1. Lý do chọn đề tài
3.3. Ngôn ngữ
3.3.1. Công thức mở đầu kết thúc và chuyển đoạn
3.3.1.1. Công thức mở đầu
Thông thường ở đa số các truyện thơ, ngay trong những câu mở đầu, nhân vật người kể chuyện xuất hiện qua những lời gián tiếp. Trong những lời mở đầu kiểu này, người kể chuyện khẳng định nguồn gốc dân gian của cốt truyện, mình chỉ làm cái việc cầm bút “chép lại”, “thuật lại”. Cách mở đầu ấy xét về hiệu quả thẩm mĩ mang màu sắc khách quan cho truyện kể.
Tuy nhiên, ở đa số các truyện thơ Mường Thanh Hố, lại có cơng thức mở đầu kiểu khác, đó là cách mở đầu bằng những câu khuyết chủ thể. Theo sự khảo sát của chúng tơi thì có tới ba trên bốn truyện có cơng thức mở đầu theo kiểu này.
Mở đầu truyện Út Lót - Hồ Liêu: Đồn rằng đồn rằng
Đồn rằng nhà ông cun Khấm Được trứng ngan treo
Nhà ông cun lang Tào Được con muông chết xác
Đồn rằng nhà ông cun lang Trác Được ngọc khú ngọc rồng
Được ngọc rồng ngọc chiêng. [Tập2, Tr15] Mở đầu truyện Nàng Nga – Hai Mối như sau:
Đồn rằng đồn rằng Mường nọ có hai chị em Em là Út Thái
Chị là Nàng Nga
Con ông Cun Đủ đạo Dà Đất La sơn, mường Đủ Ó Đất giàu lũng sang
Làng giàu lũng có Đất lắm cơm
Mường lắm lúa. [Tập2, Tr 89] Mở đầu truyện Nàng con côi:
Du du la du Du du la diện
Kể một chuyện gì ghẻ con cơi. [Tập2, Tr219]
Những câu “ Đồn rằng, đồn rằng”, „Du du la du, du du la diện” là những câu mở đầu xuất hiện thường xuyên trong nhiều bài dân ca Mường, đã trở thành một mơtíp. Mở đầu bằng những câu có sẵn như thế thì cũng có nghĩa rằng: chuyện sắp nói đây vốn lưu hành trên cửa miệng dân gian từ đời nào không biết nữa, cũng chẳng rõ ai là người đặt ra. Câu khuyết chủ thể mang theo đặc trưng lối nói, lối hát riêng của dân tộc Mường.
Riêng đối với truyện Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương, cách mở đầu lại hoàn toàn khác:
Thương nhiều, thương lắm, các mẹ ơi! Việc nhà đã nhàn
Việc quan đã rỗi
Nhân ngơi nghỉ ngơi em kể
Bày chuyện đau buồn ngày trước để các mẹ biết
Để mà thương thân xót phận cùng em. [Tập 2, Tr 182] Ở đây người kể chuyện cũng chính là nhân vật chính của truyện, hồn oan của nàng Ờm đã kể về chính cuộc đời của mình. Lối kết cấu bằng lời gián tiếp của người kể chuyện này ngay lập tức đã kéo người nghe xích lại gần với người kể trong một mối quan hệ thân tình, ấm áp tình người. Truyện thơ trở thành một tiếng nói quyết liệt chống lại những điều vô nhân đạo đang ngự trị trong xã hội, đây là lời “tố khổ” của chính nạn nhân, mỗi lời thơ đều thấm đẫm máu và nước mắt nên có giá trị hiện thực cao.
3.3.1.2. Cơng thức kết thúc
Cách kết thúc của truyện thơ Mường không phải là cách kết thúc bằng cách rút ra bài học luân lý, mà ở đây là cách kết thúc tuân thủ theo mơ hình kết thúc bi kịch.
Chẳng hạn, truyện thơ Út Lót - Hồ Liêu sau khi kể về cái chết của Hồ
Liêu, tiếp đến là cái chết của nàng Út Lót đã kéo theo cái chết của hai họ trong đám đưa dâu và cả cái chết của chính đạo Cun Cun. Cách kết thúc này là cách kết thúc đầy bi kịch.
