Chế độ lang đạo là chế độ xã hội đặc thù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 41 - 46)

1. Lý do chọn đề tài

2.1. Bức tranh hiện thực của xã hội Mƣờng

2.1.2. Chế độ lang đạo là chế độ xã hội đặc thù

Trong xã hội phong kiến Mường chế độ lang đạo là chế độ đặc thù. Bộ máy quản lý xưa kia của người Mường về bản chất nó ở dạng chế độ quân chủ, được gói khá gọn trong quy mô mường, bản. Người đứng đầu cai trị được truyền theo trực hệ của dòng họ ấy. Lang có các cấp: lang đạo, lang cun và lang. Tổ chức thống trị trong xã hội Mường là chế độ nhà Lang, chúng duy trì chế độ hà khắc để cai trị nhân dân.

Thuở ấy, người Mường nào lại không thuộc câu cửa miệng: “Lang đến

nhà như ma đến cửa, lang đến nhà không gà cũng lợn”. Giai cấp thống trị có

đặc quyền, đặc trị bóc lột nhân dân bằng hình thức cống nạp và phục dịch. Còn những người dân là tầng lớp bị trị. Họ khơng chỉ bị bóc lột về kinh tế mà còn phải chịu những áp bức về tinh thần và phải chịu những hình phạt hà khắc. Giai cấp thống trị của xã hội Mường thời bấy giờ là những lang cun, lang đạo giàu có và đầy quyền lực. Họ đã dùng uy quyền của mình để cai trị

nhân dân. Soi vào bối cảnh đó mới thấy hết chiều sâu bản chất bên trong của xã hội người Mường lúc bấy giờ.

Chế độ lang đạo được phản ánh khá cụ thể và sâu sắc trong truyện thơ

Út Lót - Hồ Liêu, Nàng Nga - Hai Mối. Đó là hình ảnh của đạo Tu Liêng ở xứ

Mường Đẹ:

Đạo Tu Liêng với nàng Tu Ó Đạo Tu giàu với nàng Tu có

Ở với nhau được hai con gái cô nàng. [Tập2, Tr16]

Khi tiễn Út Lót đi chầu vua Kẻ chợ, đạo Tu Liêng đã thể hiện quyền lực và uy thế của mình đối với nhân dân bản Mường. Đạo Tu Liêng chỉ cần đánh một hồi trống thì binh mường đã chạy đến đầy cửa, đầy nhà.

Đầu hôm ông Đạo Tu Liêng cho đánh một hồi trống ba Sáng ra cho đánh một hồi trống chín

Chức việc binh mường chạy đến đầy cửa, đầy nhà. [Tập2, Tr 25] Và lời nói của đạo Tu Liêng như lời truyền dạy:

Gạo trắng bay đâm cho đầy một trăm ống cả Gạo lống bay giã cho đầy một trăm sọt nan Ngày mai theo cô nàng trẩy sớm

Ở nhà bay gọi là “nàng”

Ra đường bay gọi là ông lang Mường Đẹ Gặp người Thái bay giữ cho kín mọi lẽ Gặp người lạ bay giữ cho kín mọi đàng

Chớ ăn nhảm nói quàng mà vua xử chém. [Tập2, Tr26] Sự giàu có của đạo Tu Liêng cũng được thể hiện đầy đủ.

Bố hỏi rằng:

“Con tôi cưỡi ngựa đực trắng” Hay con đi võng giá kiệu đòn rồng Dao nắp bạc hay gươm vỏ đồng Tuỳ ý, tuỳ lịng con tơi chọn lấy

Ngựa đực nhà ta ăn đầy bãi

Ngựa cái nhà ta ăn đầy ba quả đồi

Con nào đáng ngồi để cha sai xếp đặt. [Tập2, Tr 27]

Các lang đạo trong xã hội Mường thời xưa đều là những người vừa có quyền vừa giàu có; chính sự giàu có và uy quyền ấy đã khiến cho chúng cai trị nhân dân một cách dễ dàng.

