mà lại có một cuộc sống giàu sang, hạnh phúc thì mụ một lần nữa quyết tâm hãm hại. Mụ cho người nhắn nàng rằng bố bị bệnh mong Con Côi về thăm, nhưng vừa về đến nhà mụ liền bày mưu cho Con Côi trèo cây cao để hái quýt cho bố. Con Cơi trèo lên cây thì mụ chặt gốc khiến cho nàng rơi xuống hồ mà chết:
Dì ghẻ Con Cơi thâm độc Thấy vịng thì nhặt
Thấy trầm thì đeo
Lại giục cho Con Côi trèo Lên mãi cành cao
Lại cầm dao ra chặt.
Và nói: Trầm ngân Con Cơi đã cho Trầm ngà thì tao đã lấy Cứ chặt gốc, cứ trốc ngọn Đón vía con cơi lên trời Đốn cây cho nó rơi xuống hố Cầu trời phù hộ tôi
Cho Con Côi không nên người. [Tập2; Tr 248,249]
Lần này mụ gì ghẻ quyết tâm giết hại Con Cơi, bởi vì mụ “thèm cảnh
nhà Con Côi giàu, muốn cái nhà của Con Cơi rộng; muốn làm nên bà mộng, muốn con mình được chung sống với chồng Con Cơi”. Lịng tham lam và sự
độc ác đã khiến mụ gì ghẻ có hành động ghê tởm, đứa con gái của mụ mới chính là hạnh phúc của mụ, cịn Con Cơi chính là kẻ thù của mụ. Hành động của mụ gì ghẻ đã giày xéo lên luân thường đạo lý của con người.
Từ đầu đến cuối truyện, xuất hiện song song với hình ảnh mụ gì ghẻ là hình ảnh nàng Con Cơi. Nàng là một người con gái ngoan ngoãn, lương thiện, hồn nhiên và trong sáng. Trước sự hãm hại của mụ gì ghẻ, bằng sự nỗ lực của bản thân và bằng chính sự lương thiện của mình nàng đã tìm cho mình một cuộc sống hạnh phúc. Lúc đầu khi biết mình bị lừa bỏ vào rừng sâu, nàng đã khóc than mãi nhưng sau đó đành gạt nước mắt tự tìm cách vươn lên. Người bạn bên cạnh nàng là con voọc, con chó. Rồi hạnh phúc đã tìm đến với nàng, một lần có chàng trai lạ qua nhà, hai người quen nhau và thành vợ thành chồng, chung sống hạnh phúc bên nhau. Tuy vậy lúc nào Con Cơi cũng nghĩ tới gia đình của mình:
Muốn về thăm bố một lần
Muốn về thăm gì, thăm em một bận Nhưng ở giữa nơi rừng sâu
Ở nơi đồi xa xăm
Biết lối nào mà về thăm
Biết đường nào mà về viếng. [Tập2, Tr 231] Tình cảm của Con Côi đối với gia đình thật đáng quý biết bao. Sau những đau khổ mà mụ gì ghẻ đã gây ra, nàng vẫn hướng về gia đình của mình với một niềm nhớ mong da diết. Người con gái ấy vẫn muốn làm tròn chữ hiếu, nàng xin chồng về thăm gia đình, người chồng đã giúp nàng gặp được bố, nàng không nén nổi niềm vui sướng khi gặp được bố, nàng “nướng lợn,
vặm gà; nướng gà vặm kết” để thiết đãi bố. Nàng muốn bù đắp lại cho bố
những gì mà thời gian qua nàng chưa làm được. Đặc biệt khi nghe tin bố bị ốm nặng, nàng đã vượt núi lội khe về thăm bố:
Vì thương bố ốm nàng vượt núi Vì thương bố đau nàng mới lội khe
Về thăm bố. [Tập2, Tr 253] Hình ảnh nàng Con Cơi là hình ảnh về một người con gái hiếu thảo, nghĩa tình. Nàng là ngơi sao lung linh toả sáng giữa bầu trời của xã hội thời đó. Mặc dù bị mụ gì ghẻ hãm hại cho đến chết, nàng vẫn được cứu sống, nàng trở về lại càng xinh đẹp hơn. Cái thiện đã chiến thắng cái ác tà, sự lương thiện cao cả của nàng đã nhấn chìm sự độc ác xấu xa của mụ gì ghẻ như một sự tất yếu cho những gì mà mụ đã gây ra.