Giới thiệu về truyện thơ Mƣờng Thanh Hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 27 - 35)

1. Lý do chọn đề tài

1.3. Vấn đề truyện thơ Mƣờng Thanh Hoá

1.3.2.1. Giới thiệu về truyện thơ Mƣờng Thanh Hoá

Kho tàng văn học dân gian của dân tộc Mường trên đất Thanh Hoá rất xuất sắc và phong phú, cùng với sử thi đồ sộ Đẻ đất đẻ nước, văn học dân

gian của dân tộc Mường Thanh Hố cịn có nhiều thể loại phản ánh đủ các chuyện xảy ra trên đời. Đó là những tục ngữ, thành ngữ, những câu đố, ca

dao, những bài hát ru con, những lối hát giao duyên… mà qua đó ta có thể hình dung đầy đủ cuộc sống của cha ông xưa. Nổi lên trong kho tàng phong phú ấy có nhiều truyện thơ rất xúc động mà chủ yếu là những câu chuyện tình dang dở của những cặp thanh niên tuấn tú tài ba hoặc chuyện về những nàng con côi, những nạn nhân của chế độ lang đạo, đa thê hay bóc lột những kiếp người ít có khả năng tự bảo vệ. Đó là những truyện như Út Ló t- Hồ Liêu, Nàng Nga - Hai Mối, Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương, Nàng con côi.

Truyện thơ Mường Thanh Hố được trích dịch và xuất bản từ năm 1962 với hai tác phẩm Nàng Nga - Hai Mối và Út Lót - Hồ Liêu. Từ đó đến

nay tất cả có 4 truyện thơ Mường Thanh Hố được sưu tầm và xuất bản đó là:

Út Lót - Hồ Liêu, Nàng Nga - Hai Mối, Nàng Ờm - Chàng Bồng Hương,

Nàng con cơi. Trong đó có một tác phẩm được xuất bản dưới hình thức song

ngữ là truyện Nàng Nga - Hai Mối. Dưới đây xin giới thiệu về những truyện

thơ nổi tiếng đó.

+ Truyện Út Lót – Hồ Liêu

Đây là một truyện thơ dân gian được người Mường nhắc đến nhiều nhất. Có thể nói từ khi cịn ở trong nơi, mỗi người Mường đã được nghe ru, nghe hát về Út Lót - Hồ Liêu. Đến tuổi bắt đầu biết nhận xét ít nhiều về cảnh vật xung quanh họ lại được bà, mẹ kể lại cho nghe về sự tích đàn bướm lạc tháng ba, năm năm lại tái sinh và bay qua bay lại dập dờn đông vô kể ở các nẻo rừng và về con cầy cun nằm rũ rượi, buồn bã đáng thương như người nuối tiếc điều gì đến trọn kiếp. Người già ở vùng Ngọc Lặc, Thạch Thành nói lại rằng chuyện thật xảy ra từ thời Minh Mệnh, nhưng không rõ truyện thơ ra đời khi nào và cũng khơng biết ai đặt ra đầu tiên. Có điều khơng gian phổ biến của truyện rất rộng, các huyện miền núi rộng như Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc và người Mường ở tỉnh Hồ Bình cũng lưu truyền câu chuyện này. Chính vì vậy mà lời các văn bản được các nhà văn sưu tầm, nghiên cứu tập hợp cũng có nhiều chỗ khơng giống nhau, phần tóm tắt và đánh giá dưới đây

là theo tác giả Minh Hiệu (Tuyển tập thơ Mường Thanh Hoá - NXB KHXH -

1986).

Truyện kể rằng: Nàng Út Lót vừa đẹp, vừa xinh lại thơng minh, là con gái thứ ba của Đạo Tu Liêng và bà Cun Táo. Thấy bố lo lắng buồn phiền vì nỗi khơng có con trai thay mặt mình đi chầu vua Kẻ chợ, nàng xin mặc giả trai để làm việc đó, dọc đường nàng gặp Hồ Liêu, con một Lang Đạo khác cũng đi chầu vua, hai người kết làm bạn “Chung lưng, chung lộ, chung cỗ,

chung phòng”. Trong những ngày ở kinh kỳ, không những vua Kẻ chợ mà cả

Hồ Liêu cũng nghi ngờ rằng nàng Út Lót giả trai. Nhờ thơng minh, bình tĩnh Út Lót dã đánh lạc hướng sự theo dõi của những người đó. Hết hạn chầu vua, trên đường trở về quê Út Lót mới bỏ lốt cải trang trở lại ngun hình một cơ gái dịu dàng, lộng lẫy, hai người yêu nhau, thề nguyền vàng đá, rồi tạm chia tay nhau hẹn ngày gia đình Hồ Liêu sang nhà dạm hỏi chính thức.

