Một số thủ pháp kết cấu nổi bật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 86)

1. Lý do chọn đề tài

3.1. Một vài đặc điểm về kết cấu

3.1.2. Một số thủ pháp kết cấu nổi bật

3.1.2.1. Thủ pháp kết cấu đối chiếu

Đối chiếu là một thủ pháp kết cấu quen thuộc của thơ ca trữ tình và đặc biệt trong truyện thơ nó cũng xuất hiện khá phổ biến. Trong truyện thơ, biện pháp này được sử dụng để diễn tả tâm trạng cảm xúc của con người. Tác giả dân gian đã để cho thiên nhiên và con người có nét tương đồng gặp gỡ; người Mường khi muốn nói lên những tình cảm của mình họ đã mượn cảnh để tả tình. Sự đối chiếu nét tương đồng giữa hiện tượng thiên nhiên, cảnh vật với trạng thái, tình cảm của con người có tác dụng làm nổi bật tâm trạng của con người.

Anh chăm em như con nhà ngài chăm hoa trước sân Qua bốn mùa hoa mơ

Trải bốn mùa hoa mận

Còn phòng cho đến đơi mươi Mái tóc đã xanh

Em đã nên người May áo khốc dài Nói lời con gái

Đã rộng đường bên trai bên gái

Em đi chơi trâu cùng anh Bồng Hương

Em đi chơi trai cùng anh trên nương hôm sớm Cây cau nhà anh đã lớn

Lá trầu nhà em đã xanh

Nhưng miệng chưa dám mở Mà lời chẳng tiện thưa Sợ rồi lời nói gió đưa

Như cây đu đến mùa rụng lá Không nên cơm nên cá

Chẳng thành rẫy thành nương Nhưng anh Bồng Hương Đã nói lời thương:

-“Anh khơng phải giọt sương trên mặt lá Anh khơng phải con cá dưới khe Ngịn Anh cùng em quyết chung một đường

Em cùng anh sẽ đi một lối”. [Tập2, Tr 186, 187] Hiện tượng thiên nhiên, cảnh vật ở đây được miêu tả chứa đầy ẩn ý của con người, gợi lên những nét tương đồng với trạng thái, tình cảm của con người. Ở đây qua lời kể của Bồng Hương, ta thấy xuất hiện hình ảnh cây cau – lá trầu, đó chính là biểu tượng cho tình yêu giữa Bồng Hương với nàng Ờm.

Hay như ở truyện Nàng Nga – Hai Mối, để thể hiện tâm trạng của

mình khi gặp lại đạo Hai Mối, Nàng Nga đã nói: “ Thương quá anh ơi,

Thảm quá, anh à,

Đánh trâu, trâu chạy vào bái Đánh con, con chạy vào lòng Dù chín nghìn lần trăng mọc Chục nghìn lần trăng treo

Em vẫn chẳng khuây lời giao tiếng hẹn Cùng anh nên cửa nên nhà

Như bơng hiền hồ

Thiên nhiên, cảnh vật trong truyện thơ Mường đều rất gần gũi, thân thuộc với cuộc sống lao động và môi trường sinh hoạt của người Mường:

Quê nhà em ở đất Cành Nàng

Làng Cai Gia, con mường Kỳ Ơống Bố nhà em bố có

Mẹ nhà em mẹ giầu Dưới sân có trâu cùng bị Trên nhà cơm no lúa xiềng

Cửa nhà em chẳng phải dùng bương ran rạn Nhà nhà em, lát ván gỗ lim

Cửa quang sân rộng

Nhà năm gian, con hàng chín vóng. [Tập2, Tr 182, 183]

Khát vọng có cuộc sống bình n, no đủ, hạnh phúc, trường tồn cùng thời gian và năm tháng luôn là mơ ước của người Mường. Khát vọng này được bắt nguồn từ thiên nhiên mà cụ thể là đồng áng - nền nông nghiệp cổ truyền gắn với cuộc sống của đồng bào Mường, đồng ruộng tốt tươi, cuộc sống con người cũng đủ đầy, vui vẻ:

Chàng Hai Mối ra về Trong lịng sẵn đã có liệu Trong ý đã có toan

Đợi đến nhà đến cửa

Rồi đầu hơm, tâu bố ở nơi vóng giữa Sáng tỏ, xin mẹ ở chốn gian trong Xin được truyền bắc niếng ba hơng Dóng cồng cao ngân

Gọi binh cùng mường Ra đi khai hoang mở ruộng Đào gốc vỡ trưa

Chốn hoang vu bãi rậm Vỡ từ ruộng khấm Đến nấm trưa con Vũng sâu, vũng nông

Liền khoảnh xa trông như đồng kẻ chợ Lúa vàng ong cấy ruộng màu mỡ Ruộng mới vỡ cấy chớp cấy chăm Ngày nắng đi coi nước phai

Ngày mưa đi lo nước mươn Quyết làm cho nên

Đất nhiều cơm, lớn kho to đụn

Đất lắm cá, giàu binh đẹp mường. [Tập2, Tr 114, 115]

Thiên nhiên luôn gắn với cuộc sống con người, với người Mường cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên mối quan hệ này càng sắc nét. Dùng thiên nhiên cảnh vật để thể hiện sự phong phú, đa dạng trong đời sống tình cảm của con người vốn là lối diễn đạt quen thuộc của dân gian, là kết quả của lối trực quan sinh dộng. Lối diễn đạt ấy phản ánh rõ sự gắn bó, sự tiếp xúc lâu đời với cỏ cây của nhân dân các dân tộc. Trong truyện thơ biện pháp đối chiếu đã gắn bó các trạng thái tình cảm của con người với thiên nhiên, cảnh vật tạo nên chất thơ mộc mạc. Chất thơ ấy bắt nguồn từ một tâm hồn thuần phác yêu thiên nhiên, cảnh vật của đồng bào Mường nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung.

3.1.2.2. Thủ pháp kết cấu trùng điệp

Thủ pháp kết cấu nổi bật trong truyện thơ là thủ pháp trùng điệp. Trùng điệp là sự lặp lại một ý thơ, một dòng thơ, một câu thơ thậm chí cả một khổ thơ theo nguyên tắc điệp ý, điệp cấu trúc cú pháp. Biện pháp này được sử dụng rất nhiều trong truyện thơ. Khảo sát truyện thơ Mường Thanh Hố, chúng tơi nhận thấy: Ở các truyện thơ việc sử dụng biện pháp trùng điệp không dừng lại ở phạm vi một từ, một dòng thơ mà còn lặp lại cả một đoạn

thơ. Như vậy, các cấp độ trùng điệp bao gồm: Điệp từ, điệp một dòng thơ, điệp một khổ thơ.

+ Điệp từ:

Là sự lặp lại một từ trong một câu hoặc ở những câu tiếp theo. Trong truyện thơ Mường điệp từ được sử dụng với mật độ dày đặc ở tất cả các bài:

Chị em Nàng Nga

Rửa bàn tay trắng ngần Rửa bàn chân trắng ngà Đeo vòng đeo hoa

Bước ra mở hội

Vịng cổ chạm hình hoa thơng bơng trúc Vịng trúc chạm hình phượng múa rồng leo Có bà mế gia đi theo

Có người quảy lẵng hoa vàng hoa bạc Trời râm họp chợ bông gạo

Trời nắng ráo họp chợ cây hoa

Trời râm ra kén xim tìm rớ

Tìm xim nào ai đáng xim

Biết nơi nào vừa tình vừa duyên cho đẹp lòng vừa ý. [Tập2, Tr 92] Chỉ cần khảo sát một đoạn thơ thôi, chúng ta cũng có thể thấy biện pháp điệp từ được tác giả dân gian sử dụng rất nhiều tạo nên cảm xúc dạt dào tuôn chảy. Ở đoạn thơ trên, để miêu tả hình ảnh chị em Nàng Nga, tác giả đã nhấn mạnh rất nhiều từ, cụm từ : rửa, đeo, vịng chạm, hình, có, trời, xim, vừa... Những từ được lặp lại đều có dụng ý nhấn mạnh, gây ấn tượng, thể hiện một sắc thái biểu cảm và làm nổi bật chủ ý cảm xúc của người kể chuyện.

