Ngôn ngữ đậm đà bản sắc dân tộc Mƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 104 - 107)

1. Lý do chọn đề tài

3.3. Ngôn ngữ

3.3.2. Ngôn ngữ đậm đà bản sắc dân tộc Mƣờng

Cách diễn đạt ngôn ngữ của người Mường trong truyện thơ rất gần gũi, hình ảnh thân thuộc, giản dị, dân dã với cuộc sống hằng ngày, song khơng vì

thế mà giảm đi giá trị nghệ thuật mà ngược lại ngôn ngữ của truyện thơ lại đậm đà bản sắc dân tộc Mường.

Chẳng hạn, khi nói đến sự giàu sang, người Mường thường nhắc đến trâu bò, hay những vật dụng gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động của họ.

Sáng tỏ xin mẹ ở chốn gian trong Xin được truyền bắc niếng ba hơng Dóng cồng cao ngân

Gọi binh cùng mường

Ra đi khai hoang mở ruộng [Tập2, Tr114] Hay: Ta mang chín chục trâu đen đóng sẹo

Chín chục trâu trắng đóng vai

Đến tận đất Cẩm Thuỷ – Quang Hoàng xem chợ. [Tập2,Tr94] Đặc biệt trong việc sử dụng ngơn ngữ, lối nói vần được người Mường sử dụng phổ biến. Điều đó được thể hiện rất rõ trong truyện thơ. Đây là lối nói dễ đọc, dễ nghe, dễ hiểu nhưng cũng khơng kém phần trang trọng.

Những từ ngữ của người Mường được sử dụng khá phổ biến. Chẳng hạn người Mường nếu nói “áng” là nơi quang đãng nơi tụ họp vui chơi chung, “người Tảo” là người Kinh; “móng” là cửa sổ nhà sàn, cịn gọi là vóng; “ hoa li dục li dén” có nghĩa là lồi hoa q, rất hiếm rất đẹp, “ơng mộng” là bố vợ,, “mỏ” là nơi nước mạch chảy ra, “bái” là cỏ tranh....

Con nước trên mỏ chảy về một nương

Con người ở đơi nương ngồi chung một nơi móng giữa Đạo Hồ Liêu người trên lưng ngựa

Giục hai đứa liệu về cho nhanh

Giục mường cùng binh lo về cho chóng Kẻ cịn son mẹ cha trong ngóng

Kẻ làm rể ông mộng đợi thăm

Đi việc cun việc quan đàng xa xăm trở lại Hết rừng thưa chẳng đòi dựng trại

Hết rừng bái chẳng ngại mỏi chân. [Tập2, Tr 50]

Ngôn ngữ trong truyện thơ Mường là lời ăn, tiếng nói bằng ngày nên nó mang những suy nghĩ hồn hậu, chân thành:

Thuở ấy, tuổi em mới lên mười lăm Váy em mới bằng một păng

Hàm răng em còn trắng Bàn chân bằng lá phay pháy Ban sớm cho chí ban trưa

Em còn sàng đất vào tờ nang rác Sàng cát vào tờ nang ne

Dưới bóng cây bương, cây tre

Lấy lá chuối tập đan tập dệt. [Tập2, Tr184]

Tuy vậy, ngôn ngữ trong truyện thơ khơng hồn tồn bê ngun xi hay sao chép một cách cứng nhắc máy móc ngơn ngữ cuộc sống của người dân Mường, Trong quá trình sử dụng, các nghệ nhân dân gian đã chú ý đến việc gọt giũa và nâng nó lên thành ngơn ngữ của nghệ thuật nên mang tính nghệ thuật cao, đậm chất trữ tình:

Khăn trắng của anh đã loang lỗ máu Khăn nhớ khăn thương các mẹ khơng thấu Khăn nghĩa khăn tình các mẹ chưa hay

Tấm khăn dính máu này biến thành đây bơng trăng trên núi Trời mưa nó nở hoa trắng

Trời nắng nó nở hoa vàng. [Tập2,Tr198]

Nói tóm lại, ta thấy ngơn ngữ trong truyện thơ Mường giàu âm sắc, nó vừa cụ thể nhưng lại vừa trừu tượng, nó gần gũi với cuộc sống hằng ngày nhưng lại là tiếng nói chung của người dân Mường. Ngơn ngữ của truyện thơ

là ngôn ngữ bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống nên nó nói lên được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân Mường. Vì vậy, ngơn ngữ trong truyện thơ khơng cịn đơn thuần là ngôn ngữ của cuộc sống thường ngày mà nó đã được nâng lên thành ngơn ngữ của nghệ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)