Khơng ngờ ở nhà cha mẹ Hồ Liêu đã cưới vợ cho chàng. Hồ Liêu tìm hết cách cưỡng lại vẫn không nổi nên đau ốm rồi thất tình rồi chết. Nhiều người đến dạm hỏi Út Lót nàng đều từ chối. Về sau nàng đành chiều theo ý cha mẹ nhưng chỉ nhận lời của đạo Cun Cun là người ở về hướng mồ chôn Hồ Liêu. Ngày rước dâu khi đi qua mộ người yêu, nàng xin xuống thăm mộ chàng lần cuối, tới nơi nàng cất tiếng gọi Hồ Liêu mở nắp săng, đón nàng vào, rồi cửa mộ khép lại như cũ. Hai họ mất cô dâu bơ vơ ngơ ngẩn biến thành đàn bướm trắng, cịn chú rể tiếc Út Lót q đỗi nên biến thành con cầy cun nằm rũ trên cây khơng thiết gì ăn uống.

Truyện thơ Út Lót - Hồ Liêu đã thu hút được cảm tình của người nghe, người đọc suốt từ đầu đến cuối câu chuyện, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sức hút đã toát ra từ nội dung lành mạnh, nhân đạo, từ hình tượng Út Lót khá thành công và từ lời thơ trong sáng, đẹp đẽ. Lời thơ có sức diễn tả khá sâu, rất gần dân ca mường vừa giàu hình ảnh, vừa giàu âm điệu.

Truyện này có thể bắt nguồn từ một truyện tình bi thảm có thực ở Án Đỗ (Mường Đủ), huyện Thạch Thành cịn có đền thờ Nàng Nga, có con cháu dịng học ơng Cun Đủ Ĩ. Gần đó là Mường Già quê mẹ Nàng Nga và con sông Ngang, Bến Đuộng, Cẩm Thuỷ, Quan Hoàng - nơi Nàng Nga và Hai Mối đã gặp nhau và yêu nhau. Những tục lệ giao hiếu giữa Mường Đủ Ó với Mường Già và làng Quan Hồng đều có liên quan đến truyện này và mãi đến sau cách mạng tháng Tám năm 1945 ít lâu tục lệ đó mới bỏ.

Nhiều người quả quyết truyện Nàng Nga - Hai Mối là phần tiếp theo

truyện Út Lót - Hồ Liêu vì cho rằng Nàng Nga là người vợ mà cha mẹ Hồ

Liêu đã cưới cho chàng, khi Hồ Liêu chết, Nàng Nga trở về nhà cha mẹ đẻ và sau đó mới gặp Hai Mối. Nhưng có người nói, nếu vợ của Hồ Liêu có tên là Nga chăng nữa thì đó chỉ là sự trùng tên. Nàng Nga trong truyện Nàng Nga -

Hai Mối rõ ràng có một tính chất tâm hồn khác hẳn, vả lại nội dung ở mỗi

truyện cũng rất khác nhau. Điều đáng mừng là có những điểm khác nhau, nhưng nét chính của truyện thơ vẫn thống nhất.

Nàng Nga là con một lang cun rất giàu có, được cha cho phép mở chợ kén chồng. Hai Mối là con của một lang cun khác, thường giả thành người dân đi khắp nơi để thử người kén vợ, nghe tin đồn Nàng Nga đẹp người, đẹp nết, chàng tìm đến, hai người yêu nhau trao của tin, hẹn một hai thành vợ chồng. Chàng trở về đem binh mường đi khai hoang vỡ ruộng quyết tâm làm cho đất Mường giàu có, hẹn ngày đi cưới Nàng Nga. Nhưng lúc ấy có một tên chúa đất khác, uy quyền lớn hơn rất nhiều đến hỏi Nàng Nga. Bố nàng tham nơi quyền thế và giàu có hơn đã gả nàng về làm lẽ tên này. Nàng Nga nhắn tin Hai Mối đến cứu nhưng tin bị lạc. Mất một năm sau Hai Mối mới biết chàng đem quân đón đường định cướp lại nhưng khơng kịp, chàng đành một mình sang tận đất Lào tìm cách gặp bằng được Nàng Nga. Bàn hết kế vẫn khơng có cách nào có thể tự do chung sống mà không bị nhà chồng và cha mẹ cấm đoán, hai người hẹn nhau cùng chết để về bên ma thành vợ thành chồng. Tên chúa đất đau đớn vì mất Nàng Nga cũng chết theo.