Rồi ở truyện Nàng Nga – Hai Mối sau khi kể về cái chết của Hồ Liêu, là cái chết của Nàng Nga. Hai người được cùng ở bên nhau không phải ở trên trần gian mà là ở thế giới bên kia.
Trai gái binh mường đất Đủ Ó – La sơn Đã vớt được Nàng Nga
Rước về đất dâu nhà rừng cũ Cho xim gặp rớ
Cho vợ gặp chồng Đôi nấm mộ song song
Mãi mãi, Nàng Nga ở cùng chàng đạo Hai Mối. [Tập2, Tr 172] Riêng ở truyện Nàng con côi lại kết thúc bằng cảnh nấu nồi khoai, càng “đốt than cho hằng thêm” thì nồi khoai lại càng kêu lớn hơn “ Sặc sặc! Mẹ
làm giặc giết con”. Đây là một cách kết thúc rất đặc biệt, tác giả đã mượn hình ảnh nấu khoai để nhấn mạnh và khắc sâu về sự trả giá cho sự độc ác của mụ gì ghẻ, mụ đã hãm hại nàng Con Cơi thì bây giờ chính tay mụ lại giết cả con gái của mình. Cách kết thúc ấy của câu chuyện thật thâm thuý và sâu cay.
So với lời mở đầu thì lời kết thúc của truyện thơ đa dạng hơn, vì nó gắn bó mật thiết với nội dung của cả câu chuyện. Cách kết thúc bằng những lời thơ giản dị, tha thiết, chân thành làm cho dư âm của câu chuyện như lắng lại mãi trong lòng người, tạo nên hiệu quả thẫm mĩ cao.
3.3.1.3. Công thức chuyển đoạn
Cốt truyện của truyện thơ Mường được kết cấu theo trật tự tuyến tính: Kể lần lượt từng sự kiện, tuần tự theo thời gian xảy ra từ trước đến sau, nếu là sự kiện xảy ra đồng thời với những nhân vật khác nhau, trong những khơng gian khác nhau thì cũng kể lần lượt từng sự kiện một.
Kết cấu cốt truyện ấy được biểu hiện bằng một hình thức ngơn ngữ phù hợp. Theo dõi các truyện thơ chúng ta có thể thấy rõ điều đó.
Truyện thơ Út Lót – Hồ Liêu được phân ra từng đoạn với hình thức lời chuyển đoạn – hay cịn có thể gọi là hình thức lời mở đầu mỗi đoạn như sau:
Rồi tháng hai đã đến ....
Bây giờ .....
Khi ấy, đạo Út mường Đẹ ....
Ngày tới đất kinh kỳ .....
Tính ngày đi chầu vua Kẻ Chợ .....
Nàng Út Lót từ đó trở về .....
Tồn bộ tác phẩm được chia thành 12 đoạn. Đáng chú ý là đa số ở đầu mỗi đoạn là những từ chỉ thời gian, được xem là cái mốc quan trọng để chuyển sang việc kể sự việc khác.
Truyện Nàng Nga – Hai Mối cũng phân thành 12 đoạn, lời mở đầu mỗi đoạn như sau:
Một buổi nọ ....
Đồn đồn đồn rằng .......
Nào ngờ khi ấy ......
Một buổi nọ ....
Lúc bấy giờ ......
Lúc ấy, ơng vua Ao ước.
Có thể nói, lối kể chuyện theo trình tự xảy ra từng sự kiện như thế với một hình thức ngơn ngữ thích hợp như thế thể hiện trình độ tư duy ít nhiều đơn giản, chất phác của người Mường xưa. Ở đây có thể thấy rằng ở truyện thơ Mường hồn tồn vắng bóng kiểu kết cấu phức tạp như: phải có những đoạn hồi tưởng, những đoạn đồng hiện hai hoặc ba sự kiện song hành xảy ra. Mặt khác, ta cũng thấy mơ hình lời mở đầu mỗi đoạn như thế, một lần nữa khẳng định truyện thơ được diễn xướng theo phương thức kể lại chính chứ khơng phải phương thức xem như văn học viết, dẫu truyện thơ đã được ghi lại thành văn bản.
