1. Lý do chọn đề tài
2.1. Bức tranh hiện thực của xã hội Mƣờng
2.1.3.1. Phong tục cƣới xin
Theo quan niệm của người Mường xưa, chuyện dựng vợ gả chồng của dân tộc Mường phải môn đăng hộ đối theo sự lựa chọn, sắp đặt của cha mẹ là chủ yếu. Đám cưới con nhà Lang thì rất nhiều của cải, thách cưới, quà cáp,
nghi lễ. Tuy nhiên cuộc hơn nhân đó có thành cơng hay khơng lại phụ thuộc vào nhà trai có thể đáp ứng được yêu cầu sính lễ, thách cưới của nhà gái hay không. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyện Nàng Nga - Hai Mối khi
Nàng Nga nói với đạo Hai Mối: Rồi nàng lại nói: “Biết nơi nào,
Chín chục trâu, cặp trăm dây dợ
Đủ chín chục ngựa, cặp trăm dây cương Giàu bạc giàu vàng
Giàu khôn ngoan
Để em mang về trông nhà coi cửa Bởi họ hàng nhà em
Còn đòi phải đủ những lệ cùng quà Chín chục con lợn vậm ngà
Chín mươi con gà cong cựa cùn đi Mới cho chác được người
Con gái nhà em khó nết”… [Tập2, Tr 103]
Để thử lòng chàng đạo Hai Mối, Nàng Nga đã lên lời thách cưới rằng: đạo Hai Mối phải có đủ “chín chục trâu, cặp trăm dây dợ; đủ chín chục ngựa,
cặp trăm dây cương”, rồi phải có đủ “chín mươi con lợn vậm ngà, chín mươi
con gà cong cựa cùn đuôi” mới được họ hàng nhà nàng đồng ý. Lời thách
cưới ấy thể hiện rất rõ tục lệ cưới xin của xã hội Mường bấy giờ.
Đặc biệt trong đám cưới giữa nhà vua Ao Ước và Nàng Nga, phong tục cưới xin của người Mường được thể hiện khá cụ thể. Ban đầu vua Ao Ước cho người đến dạm hỏi, bước này trong phong tục cưới xin của người Mường gọi là đi dạm, đây là bước nhà trai bắt đầu chính thức phải sắm lễ vật theo quy định, tìm người làm mai mối. Vì người mối là nhân vật quan trọng trong q trình đi đến hơn nhân nên trong đám cưới người Mường, người làm mối được
lựa chọn rất cẩn thận, ông mối phải là người đứng tuổi, am hiểu phong tục và văn hố của dân tộc mình, là người có uy tín, nói chuyện khéo léo, có tài ứng đối, có cách truyền lời để hai họ hiểu nhau. Ở đây để dạm hỏi Nàng Nga, vua Ao ước đã chọn quan lang khéo miệng và mang đầy đủ của ngon thứ lạ:
Chọn quan lang khéo miệng đi ngay Chọn trăm khiêng của sang thức lạ Đến nhà Cun Đủ, đạo Dà
Xin hỏi nàng Nga về làm ngôi vợ cả. [Tập2, Tr 116] Khi chính thức rước Nàng Nga về đất Thượng Lào làm vợ, vua Ao Ước đã:
Được ngày đã hẹn Kén ngày đã lành
Đem đủ trâu bị, vàng bạc, nồi xanh
Nộp đủ lệ đón dâu rước vợ. [Tập2, Tr 122]
Giống như người Kinh, người Mường quan niệm ngày đón dâu phải là ngày lành tháng tốt. Tuy vậy đối với người Mường trong ngày đón dâu ấy, nhà trai phải mang đến những lễ vật mà nhà gái đã thách cưới để rước dâu. Đặc biệt trong lễ vật tiêu chí thể hiện sự long trọng của một đám cưới là có trâu bị. Người Mường xưa có câu “chưa có trâu dừng hỏi dâu dạm vợ”, vua Ao ước đã mang đủ lễ vật là trâu bò, vàng bạc, nồi xanh, nộp đủ lệ để rước Nàng Nga về làm dâu, làm bà cả nhà vua Ao ước. Qua đám cưới giữa nhà vua Ao Ước và Nàng Nga ta thấy được sự độc đáo trong phong tục cưới xin của người Mường xưa.
Cũng phản ánh phong tục cưới xin, ở truyện Út Lót-Hồ Liêu ta bắt gặp hình ảnh đám cưới giữa đạo Cun Cun và nàng Út Lót:
Bấy giờ,
Tháng chín đã qua Tháng ba đã tới
Tiếng đồn đi: chiếu cạp trải nghìn đơi cịn mới Tiếng đồn tới: vàng trăm nén đúc ra cịn ngun Xơi gánh đầy chiêng
Rượu khiêng đầy trăm đòn trai khoẻ Đến đất Mường Đẹ xin cưới nàng Út Lót Nhà đạo Tu Liêng
Cũng mượn đủ bốn mươi mụ mái già Ba mươi mụ mái non
Một nghìn trăm con gái vừa mới lớn Có sanh bốn mái nhà
Có sanh ba rửa gót
Sắm quần áo tốt cho người bạn dâu Sắm rộng tiền khao cho người vác chiếu
Sắm sửa chẳng thiếu những chi cùng chi. [Tập2, Tr 68, 69]
Lễ vật nhà đạo Cun Cun mang đến nhà đạo Tu Liêng trong ngày cưới Nàng Nga thật là long trọng, có nghìn đơi chiếu cạp, có vàng trăm nén, có xơi đầy chiêng, rượu khiêng đầy trăm đòn. Mặt khác, khi tiễn Nàng Nga về nhà chồng đạo Tu Liêng cũng giao một số đồ hồi môn cho con gái. Theo quan niệm của người Mường, cô dâu trước khi về nhà chồng được cha mẹ cho một số tài sản gọi là đồ hồi mơn, gồm có: đệm nằm, gối dựa, đệm ngồi, chiếu …
Có thể nói, tục lệ cưới xin của người Mường nhiều nghi lễ rườm rà, lễ vật phức tạp, rất tốn kém về thời gian, vật chất. Nhiều người đã không đến được với nhau bởi rào cản của tục lệ cưới xin và thách cưới nặng nề. Ngày nay các tục lệ ấy đã dần được cắt bỏ ngắn gọn và có phần đơn giản hơn.