Xã hội Mƣờng trƣớc cách mạng là xã hội có nhiều mâu thuẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 39 - 41)

1. Lý do chọn đề tài

2.1. Bức tranh hiện thực của xã hội Mƣờng

2.1.1. Xã hội Mƣờng trƣớc cách mạng là xã hội có nhiều mâu thuẫn

Mường trước cách mạng.

2.1.1. Xã hội Mƣờng trƣớc cách mạng là xã hội có nhiều mâu thuẫn thuẫn

Theo GS.TSKH Phan Đăng Nhật thì “Truyện thơ ra đời theo nhu cầu

lịch sử của thời đại của nó. Lúc bấy giờ trong xã hội các dân tộc thiểu số đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa tình u chân chính của đơi lứa với địi hỏi khắt khe, lạnh lùng nhiều khi tàn bạo của gia đình và xã hội, mâu thuẫn giữa người nghèo khó với kẻ giàu sang, mâu thuẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Lúc này vấn đề thân phận của con người được đặt ra và đòi hỏi phải giải quyết thoả đáng” [Tr 40].

Theo GS.TSKH Phan Đăng Nhật thì trong xã hội chia giai cấp, có mâu thuẫn giữa người nghèo và kẻ giàu, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, lúc đó truyện thơ ra đời và phát triển. Quan điểm của GS. Võ Quang Nhơn cũng tương đồng với ý kiến của GS. Phan Đăng Nhật khi ông khẳng định sự phân biệt giàu nghèo và theo đó là sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp là một trong những tiền đề để truyện thơ ra đời. Như vậy mâu thuẫn xã hội Mường trước cách mạng là khá sâu sắc, truyện thơ ra đời đã phản ánh chân thực bức tranh xã hội ấy.

Các truyện thơ Mường chính là tấm gương phản ánh hiện thực của xã hội Mường lúc bấy giờ. Đó là một xã hội rất nhiều mâu thuẫn, với đầy rẫy những bất công, tàn bạo và những bất hạnh khổ đau.

Truyện thơ Út Lót – Hồ Liêu là một truyện phản ánh gay gắt nhất sự

xung đột giữa tài năng và hạnh phúc chân chính của cá nhân với luật lệ, tập tục phong kiến.

Nàng Út Lót và chàng Hồ Liêu đều là những người thông minh, trai tài, gái sắc, họ đã gặp nhau và yêu nhau khi cùng đi chầu vua Kẻ Chợ. Tình yêu của họ thật trong sáng nhưng cũng không kém phần say đắm, lãng mạn; hai người cùng thề nguyền vàng đá sống chết có nhau. Nếu như họ sống trong xã

hội khơng có những bất cơng, ngang trái thì tình u của họ sẽ được đơm hoa, kết trái; sẽ đi đến một bến bờ hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng họ là những con người đang sống, đang tồn tại trong xã hội Mường lúc bấy giờ, xã hội mà con người với con người không thể tự do đến với nhau, xã hội mà tư tưởng bao trùm là tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, trai gái lấy nhau theo sự sắp đặt của bố mẹ. Giáo lý phong kiến ngặt nghèo cùng với những luật lệ bất cơng, ngang trái là sợi dây vơ hình chia rẽ, ngăn cách tình u đơi lứa. Út Lót, Hồ Liêu và người vợ mà cha mẹ cưới cho Hồ Liêu đều là những nạn nhân của chế độ xã hội đó. Người vợ Hồ Liêu do cưới xin theo kiểu “cha mẹ đặt đâu

con ngồi đó” thì sẵn sàng phục lịng sự sắp xếp của gia đình, cịn Hồ Liêu thì

phản kháng đến cùng. Nhưng giữa lúc thế lực và luật lệ phong kiến còn khống chế bao trùm như vậy, một sự chống lại của Hồ Liêu, Út Lót chưa thể mang lại thắng lợi. Cái chết của hai người như vậy không thể là cái chết thoả đáng nhưng là biểu hiện của một sự không chịu khuất phục, một sự chống đối đến cùng với chế độ lang đạo đương thời.

Giống như truyện Út Lót - Hồ Liêu, truyện Nàng Nga - Hai Mối, Nàng Ờm - Chàng Bồng Hương cũng phản ánh mối gay gắt xung đột giữa tình u

chân chính của đôi lứa với luật lệ của xã hội phong kiến. Ta bắt gặp ở đây là hình ảnh của cun Đủ, đạo Dà, của ông vua Ao ước, của quan lang, lính tráng và cả bố mẹ của nàng Ờm- những kẻ vua nhỏ, chúa đất, ỷ quyền gia trưởng. Chúng là đại diện cho quyền lực và uy thế xã hội, chúng đã dùng sức mạnh vơ hình để bóp nghẹt tình u của Nàng Nga và Hai Mối, tình yêu của Nàng Ờm và chàng Bồng Hương. Dẫu sức mạnh vơ hình ấy có ngăn cản bao nhiêu thì họ vẫn tìm đến được với nhau, tình yêu của họ mãi mãi là bất tử.

Như vậy, cùng thể hiện một chủ đề chống đối tục lệ cưỡng ép, gả bán, bóp chết hạnh phúc lứa đôi trong hôn nhân cũ; điểm thống nhất ở đây là các nhân vật trung tâm tìm cách thốt ra khỏi bế tắc của cuộc đời bằng cái chết. Kết cục bi thảm ấy như một lần nữa minh chứng một điều rằng: mâu thuẫn xã

hội là rất sâu sắc, mối quan hệ giữa khát vọng về tình yêu hạnh phúc của con người và đòi hỏi khắt khe của xã hội là khơng thể dung hồ được.

Khác với ba truyện thơ trên, truyện thơ Nàng con côi lại phản ánh mâu

thuẫn xã hội ở một khía cạnh khác, đó là mối xung đột gay gắt giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Dùng mơ típ người mồ cơi vốn rất quen thuộc, truyện thơ

Nàng Con Côi tập trung thể hiện số phận của một cô gái bị mẹ ghẻ hành hạ,

hắt hủi nhưng cuối cùng nàng vẫn vượt qua tất cả để hưởng một cuộc sống hạnh phúc và giàu sang.

Theo lơgíc của tư tưởng “nhân quả - báo ứng” thì những kẻ gây điều ác, chia rẽ vợ chồng như hình ảnh mụ gì ghẻ trong truyện, tất nhiên sẽ bị trừng phạt; còn những người lương thiện, ngay thật như nàng Con Côi trải qua bao đau khổ, sóng gió của cuộc đời rồi cũng đến được bến bờ hạnh phúc. Một khi cái thiện đã chiến thắng thì cái ác sẽ khơng tồn tại, đó là triết lý nhân sinh đồng thời cũng là lý tưởng sống của các nhân vật chính diện trong truyện thơ các dân tộc ít người nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 39 - 41)