Ta cịn bắt gặp hình ảnh ấy trong truyện Nàng Nga - Hai Mối. Đó là

hình ảnh ơng cun Đủ, đạo Dà nhiều trâu, lắm lúa; nhà có “chín lần cổng, mười

hai lần rào”; “đàn vịt nhiều như lá đa, đàn gà nhiều như lá bái” và họ sống

trong cảnh sang trọng:

Nhà ông Cun đủ đạo Dà Có trống khú trống rồng

Gươm chầu kiếm bạc. [Tập2, Tr 89]

Ngày Nàng Nga đi chơi chợ thăm hàng có cả một đồn tuỳ tùng đơng đúc, Nàng Nga ngồi kiệu địn rồng, có cờ quạt, có bà nhủ mẫu, con hầu đi theo và có đủ cả một dàn nhạc và Nàng Nga thì:

Vịng cổ chạm hình hoa thơng bơng cúc

Vịng đúc chạm hình phượng múa rồng leo. [Tập2, Tr 92] Nhà đạo Hai Mối cũng là một cun lang giàu có, quyền lực: có chiêng vàng, niếng ba hông, cồng ba ụ, cai quản một mường rộng, chín mươi làng bên dưới, chín mươi làng bên trên, chỉ cần có tiếng chiêng động binh mường kéo đến như kiến, như ong. Ngày Hai Mối đi chơi chợ cha mẹ đã cho “chín

mươi nén bạc đi ăn đàng, chín mươi nén vàng đi ăn sá”, lại cịn mang

theo“chín chục trâu đốm móng, chín chục bị mộng đốm chân”, binh mường đi theo đông đến nỗi mỗi người “chặt một lá lau hạ nên chín mươi trại, mỗi người cắt một lá bái dựng nên chín cái đình”…

Chế độ lang đạo trong xã hội Mường xưa qua các câu chuyện bằng thơ khơng chỉ hiện lên các hình ảnh về các lang đạo giàu có, uy quyền mà cịn

hiện lên với những quan niệm, tập tục hà khắc. Đó là quan niệm “trọng nam

khinh nữ”, là tập tục gả bán, cưỡng ép hôn nhân .

Theo quan niệm của chế độ lang đạo: nếu gia đình nào mà khơng có con trai để nối dõi dịng tộc, tổ tơng, duy trì nịi giống hay làm trụ cột trong gia đình thì bị coi là nhà “thấp vế trong làng xóm”. Gia đình truyền thống của người Mường xưa là gia đình phụ quyền. Đạo Tu Liêng là người cai trị giàu có của vùng mường, là người có của, có quyền nhưng khơng có con trai, hai người con đầu là hai cô con gái, đến khi nàng Tu Ĩ sinh con thứ ba thì vẫn là con gái. Đạo Tu Liêng than thân trách phận:

“Thân sao khổ thế này hỡi kiếp Thân người kiếp bạn có con gái Sớm đi hái đỗ lấy cà

Chiều về thương cha mến mẹ Thân người kiếp ban có con trai Sớm cầm nỏ lên đồi bắn chim Chiều về săn mng đuổi cá Cịn ta người một tuổi một già Hoa một ngày một héo

Con nào cũng con gái Lớn nào cũng lớn nàng

Khốn thân ta đường này hỡi vía

Hại kiếp ta đường này hỡi trời”. [Tập2, Tr18,19] Đạo Tu Liêng hiểu rằng nếu chỉ có con gái thì kẻ làm cha “thân kiếp

chẳng ra gì”; tồn bộ cơ nghiệp và đặc quyền, đặc lợi sẽ về tay các lang đạo

khác. Mặt khác, theo tục lệ của người Mường nếu khơng có con trai thì khi chết đi mọi của cải, ruộng đất sẽ thuộc về người lang đạo thay chân. Ông Cun Đủ trong truyện Nàng Nga - Hai Mối vì khơng có con trai, chỉ có một Nàng

Nga và một Nàng Út Thái nên muốn trở thành bố vợ của ơng vua Ao Ước ít ra cũng cịn cái thế, cái tiếng ở đời:

Thương cho nàng Nga

Con chẳng đẹp lòng nhưng bố cứ gả Con chẳng đẹp dạ nhưng mẹ lại ưng Cậy người thưa bố mẹ rằng đừng Bố mẹ cậy quyền cao mắng át Bởi bà đạo ông cun

Tham vàng tham bạc Họ hàng chú bác Tham uống tham ăn

Tham cái tiếng đường xa xăm Nhà người ta lắm rừng nhiều ruộng Đất rộng rườm rà

Tham cái tiếng “con gái cun đạo mường ta Nên vợ cả nhà vua Ao Ước”. [Tập2, Tr 116]

Ở đây ta lại bắt gặp sự bất công tàn nhẫn của tục lệ gả bán, cưỡng ép hôn nhân. Tục lệ hà khắc ấy là một phần không thể thiếu để cấu thành chế độ lang đạo trong xã hội Mường xưa. Nàng Út Lót, Nàng Nga, đạo Hai Mối rồi Nàng Ờm, chàng Bồng Hương đều là những đứa con được phơi thai từ trong lịng của chế độ lang đạo và phải chịu những hậu quả nặng nề mà chế độ đó đã mang lại. Nàng Út Lót và chàng Hồ Liêu - một mối tình đẹp trong gian thế đã khơng đến được với nhau bởi vì bố mẹ Hồ Liêu ép chàng phải lấy người khác; Nàng Nga không lấy được chàng Hai Mối bởi ông cun Đủ đạo Dà ham tiền, ham bạc của nhà vua Ao Ước; Nàng Ờm và chàng Bồng Hương phải cách xa nhau bởi một điều đơn giản là bố mẹ nàng Ờm không ưng thuận chàng Bồng Hương. Tất cả họ đã tìm đến cái chết như là biểu hiện của một sự không khuất phục, một sự chống đối đến cùng đối với tục lệ cưỡng bức đầy tàn nhẫn, bất công của chế độ lang đạo.

Khác với hình ảnh quen thuộc về các lang đạo giàu có và uy quyền như đạo Tu Liêng, đạo Cun Đủ lang Đà… nhân vật đạo Hai Mối lại được vẽ lên

với những nét gần gũi, thân dân; biết lo cho dân, quan tâm đến đời sống của dân. Tác phẩm Nàng Nga-Hai Mối đã phác thảo một thời kỳ cực thịnh của

chế độ lang đạo vùng Mường; ở đó biểu hiện một cuộc sống giàu sang, người cầm quyền biết lo cho dân, thấp thoáng xuất hiện yếu tố dân chủ. Là người cầm quyền cai quản binh mường, chàng không thể khơng sử dụng những hình phạt cần thiết nhưng vẫn thiên về răn dạy, bảo ban hơn là dùng những hình phạt khắc nghiệt, tàn bạo thường thấy ở những lang đạo khác. Trước ngày ra đi tìm lại Nàng Nga, đạo Hai Mối dặn lại em trai Âm Va- người thay mình cầm đầu binh giữ mường phải biết lo cho mường giàu, mường có. Khi gặp năm mất mùa đói kém phải biết thương người lỡ vận “có thì cho đầy bát, khơng có thì cho đầy lưng”. Đạo Hai Mối giao cho em trai một thứ bàn giao

quyền lực “ Anh giao cho em một niếng ba hơng, cồng ba núm”. Đó là vật

tượng trưng cho sức mạnh quyền lực của chế độ nhà lang.

Như vậy, các truyện thơ Mường Thanh Hoá đã phản ánh khá sâu sắc chế độ lang đạo - một chế độ đặc thù của của xã hội Mường trước cách mạng. Bên cạnh những mặt trái của nó như tư tưởng trọng nam khinh nữ, tục lệ cưỡng ép hôn nhân, giáo lý hà khắc…, chế độ lang đạo hiện lên qua các truyện thơ Mường có những mặt đáng ghi nhận. Dưới chế độ ấy, binh mường đều giàu có, một số lang đạo đã biết lo cho dân, cho bản… Với việc phản ánh những điều đó, truyện thơ Mường Thanh Hố thực sự là những tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị lịch sử sâu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)