Triết lý nhân quả báo ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 68 - 69)

1. Lý do chọn đề tài

2.2. Con ngƣời trong xã hội Mƣờng

2.2.2.2. Triết lý nhân quả báo ứng

Truyện Nàng con côi không tập trung nhiều vào những cảnh lầm than của nhân vật chính mà tập trung chủ yếu vào chi tiết trả thù. Ở đây ta thấy toát lên một triết lý nhân quả - báo ứng. Triết lý nhân quả - báo ứng đã chi phối mạnh mẽ tư tưởng cũng như đến nhân sinh quan của tác giả khi viết câu chuyện này.

Theo lơgíc của tư tưởng nhân quả - báo ứng thì những kẻ gây ra điều ác, tất nhiên sẽ bị trừng phạt thích đáng. Cịn những người ngay thật, lương thiện trải qua bao đau khổ sóng gió của cuộc đời rồi cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc và hưởng giàu sang phú quý. Đó là triết lý nhân sinh đồng thời cũng là lý tưởng sống của các nhân vật chính diện trong các truyện thơ cùng loại của các dân tộc ít người.

Soi chiếu triết lý nhân quả - báo ứng vào truyện Nàng con cơi ta thấy rằng mụ gì ghẻ độc ác đã gây ra bao đau khổ cho nàng, đã tìm cách hãm hại nàng từ lần này đến lần khác, cuối cùng đã phải chịu hậu quả: đứa con gái bị chết do muốn tắm nước sôi cho đẹp, đàn khỉ đem thịt của đứa con gái ấy muối chua để Con Cơi đem về cho mụ gì ghẻ, mụ tưởng mắm của con gái và con rể

biếu mình nên ăn mắm một cách ngon lành, đến gói cuối cùng thì mụ thấy ngón tay và ngón chân con gái, mụ tức quá lăn quay ra chết. Ở đây ta thấy xuất hiện mơ típ “mẹ ăn lầm thịt con”- mơ típ khá phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Cái chết của mụ gì ghẻ là hợp với lẽ thường của tự nhiên. Cái ác phải bị trừng phạt, người gieo gió ắt sẽ gặp bão. Đây là quy luật đấu tranh của cuộc sống, sự sống của bên này nghĩa là cái chết của bên kia và ngược lại. Kết cục của câu chuyện mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Cùng với cái chết của mụ gì ghẻ là một sự sống hồi sinh của nàng Con Cơi. Con Cơi đã được hồi thai, trở về từ cõi chết. Nàng đã được những người bạn cứu giúp. Nàng là một người con gái trong sáng, nết na, hiếu thảo, nghĩa tình. Nàng sống một cuộc sống lương thiện và giàu lòng vị tha nhân ái. Dẫu phải gặp bao sóng gió nhưng rồi cuối cùng nàng Con Côi vẫn trở về với hạnh phúc của mình. Nàng đáng được hưởng những gì mà nàng đang có, cần có.

Triết lý nhân quả - báo ứng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ đầu đến cuối câu chuyện, khiến cho câu chuyện kết thúc một cách có hậu. Đó là cách kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam. Truyện Nàng con côi

cùng với truyện Tấm Cám, Cô bé lọ lem xứng đáng là những câu chuyện đẹp nhất, hay nhất về số phận người mồ côi trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)