Truyện thơ Nàng Nga - Hai Mối sở dĩ chỉ chiếm một vị trí đặc biệt

trong văn học và đời sống văn hố Mường trước đây, chính vì nó vừa là một bản tình ca rất đẹp về tình u và lịng chung thuỷ, vừa là bài ca đầy sức rung cảm về tình u q hương mường bản. Nó gần như một chương “thánh ca”, ở đó kết tụ những ước mơ cơ bản nhất của người Mường trong xã hội thời đó. Là tiếng nói của lịng người dân, là bài ca đạo đức của nhân dân, nó ln răn dạy nhắc nhở những ai có trách nhiệm với hạnh phúc mọi người, với quê hương, mường bản.

+ Truyện Nàng Ờm – chàng Bồng Hương

Truyện Nàng Ờm - Chàng Bồng Hương là một trong những truyện thơ có giá trị của dân tộc Mường.

Cách thành phố Thanh Hố 150 km dọc theo bờ sơng Mã về phía Bắc đến Cành Nàng (Bá Thước), giữa rừng cây trùng điệp là một ngọn núi đá nghiêng mình soi bóng xuống dịng sơng. Núi ấy là núi Làn Ai. Nay gọi là núi Cành Nàng - quê hương của truyện thơ Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương.

Việc sưu tầm truyện thơ này gặp rất nhiều khó khăn vì dân tộc Mường khơng có chữ viết, tiếng nói lại mỗi nơi mỗi khác. Do đó truyện thơ khơng nơi nào giống nơi nào. Như đoạn vào đầu tự thuật cuộc đời của Nàng Ờm, người Như Xuân kể:

Rằng thuở ấy, năm đó Khi em cịn nên người Tuổi em mới lên năm Răng em còn trắng

Váy em mới bằng một gang Bàn chân em bằng lá phay pháy Bàn tay em băng lá me me

Nhưng đại bộ phận các bản ở Bá Thước, Ngọc Lặc đồng bào lại kể rằng:

Thuở ấy em mười lăm Váy em mới bằng một păng Hàm răng em còn trắng Bàn chân bằng lá phay phay Bàn tay bằng lá muồng muồng

Về cái chết của Nàng Ờm cũng vậy, mỗi nơi kể mỗi khác. Đặc biệt truyện kể ở xã Minh Sơn (Ngọc Lặc) thì khác về căn bản. Theo đồng bào ở đây kể lại thì Nàng Ờm bị bố mẹ đánh chết ngay trên nhà. Đang cơn tức giận bố nàng quăng xác qua cửa móng xuống sân. Bồng Hương mới đem xác nàng

lên núi Làn Ai chơn và thắt cổ chết theo. Chuyện kể ấy hồn toàn khác hẳn với chuyện được kể ở Bá Thước, Như Xuân, Ngọc Lặc. Truyện ở các vùng này đều thống nhất là Nàng Ờm bị đánh đập nhiều quá, cơ em gái động lịng thương nên:

Em gái yêu lẳng lặng

Hình như nghe xót nghe thương Lấy chìa khố trong lưng

Vội mở cửa con mau Trên trời mây quang Gió tạt sang vóng cái Chân tay em tê dại

Liều quăng mình xuống sân Để tránh roi tránh vọt

Chàng Bông Hương từ lâu đứng đợi Anh bế em vào nách

Anh ôm em ngang lưng

Tuy nhiên các bản dù sưu tầm dược ở bất cứ vùng nào cũng đều thống nhất về cốt truyện, chỉ khác nhau ở những chi tiết phụ hoặc trong ngơn ngữ.

Chuyện được tóm tắt như sau: Hồn oan tự kể chuyện rằng tên nàng là Ờm, quê ở đất Cành Nàng, gần Mường Ca Da, Ký Ống (thuộc Hồi Xuân - Quan Hoá ngày nay). Bố mẹ nàng giàu có, chỉ có 2 con gái, nàng là chị. Ờm quen anh Bồng Hương từ nhỏ, cùng chơi trò sàng gạo bằng đất vào mo nang, từng tập đan bằng tàu lá chuối, cùng đi trâu cùng nhau bên ngõ, đi bò cùng nhau trên nương… Hai người yêu nhau chỉ luôn mong ước sống chung hạnh phúc “ăn cơm chung một gian, uống nước chung một máng, xỉa răng chung một ống- chết hay sống cùng trọn một đôi”. Bố mẹ Ờm khơng thích Bồng

Hương, em gái nàng nhỏ dại nhiều khi còn mách mẹ cha để đe nạt chị. Ờm bị đòn vọt xỉ vả, Bồng Hương chỉ biết lén đứng gần sân bất lực đau khổ. Một đêm bố mẹ đánh Ờm hết sức tàn nhẫn. Cơ em gái động lịng lén mở khoá cửa,

Nàng Ờm “quăng mình xuống sâm”, Bồng Hương đỡ lấy người yêu, hai

người cùng trốn vào núi Làn Ai ăn lá ngón để cùng chết về bên ma xây dựng cuộc sống lứa đôi như họ từng mơ ước.