3.3.2. Ngôn ngữ đậm đà bản sắc dân tộc Mƣờng
Cách diễn đạt ngôn ngữ của người Mường trong truyện thơ rất gần gũi, hình ảnh thân thuộc, giản dị, dân dã với cuộc sống hằng ngày, song khơng vì
thế mà giảm đi giá trị nghệ thuật mà ngược lại ngôn ngữ của truyện thơ lại đậm đà bản sắc dân tộc Mường.
Chẳng hạn, khi nói đến sự giàu sang, người Mường thường nhắc đến trâu bò, hay những vật dụng gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động của họ.
Sáng tỏ xin mẹ ở chốn gian trong Xin được truyền bắc niếng ba hơng Dóng cồng cao ngân
Gọi binh cùng mường
Ra đi khai hoang mở ruộng [Tập2, Tr114] Hay: Ta mang chín chục trâu đen đóng sẹo
Chín chục trâu trắng đóng vai
Đến tận đất Cẩm Thuỷ – Quang Hoàng xem chợ. [Tập2,Tr94] Đặc biệt trong việc sử dụng ngơn ngữ, lối nói vần được người Mường sử dụng phổ biến. Điều đó được thể hiện rất rõ trong truyện thơ. Đây là lối nói dễ đọc, dễ nghe, dễ hiểu nhưng cũng khơng kém phần trang trọng.
Những từ ngữ của người Mường được sử dụng khá phổ biến. Chẳng hạn người Mường nếu nói “áng” là nơi quang đãng nơi tụ họp vui chơi chung, “người Tảo” là người Kinh; “móng” là cửa sổ nhà sàn, cịn gọi là vóng; “ hoa li dục li dén” có nghĩa là lồi hoa q, rất hiếm rất đẹp, “ơng mộng” là bố vợ,, “mỏ” là nơi nước mạch chảy ra, “bái” là cỏ tranh....
Con nước trên mỏ chảy về một nương
Con người ở đôi nương ngồi chung một nơi móng giữa Đạo Hồ Liêu người trên lưng ngựa
Giục hai đứa liệu về cho nhanh
Giục mường cùng binh lo về cho chóng Kẻ cịn son mẹ cha trong ngóng
Kẻ làm rể ơng mộng đợi thăm
Đi việc cun việc quan đàng xa xăm trở lại Hết rừng thưa chẳng đòi dựng trại
Hết rừng bái chẳng ngại mỏi chân. [Tập2, Tr 50]
Ngôn ngữ trong truyện thơ Mường là lời ăn, tiếng nói bằng ngày nên nó mang những suy nghĩ hồn hậu, chân thành:
Thuở ấy, tuổi em mới lên mười lăm Váy em mới bằng một păng
Hàm răng em còn trắng Bàn chân bằng lá phay pháy Ban sớm cho chí ban trưa
Em cịn sàng đất vào tờ nang rác Sàng cát vào tờ nang ne
Dưới bóng cây bương, cây tre
Lấy lá chuối tập đan tập dệt. [Tập2, Tr184]
Tuy vậy, ngôn ngữ trong truyện thơ khơng hồn tồn bê ngun xi hay sao chép một cách cứng nhắc máy móc ngơn ngữ cuộc sống của người dân Mường, Trong quá trình sử dụng, các nghệ nhân dân gian đã chú ý đến việc gọt giũa và nâng nó lên thành ngơn ngữ của nghệ thuật nên mang tính nghệ thuật cao, đậm chất trữ tình:
Khăn trắng của anh đã loang lỗ máu Khăn nhớ khăn thương các mẹ không thấu Khăn nghĩa khăn tình các mẹ chưa hay
Tấm khăn dính máu này biến thành đây bơng trăng trên núi Trời mưa nó nở hoa trắng
Trời nắng nó nở hoa vàng. [Tập2,Tr198]
Nói tóm lại, ta thấy ngơn ngữ trong truyện thơ Mường giàu âm sắc, nó vừa cụ thể nhưng lại vừa trừu tượng, nó gần gũi với cuộc sống hằng ngày nhưng lại là tiếng nói chung của người dân Mường. Ngôn ngữ của truyện thơ
là ngôn ngữ bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống nên nó nói lên được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân Mường. Vì vậy, ngơn ngữ trong truyện thơ khơng cịn đơn thuần là ngôn ngữ của cuộc sống thường ngày mà nó đã được nâng lên thành ngơn ngữ của nghệ thuật.