+ Điệp một dòng thơ:

Là ưu thế nổi bật, làm nên bản sắc chủ yếu trong lối diễn đạt của truyện thơ. Điểm nổi bật của thủ pháp kết cấu này là tạo ra những cặp sóng đơi cả về ngữ nghĩa và cấu trúc cú pháp. Tuy nhiên, sự lặp lại này không phải theo

khn mẫu cố định mà có sự linh hoạt ở chỗ: thay thế một số từ theo quy luật phù hợp về ngữ âm, vần....Xét về mặt nhịp điệu nó tạo nên sự cân đối, hài hồ, êm ái:

-Xấu bơng lai xấu cả chà

Xấu hoa, xấu cả người cầm gốc Xấu mắm xấu cả (bình) độc

Xấu mộc xấu cả gáo cầm. [Tập2,Tr 105] - Tình ăn, nghĩa ở

Tình nhớ, nghĩa thương Anh chàng Bồng Hương

May cho em đơi áo khóm xanh đóng khuy bạc May cho em đơi áo khóm trắng đóng khuy xanh; Anh tìm cho em trái trống ống đào

Anh mua cho em dao cau bịt bạc Lấy tiền anh đi chác

Lấy bạc anh đi mua Anh đi hỏi cha hỏi chú

Anh đi hỏi bạn xa gần. [Tập2, Tr 192]

Xét ở phương diện tư duy, ta có thể thấy thủ pháp điệp một dịng thơ có cơ sở bắt nguồn từ lời nói, lối diễn đạt “cặp đôi” của người Mường. Về phương diện nghệ thuật, thủ pháp ấy tạo nên giá trị biểu đạt, tạo nên độ mềm dẻo, linh hoạt và sinh động trong lối diễn đạt, phù hợp với yêu cầu ứng khẩu.

Bố nhà anh ngồi trên sập bạc

Mẹ nhà anh ngồi trên chiếu vàng. [Tập2, Tr 104] + Điệp một đoạn thơ:

Cách điệp này cũng được sử dụng khá phổ biến trong truyện thơ, nhằm mục đích nhấm mạnh ý tưởng nội dụng. Sự lặp lại này diễn ra nhiều, tạo mối liên kết gắn bó các đoạn thơ thành mạch cảm xúc nhất định. Đặc biệt, điệp một đoạn thơ thể hiện rõ trong kết cấu đối đáp giữa các nhân vật:

Hai Mối nói rằng:

“ Bơng này em bán mấy quà Hoa này em bán mấy nén Bông ly dục, búp ly dén

Em bán máy nghìn trăm quan? Cho anh xin mua

Cả gốc lẫn cành

Cả cành cây hoa không tời rời chúa bán Chúa bán, anh mang về nhà

Chăm sóc lấy bố mẹ già Còn cành hoa

Anh đem lên chùa dâng hương lạy bụt”. Nàng Nga đáp lại rằng:

“ Bông này em bán chín quà Hoa này em bán chín nén

Bơng ly dục, búp ly dén một nghìn trăm quan Anh có tiền lấy tiền đi ra mà chác

Đủ bạc, lấy bạc ra mua

Anh mua được bông tốt hoa lành Mua cành cây hoa

Nhưng anh chẳng mua được đâu cả người chúa bán”. [Tập2, Tr 102, 103]

Trong điệp một đoạn thơ, không phải là cách lặp lại y nguyên mà chỉ là sự lặp lại lối diễn đạt chủ yếu của nó. Nếu ở đoạn đầu, một bên nói là “có”, thì bên đáp lại vẫn là ý của đoạn thơ ấy nhưng thường nói là “khơng” hoặc ngược lại, một bên khen thì bên đáp lại thường khiêm tốn chối từ...

