Nhân vật xây dựng gắn với dấu ấn địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 97 - 99)

1. Lý do chọn đề tài

3.2. Nhân vật

3.2.2. Nhân vật xây dựng gắn với dấu ấn địa phƣơng

Nhân vật trong truyện thơ Mường Thanh Hoá được xây dựng trong một không gian cụ thể, xác định chứ không phải là không gian ước lệ như một số truyện thơ Tày – Nùng khác. Đặc biệt nhân vật đã để lại nhiều dấu vết địa lý cho đến ngày nay.

Trong tâm trí của người Mường xứ Thanh, các truyện thơ đều bắt nguồn từ những câu chuyện có thật trong cuộc đời, cho nên nhân vật trong truyện gắn liền với những địa danh và hiện tượng thiên nhiên có trên miền đất của người Mường. Hình tượng Nàng Nga trong truyện Nàng Nga - Hai Mối

gắn liền với địa danh đất La Sơn, mường Đủ Ó (nay thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hố), cịn nàng Ờm trong truyện Nàng Ờm - Chàng Bồng Hương gắn liền với địa danh đất Cành Nàng, mường Kỳ Ống (nay thuộc

huyện Bá Thước - Tỉnh Thanh Hoá)…

Đặc biệt nhân vật trong những truyện thơ Mường Thanh Hoá đã để lại những dấu ấn cho đến ngày hôm nay. Ở các vùng miền núi cao của người Mường có một lồi hoa có tên là Bơng Trăng - một lồi hoa đẹp nở vào tháng ba, có mùi hương dịu ngọt, đó là lồi hoa tượng trưng cho tình yêu trong trắng, nồng nàn, thuỷ chung của nàng Ờm và Chàng Bồng Hương. Màu đỏ chính là máu của Ờm sau khi bị cha mẹ đánh và Bồng Hương bế nàng chạy lên núi Làn Ai (thuộc huyện Bá Thước ngày nay). Tại đây họ cùng nhau ăn lá ngón và mãi mãi được ở bên nhau ở thế giới bên kia. Đồng thời trên núi cũng mọc một loại cây rất đặc biệt gọi là cây tương tư.

Nhân vật Nàng Nga và Hai Mối trong truyện Nàng Nga – Hai Mối đã

để lại chứng tích cịn lại ở xã Thạch Bình - Thạch Thành – Thanh Hố: đó là đền thờ Nàng Nga (cịn gọi là Đền Mẫu), tục kết chạ giữa Cẩm Hoàng (Cẩm Thuỷ) với mường Đủ (Thạch Thành) nảy sinh để ghi nhớ sự gặp gỡ rồi yêu nhau giữa Nàng Nga và đạo Hai Mối. Một khu đất gần đền thờ Nàng Nga tương truyền một thời là vườn dâu của Nàng Nga, địa điểm mà Hai Mối và Nàng Nga trao nhau kỷ niệm này vẫn cịn đó ở xã Thành Trực. Tại đây vẫn

cịn ba cây được giải thích là hồn của Nàng Nga, đạo Hai Mối cùng nhà vua Ao ước biến thành.

Theo tác giả Trần Thị Liên và Nguyễn Hữu Kiên trong cuốn Văn hoá

truyền thống Mường Đủ (37) cho biết: Một thời xưa trai gái Mường Đủ -

Mường Già nay cũng thuộc xã Thạch Bình khơng bao giờ lấy nhau. Tập qn này nảy sinh từ ngày nàng Út Lót bng lời thề độc. Bằng cách duy trì tập quán ấy, nhân dân hai mường muốn tin rằng câu chuyện tình được truyện thơ kể lại có căn rễ lịch sử của nó.

Cũng giống như ở truyện Nàng Nga – Hai Mối và truyện Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương, nhân vật của truyện Út Lót - Hồ Liêu cũng đề lại chứng

tích, đó là hình ảnh con cầy cun hiện nay là do hồn lang đạo cun cun nhập vào. Vào tiết tháng chín con cầy cun béo tốt vì tháng chín ngày xưa đạo Cun Cun tràn trề hi vọng đi hỏi nàng Út Lót, cịn tháng ba con cầy cun gầy rạc đi, đồng bào Mường cho rằng đó là do đạo Cun Cun phiền tiếc nàng Út Lót. Khơng những thế ở vùng núi hiện nay, vào tiết tháng ba, bướm nở thành từng đàn, người ta bảo đó là những cơ gái đi đám cưới nàng Út Lót biến thành...

Như vậy, ta có thể thấy rằng các nhân vật trong truyện thơ có sức sống mãnh liệt trong lòng đồng bào người Mường, họ dựa vào đó để giải thích những hiện tượng tự nhiên, những sinh hoạt trong đời sống của họ. Nhân vật trong các câu chuyện thơ đã hoá thân một cách sinh động trong phong tục tập quán và niềm tin của họ. Chính điều đó đã làm cho các nhân vật trong truyện thơ Mường sống mãi cùng thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)