Xây dựng nhân vật thành hai tuyến đối lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 94 - 97)

1. Lý do chọn đề tài

3.2. Nhân vật

3.2.1. Xây dựng nhân vật thành hai tuyến đối lập

Cũng giống như truyện cổ tích, truyện thơ Mường Thanh Hố đã xây dựng nhân vật thành hai tuyến đối lập, đó là: Hệ thống nhân vật chính diện và hệ thống nhân vật phản diện. Hai hệ thống nhân vật này có mối quan hệ qua lại với nhau để cùng thể hiện một chủ đề tư tưởng nhất định.

+ Hệ thống nhân vật chính diện

Đó là những nhân vật tượng trưng cho chính nghĩa, tài năng, cho khát vọng và mơ ước tình yêu và hạnh phúc. Thực ra, dù có tên hay khơng có tên thì hệ thống nhân vật này đều là những cặp nhân vật trữ tình: anh – em, chàng – nàng quen thuộc, đó là Út Lót và Hồ Liêu, Nàng Nga và đạo Hai Mối, Nàng Ờm và Chàng Bồng Hương, nàng con côi và chàng trai lạ. Những cặp nhân vật này thường có số phận na ná như nhau và cũng thường mang những tính cách, phẩm chất giống nhau.

Các chàng trai, cô gái trong truyện thơ đa số đều xuất thân trong những gia đình lang đạo giàu có, quyền q; những cơ gái thì vừa đẹp vừa nết na, hiền thảo lại thơng minh khéo léo; cịn những chàng trai là những người có tài, vừa cương trực thẳng thắn lại rất thuỷ chung son sắc. Tình u của họ nảy nở khơng phải chốn Đồng kỳ Tam quan Kẻ chợ mà ngay ở mường bản của mình. Họ tâm tình hẹn ước và trao nhau những lời nhớ lời thương. Mối tình của họ đều có những diễn biến khác nhau nhưng kết thúc đều là những bi kịch. Các nhân vật chính diện trong truyện thơ (cụ thể là chàng trai và cơ gái) đều tìm đến cái chết để giữ trọn tình yêu chung thuỷ của mình để được ở bên nhau mãi mãi.

So với truyện cổ tích, ở truyện thơ các tác giả dân gian đã chú trọng đến việc miêu tả nội tâm nhân vật, đặc biệt thể hiện khá rõ nét và cụ thể tâm trạng của đôi lứa trước thái độ phũ phàng của gia đình và xã hội. Đây là những lời thơ nói về nỗi lòng đau khổ của Hồ Liêu:

Sầu thương tình ốm thảm ốm thiết Sầu nhớ bạn ốm miệt ốm mà Cháo mẹ môi chẳng qua Thuốc cha tra chẳng khỏi. Hay:

Vắng bạn tình, thấy cửa tình đỡ sầu một lẽ Vắng bạn nghĩa, thấy dấu bạn đỡ tẻ một đường Uống nước, kêu vía bạn cho nó đỡ thương

Ăn cơm, gọi hồn nàng chó nó đỡ nhớ. [Tập2, Tr 59]

Cịn đây là những lời thơ nói về tâm trạng của Chàng Bồng Hương trước cảnh Nàng Ờm bị bố mẹ đánh đập dã man:

Anh bế em vào nách Anh ôm em ngang lưng

Đem em vào rừng âm u vắng vẻ Anh bước, bước đi nhè nhẹ Bàn tay anh khẽ nâng niu

Máu em rải ra đường dọc một chiều Anh thương em nhiều

Anh thương em lắm. [Tập2, Tr 197]

Khi đi sâu vào miêu tả tâm trạng, nội tâm của nhân vật; các tác giả dân gian đã làm cho truyện thơ thêm chất trữ tình, sâu lắng, làm cho hình tượng nhân vật càng hiện lên một cách rõ nét.