Ví dụ như trong truyện Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương, bố mẹ Nàng Ờm nói với Nàng Ờm rằng:

Cho con nhà lang bán

Con chết chớ biến thành rắn Cho người ta đập đầu

Con chớ biến nên con sâu Để người ta bắt

Con biến nên kiến xanh kiến đỏ

Về cùng bố cùng mẹ ăn cơm tháng chín tháng mười.” Đoạn thơ này được điệp lại ở câu trả lời của nàng Ờm:

- “ Không, không bố ạ! Không, không mẹ à! Con không biến nên chim Để cho nhà lang bắn Con không biến nên rắn Cho người ta đập đầu Con không biến nên sâu Cho người ta ghét bỏ

Con cũng không biến nên kiến xanh kiến đỏ

Về ăn cơm tháng chín tháng mười”. [Tập2, Tr 208]

Biện pháp trùng điệp được sử dụng nhiều trong văn học dân gian nói chung và truyện thơ nói riêng. Truyện thơ Mường cũng như trong dân ca Mường, biện pháp trùng điệp diễn ra với nhiều cấp độ, rất phong phú tạo nên nét đặc trưng về nghệ thuật.

Trên đây là một vài nhận xét về đặc điểm kết cấu của truyện thơ Mường Thanh Hoá ở một số phương diện chủ yếu, đó là kết cấu cốt truyện và thủ pháp kết cấu. Các phương diện này tạo nên đặc trưng nghệ thuật của truyện thơ Mường Thanh Hoá.

3.2. Nhân vật

Nhân vật là yếu tố quan trọng để cấu thành một tác phẩm nghệ thuật. Thông qua việc xây dựng hệ thống nhân vật, tác giả thể hiện ý tưởng, nội

dung nghệ thuật của mình và cũng thơng qua đó thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của người nghệ sĩ trước cuộc sống. Nhân vật được xây dựng trong truyện thơ Mường Thanh Hoá về cơ bản có những đặc điểm giống với hệ thống nhân vật trong truyện thơ các dân tộc thiểu số nói chung. Tìm hiểu nhân vật trong truyện thơ Mường Thanh Hố, chúng tơi sẽ tìm hiểu ở những phương diện sau:

3.2.1. Xây dựng nhân vật thành hai tuyến đối lập

Cũng giống như truyện cổ tích, truyện thơ Mường Thanh Hố đã xây dựng nhân vật thành hai tuyến đối lập, đó là: Hệ thống nhân vật chính diện và hệ thống nhân vật phản diện. Hai hệ thống nhân vật này có mối quan hệ qua lại với nhau để cùng thể hiện một chủ đề tư tưởng nhất định.

+ Hệ thống nhân vật chính diện

Đó là những nhân vật tượng trưng cho chính nghĩa, tài năng, cho khát vọng và mơ ước tình yêu và hạnh phúc. Thực ra, dù có tên hay khơng có tên thì hệ thống nhân vật này đều là những cặp nhân vật trữ tình: anh – em, chàng – nàng quen thuộc, đó là Út Lót và Hồ Liêu, Nàng Nga và đạo Hai Mối, Nàng Ờm và Chàng Bồng Hương, nàng con côi và chàng trai lạ. Những cặp nhân vật này thường có số phận na ná như nhau và cũng thường mang những tính cách, phẩm chất giống nhau.

Các chàng trai, cô gái trong truyện thơ đa số đều xuất thân trong những gia đình lang đạo giàu có, quyền q; những cơ gái thì vừa đẹp vừa nết na, hiền thảo lại thơng minh khéo léo; cịn những chàng trai là những người có tài, vừa cương trực thẳng thắn lại rất thuỷ chung son sắc. Tình yêu của họ nảy nở không phải chốn Đồng kỳ Tam quan Kẻ chợ mà ngay ở mường bản của mình. Họ tâm tình hẹn ước và trao nhau những lời nhớ lời thương. Mối tình của họ đều có những diễn biến khác nhau nhưng kết thúc đều là những bi kịch. Các nhân vật chính diện trong truyện thơ (cụ thể là chàng trai và cô gái) đều tìm đến cái chết để giữ trọn tình yêu chung thuỷ của mình để được ở bên nhau mãi mãi.