3.3.3. Việc sử dụng tên riêng chỉ địa danh, địa điểm
Truyện thơ Mường Thanh Hoá được xem là linh hồn của người Mường Thanh Hoá. Trong tiềm thức của họ, những câu chuyện trong truyện thơ là những chuyện tình có thật, gắn với lịch sử của dân tộc Mường. Do vậy, trong truyện thơ những tên đất, tên mường ở Thanh Hoá đã được nhắc đến khá phong phú và phổ biến.
Khảo sát toàn bộ 4 tác phẩm truyện thơ Mường Thanh Hố chúng tơi thấy xuất hiện khá nhiều các tên riêng chỉ địa điểm:
- Chẳng biết cụ Mường Mống
Hay khách cụ mộng Mường Khương
- Ông mối Mường Khâm bước lên cửa trước Bà mơ Mường Trác bước lên cửa sau.
- Con ông cun Đủ đạo Dà Đất La sơn, mường Đủ Ĩ …..
Sơng Ngang bến Đuộng. - Chàng qua đất Mường Kìm
Gặp nàng Mường Kìm đi dâu hái lá.
- Rằng anh là người quê cậu Mường Vống Người đất mộng Mường Khương.
- Quê nhà em ở đất Cành Nàng Làng Cai Gia, con mường Kỳ Ôống.
Những tên mường, tên đất được nhắc đến, cụ thể là: Mường Mống, Mường Khương, Mường Kìm, Mường Trác, Mường Vống, Mường Kỳ Ơống…. Mường Mống nay ở Cẩm Thuỷ (Thanh Hố), Mường Khương nay là
xã Trung Hạ - Quan Sơn (Thanh Hoá), Mường Khâm và Mường Trác nay là ở Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá), Mường Đủ Ó nay thuộc xã Thạch Bình – Thạch Thành (Thanh Hố), Mường Kìm nay là xã Cẩm Ngọc – Cẩm Thuỷ (Thanh Hố)…. Ngồi ra những địa danh cũng được nhắc đến như: đất La Sơn nay thuộc xã Thạch Sơn – Thạch Thành (Thanh Hoá), đất Cẩm Thuỷ – Quan Hoàng (huyện lỵ cũ của Cẩm Thuỷ, nay thuộc huyện Vĩnh Lộc), Sông Ngang – bến Đuộng (có người nói bến Đuộng ở xã Thành Trực – Sông Ngang ở xã Thạch Lâm, đều thuộc huyện Thạch Thành – Thanh Hố), khe Ngịn (một con suối lớn ở Mường Ngịn, nay thuộc huyện Ngọc Lặc-Thanh Hố), núi Làn Ai (nằm trong địa phận Mường Ai, trước là xã Ái Hạ, nay nằm giữa hai xã Long Vân và Ban Cơng, thuộc huyện Bá Thước, Thanh Hố)….
Trong truyện thơ Mường những địa danh, những tên đất, tên mường vang lên như những âm thanh của đất, gợi nhớ về cái vùng mường xa xưa ở xứ Thanh với những đặc điểm về địa thế, cảnh vật và cả những dấu ấn về lịch sử xã hội của một thời đã qua.