Truyện thơ Nàng Ờm - Chàng Bồng Hương là một bản tình ca ngợi

những khát vọng, những ước mơ chân chính nhưng hết sức giản dị của những con người mong được tự do yêu đương, tự xây dựng hạnh phúc của mình. Truyện thơ được xây dựng bằng một kiểu cấu trúc khá mới, đánh dấu một giai đoạn phát triển của truyện thơ Mường.

+ Truyện nàng Con Côi

Truyện Nàng Con Cơi thuộc mơ típ người mồ côi trong sự phân loại

truyện dân gian vốn rất quen thuộc. Đó là truyện gắn với số phận một cô gái bị mẹ ghẻ hành hạ, hắt hủi nhưng cuối cùng vẫn được hưởng một cuộc sống hạnh phúc giàu sang. Tuy nhiên truyện thơ Nàng Con Côi tập trung vào chi

tiết trả thù, không tập trung nhiều vào những cảnh lầm than của nhân vật chính. Truyện kể như sau:

Bố đi làm xa, Con Côi ở nhà với gì ghẻ, bố về, gì mách nàng lười nhác, bắt phải bỏ vào rừng sâu. Con Cơi khóc than mãi cũng chẳng ai nghe đành gạt nước mắt mà tự tìm cách sống. Bạn bè của con Cơi là con Voọc trên ngàn, con chó rừng làm đầy tớ. Một lần có chàng trai lạ qua nhà. Hai người quen nhau rồi ăn ở với nhau thành vợ chồng. Chàng trai là người thần hoá phép biến rừng xanh vắng vẻ thành làng, thành nước, nhà mọc đằng trước, nhà mọc đằng sau. Hai vợ chồng chung sống hạnh phúc. Con Côi nhớ bố xin chồng về nhà chồng cho nàng hai hạt bầu tỉa xuống vóng sau, vóng trước, dây bầu lớn dài leo mãi về nhà bố, nhà gì. Bố phải đi chặt gốc bầu nên gặp được Con Côi, ở mấy ngày bố địi về, Con Cơi gói cơm cho bố, gói một đùm kín mít biếu gì. Gì tham lam đóng cửa buồng ngồi ăn, nhưng giở ra thì tồn rắn rết, gì căm Con Cơi lắm, bèn tìm cách đến nhà Con Cơi trả thù. Con Cơi đối xử với gì cũng xa lạ nhưng gì biết cảnh nhà nàng bèn quyết tâm hại Con Côi, cho người nhắn nàng rằng bố bị bệnh, mong Con Cơi về, nhưng nàng vừa đến nhà gì đã

bắt trèo cây hái qt cho bố, Con Cơi trèo cây gì chặt gốc, nàng rơi xuống hồ, gì cho cơ em thay chị nhưng anh rể chẳng thương chỉ cho làm việc vặt trong nhà. Con Cơi khơng chết vì được chó ngao và đàn vượn cứu, nàng trở về xinh đẹp hơn. Cô em phải trở về nhà, đàn vượn bày cho cách tắm nước sơi cho đẹp, nước nóng làm cơ ta chết, đàn khỉ đem thịt muối chua để Con Côi mang về cho gì, gì tưởng mắm của con gái, con rể nên ăn mắm ngon lành, đến gói cuối thì thấy ngón tay, ngón chân con gái, gì tức q lăn quay ra chết.

Truyện Nàng Con Côi là một truyện thơ có vị trí rất đặc biệt trong đời sống tình cảm của nhân dân dân tộc Mường. Có thể nói bất kỳ ở một bản nào, dù hẻo lánh đến đâu, dù ít người đến mấy thì cũng có truyện con cơi, mà bà con thường gọi là Con Côi đi đày, con Côi nuôi cá, Con Côi và người đi săn,

Gì ghẻ Con Cơi. Những truyện con côi này được kể mỗi nơi mỗi khác. Nơi kể

bằng văn xi, nơi kể bằng văn vần, có nơi cả văn xuôi và văn vần xen kẽ nhau. Hồn tồn lệ thuộc vào trí nhớ, trình độ sáng tạo của nghệ sĩ dân gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)