Như vậy, hệ thống nhân vật chính diện trong truyện thơ Mường là các chàng trai, cô gái Mường - họ tượng trưng cho khát vọng hạnh phúc và sức sống mãnh liệt của tình yêu. Họ đã dám phản kháng lại chế độ xã hội đương

thời bằng nghị lực và tình u chân chính. Dẫu kết cục của các nhân vật này đều là cái chết, nhưng họ vẫn sống mãi cùng tình u của mình trong lịng thế hệ độc giả hôm nay và mai sau.

+ Hệ thống nhân vật phản diện

Đối lập với hệ thống nhân vật chính diện là hệ thống nhân vật phản diện tượng trưng cho cái phi nghĩa, cho lễ giáo phong kiến toả chết tình yêu. Đó là những bậc cha mẹ ham giầu, ham địa vị đã rẽ duyên, ép duyên con cái; đó cịn là mụ gì ghẻ độc ác cay nghiệt đã hãm hại đứa con riêng của chồng hết lần này đến lần khác.

Ta bắt gặp trong các truyện thơ Mường là hình ảnh bố mẹ chàng Hồ Liêu, bố mẹ nàng Nga, bố mẹ nàng Ờm, mụ gì ghẻ. Các nhân vật này cũng được miêu tả cụ thể, nhưng ở đây tác giả dân gian chỉ dừng lại ở việc miêu tả hành động, tính cách nhân vật chứ khơng đi sâu vào việc miêu tả nội tâm, tâm trạng của nhân vật như hệ thống nhân vật chính diện.

Trong truyện Nàng Nga – Hai Mối, hình ảnh bố mẹ Nàng Nga được

miêu tả:

Thương cho Nàng Nga

Con chẳng đẹp lòng nhưng bố cứ gả Con chẳng đẹp dạ nhưng mẹ lại ưng Cậy người thưa bố mẹ rằng đừng Bố mẹ cậy quyền cao mắng át Bởi bà đạo ông cun

Tham vàng tham bạc Họ hàng chú bác Tham uống tham ăn

Tham cái tiếng đường xa xăm

Nhà người ta lắm rừng nhiều ruộng. [Tập2,Tr 116]

Bố mẹ Nàng Ờm lại được miêu tả với hành động dã man và cay nghiệt hơn rất nhiều:

Giữ em trong nhà Bố mẹ ra tay đánh đập Đánh em như sấm trên trời Như hịn đá to rơi xng suối Đánh em tay không biết mỏi Đánh em máu chảy khắp người Áo em rách tả tơi

Chân tay em rã rời. [Tập2, Tr 193]

Các nhân vật phản diện mà đại diện là những bậc làm cha, làm mẹ đã dùng uy quyền của mình để chia rẽ tình u của con cái. Và họ chính là người trực tiếp gây tai hoạ cho con cái. Chàng Hồ Liêu phản kháng lại tư tưởng “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” của bố mẹ bằng cách tìm đến cái chết, Nàng Nga nghe theo lời bố mẹ lấy ông vua Ao ước nhưng sống khơng hạnh phúc vì lúc nào nàng cũng nghĩ đến chàng Hai Mối, Nàng Ờm đã tự tử bằng lá ngón vì sự ngăn cản của bố mẹ đối với tình yêu của mình.

Nhân vật phản diện trong truyện thơ tuy không được miêu tả cụ thể, sắc nét như hệ thống nhân vật chính diện nhưng qua đó ta cũng thấy được bộ mặt xã hội Mường lúc bấy giờ với những phong tục, hủ tục bất công và tàn nhẫn.

Bên cạnh hệ thống nhân vật chính diện và phản diện, trong truyện thơ Mường cũng có xuất hiện những nhân vật phù trợ, đó là những trợ thủ cho nhân vật chính diện ,giúp đỡ nhân vật chính diện chiến thắng cái ác như: nhân vật Út Thái, Trí Hoa, bố mẹ Nàng Nga (truyện Nàng Nga – Hai Mối); nhân

vật chàng trai (truyện Nàng con côi). .. Những nhân vật này tuy đóng vai trị thứ yếu trong câu chuyện nhưng cùng với hệ thống nhân vật chính diện và phản diện tạo thành một kết cấu thống nhất, cùng thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)