So với truyện cổ tích, ở truyện thơ các tác giả dân gian đã chú trọng đến việc miêu tả nội tâm nhân vật, đặc biệt thể hiện khá rõ nét và cụ thể tâm trạng của đôi lứa trước thái độ phũ phàng của gia đình và xã hội. Đây là những lời thơ nói về nỗi lịng đau khổ của Hồ Liêu:

Sầu thương tình ốm thảm ốm thiết Sầu nhớ bạn ốm miệt ốm mà Cháo mẹ môi chẳng qua Thuốc cha tra chẳng khỏi. Hay:

Vắng bạn tình, thấy cửa tình đỡ sầu một lẽ Vắng bạn nghĩa, thấy dấu bạn đỡ tẻ một đường Uống nước, kêu vía bạn cho nó đỡ thương

Ăn cơm, gọi hồn nàng chó nó đỡ nhớ. [Tập2, Tr 59]

Còn đây là những lời thơ nói về tâm trạng của Chàng Bồng Hương trước cảnh Nàng Ờm bị bố mẹ đánh đập dã man:

Anh bế em vào nách Anh ôm em ngang lưng

Đem em vào rừng âm u vắng vẻ Anh bước, bước đi nhè nhẹ Bàn tay anh khẽ nâng niu

Máu em rải ra đường dọc một chiều Anh thương em nhiều

Anh thương em lắm. [Tập2, Tr 197]

Khi đi sâu vào miêu tả tâm trạng, nội tâm của nhân vật; các tác giả dân gian đã làm cho truyện thơ thêm chất trữ tình, sâu lắng, làm cho hình tượng nhân vật càng hiện lên một cách rõ nét.

Như vậy, hệ thống nhân vật chính diện trong truyện thơ Mường là các chàng trai, cô gái Mường - họ tượng trưng cho khát vọng hạnh phúc và sức sống mãnh liệt của tình yêu. Họ đã dám phản kháng lại chế độ xã hội đương

thời bằng nghị lực và tình u chân chính. Dẫu kết cục của các nhân vật này đều là cái chết, nhưng họ vẫn sống mãi cùng tình u của mình trong lịng thế hệ độc giả hôm nay và mai sau.

+ Hệ thống nhân vật phản diện

Đối lập với hệ thống nhân vật chính diện là hệ thống nhân vật phản diện tượng trưng cho cái phi nghĩa, cho lễ giáo phong kiến toả chết tình u. Đó là những bậc cha mẹ ham giầu, ham địa vị đã rẽ duyên, ép duyên con cái; đó cịn là mụ gì ghẻ độc ác cay nghiệt đã hãm hại đứa con riêng của chồng hết lần này đến lần khác.

Ta bắt gặp trong các truyện thơ Mường là hình ảnh bố mẹ chàng Hồ Liêu, bố mẹ nàng Nga, bố mẹ nàng Ờm, mụ gì ghẻ. Các nhân vật này cũng được miêu tả cụ thể, nhưng ở đây tác giả dân gian chỉ dừng lại ở việc miêu tả hành động, tính cách nhân vật chứ khơng đi sâu vào việc miêu tả nội tâm, tâm trạng của nhân vật như hệ thống nhân vật chính diện.

Trong truyện Nàng Nga – Hai Mối, hình ảnh bố mẹ Nàng Nga được

miêu tả:

Thương cho Nàng Nga

Con chẳng đẹp lòng nhưng bố cứ gả Con chẳng đẹp dạ nhưng mẹ lại ưng Cậy người thưa bố mẹ rằng đừng Bố mẹ cậy quyền cao mắng át Bởi bà đạo ông cun

Tham vàng tham bạc Họ hàng chú bác Tham uống tham ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)