Núi Làn Ai nghèo tiền nghèo của
Nhưng Làn Ai giàu nghĩa giàu tình. [Tập2, Tr 211]
Ở truyện thơ Mường nói riêng và thơ ca Mường nói chung xuất hiện nhiều địa danh, địa điểm của người Mường, chứng tỏ từ xa xưa người Mường đã rất gắn bó với làng, với mường. Tên các địa điểm địa danh đều thuộc các vùng mường của xứ Thanh đã phần nào phản ánh tính chất “tự cấp tự túc và khá kép kín” trong sinh hoạt văn hố, văn nghệ của người Mường trước đây. Ngoài ra, việc xuất hiện các tên địa danh cũng thường liên quan đến hai chủ đề phổ biến là ca ngợi cảnh vật truyền thống của địa phương và ca ngợi tình yêu nam nữ. Song tên riêng chỉ địa điểm xuất hiện nhiều hơn ở chủ đề tình u đơi lứa.
3.4. Một vài nét so sánh nghệ thuật của truyện thơ Mƣờng Thanh Hoá với nghệ thuật của truyện thơ các dân tộc thiểu số khác Hoá với nghệ thuật của truyện thơ các dân tộc thiểu số khác
Truyện thơ Mường Thanh Hoá đặt trong mối tương quan với truyện thơ các dân tộc thiểu số khác khơng chỉ có những nét độc đáo về mặt nội dung mà cịn có những nét riêng, đặc sắc về mặt nghệ thuật. Chúng ta sẽ xem xét điều đó trên 3 phương diện: kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ.
Về kết cấu cốt truyện, nếu như ở các truyện thơ Tày – Nùng mơ hình kết thúc câu chuyện là mơ hình kết thúc có hậu thì ở truyện thơ Mường Thanh Hố, mơ hình kết thúc bi kịch mới là phổ biến và tiêu biểu. Ở mơ hình kết cấu có hậu thường thể hiện bằng ba giai đoạn: Gặp gỡ – Tai biến - Đồn tụ, thì mơ hình kiểu kết cấu cốt truyện với kết thúc bi kịch được thể hiện bằng công thức sau: Gặp gỡ và yêu nhau – Bị ngăn trở, rẽ duyên – Một hoặc cả hai đều chết. Truyện thơ Mường Thanh Hoá đa số được xây dựng theo kết cấu cốt truyện trên.
Với việc sử dụng kết cấu cốt truyện ấy, chứng tỏ truyện thơ Mường Thanh Hố đã có bước phát triển hơn hẳn so với truyện cổ tích về tư duy nghệ thuật. Đứng ở góc độ xã hội – lịch sử mà nhìn nhận thì truyện thơ Mường Thanh Hố có ý nghĩa tố cáo hiện thực sâu sắc, cịn đứng ở góc độ mĩ học thì đó là một kiểu kết thúc mang ý nghĩa mĩ học sâu sắc vì nó đã tạo nên sự tẩy rửa, thanh lọc tâm hồn người đọc người nghe. Kiểu kết cấu cốt truyện với kết thúc có hậu mang đậm lý tưởng lãng mạn thì đến với truyện thơ Mường Thanh Hoá, một kết thúc bi kịch khiến con người nhìn nhận rõ bản chất của thực tại hơn.
Về nhân vật, hệ thống nhân vật được xây dựng trong truyện thơ về cơ bản có những nét tương đồng với truyện thơ các dân tộc thiểu số khác. Tuy nhiên ở truyện thơ Mường Thanh Hoá nhân vật đã mang dấu ấn địa phương rõ nét. Nhân vật được xây dựng trong một không gian xác định gắn liền với những địa danh của người Mường ở Thanh Hoá.
Chẳng hạn trong truyện Nàng Nga – Hai Mối, Nàng Nga được giới
thiệu là con gái một lang đạo giàu có ở vùng đất La sơn Mường Đủ Ó (nay thuộc huyện Thạch Thành – Thanh Hố). Cịn với Nàng Ờm trong truyện
Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương thì lại được xây dựng trong một khơng gian
“Q nhà em ở đất Cành Nàng; Làng Cai Gia, con mường Kỳ Ôống”.
Như vậy, mỗi nhân vật trong truyện thơ Mường Thanh Hoá đều gắn