Các sắc thái của giọng điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 88 - 97)

Các nhà nghiên cứu dường như đã thống nhất khi nhận định giọng điệu của Nam Cao là sự tổng hợp của nhiều chất liệu, giọng điệu và không lẫn với bất cứ ai. Nếu như những nhà văn Nguyễn Cơng Hoan, Vũ Trọng Phụng tạo cho mình một giọng điệu chính là trào phúng thì Nam Cao không tạo một giọng điệu chủ đạo, thống lĩnh. Ơng có đóng góp lớn trong việc đa thanh hoá giọng điệu tự sự. Việc sử dụng giọng điệu căn cứ vào đối tượng và hiện thực mà tác phẩm phản ánh. Đó là lối kể chuyện bằng nhiều chất giọng: nghiêm

nghị và hài hước, trân trọng nâng niu và nhạo, đay, mỉa. Các chất giọng kể chuyện được trong một truyện, và ngay trong từng đoạn của truyện.

Các truyện Lão Hạc, Dì Hảo, Mua nhà, Từ ngày mẹ chết... giọng nghiêm nghị nổi bật, hình tượng các nhân vật có phẩm chất cao quý, hay những nét tính cách đẹp đẽ hiện lên trong sự trân trọng của người kể. Truyện

Cái mặt không chơi được nổi lên giọng hài hước chua chát kể về bộ mặt “lạnh

như nước đá, và ngượng nghịu, và vơ dun, và lố bịch”.

Có những truyện có sự trộn lẫn các chất giọng kể như Chí Phèo, Những

truyện khơng muốn viết, Trẻ con khơng được ăn thịt chó, Quên điều độ, Cười...

“Trọn đời tơi, tơi chỉ lo chết đói. Như thế bảo còn nghĩ đến những cái to tát làm sao được? Nguyện vọng của tơi? Ấy là làm thế nào cho vợ có tiền đong gạo, mua nước mắm và mua ba xu thuốc chốc đầu của bà lang lùn về cho con. Khơng có mộng. Nói vậy sợ hơi quá quắt. Thật ra tơi cũng có chút mộng văn chương. Nhưng cái mộng ấy cũng hơi...khỉ khỉ. Tôi cứ muốn vừa có thể phụng sự nghệ thuật, lại vừa có thể kiếm tiền để ni cả nhà. Nghĩa là tôi ham viết lắm. Nhưng giá thử viết mà khơng được một đồng xu nhỏ thì có lẽ tơi cũng ham vừa vừa thôi. Cái tơi của tơi sự thật thì nó bỉ ổi như thế đấy” (Những truyện khơng muốn viết). Đoạn văn này có cả những câu nghiêm túc nhưng giọng đay nghiến, mỉa mai...cả phần hài hước trộn lẫn với nhau.

3.1.2.1. Giọng điệu triết lý

Sự hấp dẫn bạn đọc của truyện Nam Cao trước hết đó là sự hấp dẫn của những tư tưởng, những ý nghĩ của ông. Đọc Nam Cao, thấy ông hay triết lý, thích khái qt. Dĩ nhiên sức hấp dẫn khơng thể có được, nếu ơng chỉ lặp lại những ngun lý chung chung, đó là những tìm tịi, những phát hiện của riêng ơng về cuộc sống, nghĩa là nó mang đẫm mồ hơi của tâm não ơng. Cho nên

triết lý mà không khô khan, triết luận mà như mở ra những chân trời thơ bát ngát.

Nhiều tác phẩm của ơng vì thế thường có hai bình diện nội dung: một là nội dung xã hội trực tiếp gắn liền với những tình tiết, những nhân vật cụ thể. Hai là những suy nghĩ có tầm khái quát rộng lớn vượt rất xa ra ngồi những điều ơng thuật kể. Những mệnh đề triết lý của ông nhiều khi đột ngột chuyển hướng thưởng thức người đọc từ tầng ý nghĩa này sang lớp ý nghĩa khác, từ bút pháp nọ sang bút pháp kia, một cuộc nhảy vọt đầy thú vị từ môi trường của đời sống chật hẹp tầm thường sang thế giới bao la của những vấn đề trọng đại liên quan đến sự sống còn của nhân loại.

Trong truyện Lão Hạc, nhà văn đã triết lý về kiếp sống con người. Kiếp gì là khổ nhất! Hoá ra là kiếp người. Truyện Mua nhà là giọng điệu triết lý về cuộc sống hạnh phúc của cuộc đời, hạnh phúc là chiếc chăn, người này được ấm, người kia sẽ bị hở, khơng thể nào tồn vẹn được. Đó cũng là ngầm ước của tác giả mong sao hạnh phúc có thể đến, dù nhiều hay ít đối với mỗi con người.

Giọng điệu triết lý dù sắc lạnh nghiêm nghị hay là trữ tình thì đều thể hiện những ngẫm nghĩ rất sâu sắc của nhà văn với cuộc đời, với con người. Điều đó cịn thể hiện tinh thần trách nhiệm của Nam Cao với cuộc đời ấy – không thờ ơ, không bàng quan mà ln nồng nhiệt một tấm lịng với cuộc đời, với những kiếp người. Giọng điệu đó như ghim sâu vào tâm hồn mỗi bạn đọc khi được tiếp xúc với tác phẩm của ông, người đọc thấy không nặng nề, khơng áp lực mà sao cứ đau nhói và tự hỏi nếu mình là nhân vật đó, ở trong hồn cảnh đó, mình sẽ thấy như thế nào? Và đọc tác phẩm Nam Cao, ta sẽ dễ dàng tìm thấy hình bóng con người mình trong đó, có thể chỉ giống phần nào hoặc có thể là giống nhiều phần.

3.1.2.2. Giọng điệu hài hài hước mỉa mai

Giọng hài hước mỉa mai thể hiện tiếng cười có mức độ phê phán nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, trên cơ sở vạch ra sự mất cân đối hài hồ giữa nội dung và hình thức, bản chất và tiếng cười, đặc biệt là lý tưởng và thực tế.

Chính giọng điệu này trộn lẫn với giọng triết lý làm cho những vấn đề tưởng như to tát khô khan nhưng lại rất dễ đi vào lịng bạn đọc. Điều này giải thích vì sao văn Nam Cao vẫn hấp dẫn nhiều thế hệ bởi sự dung hồ giữa điều bình dị và những điều lớn lao. Nhiều khi đọc văn của ông, chúng ta tưởng như Nam Cao khơ khan, khơng có tình cảm, câu văn có vẻ cộc cằn tưởng như chỉ có trơ trụi một sự phản ánh hiện thực cằn cỗi, xộc xệch, lúc nào cũng như sự bám víu khổ sở giữa con người, cuộc sống. Nhưng khơng, vì chất giọng Nam Cao vẫn hàm chứa những yếu tố hài, ngay trong một mạch lập luận về cái tên Trạch Văn Đồnh: “Ngay cái tên cũng khó nghe rồi. Thà cứ là Kèo, là Cột, hay là Hạ, là Đơng. Là gì cũng cịn dễ nghe. Nhưng hắn ta lại là Trạch Văn Đồnh. Nghe như súng thần cơng. Nó chọc vào lỗ tai" (Đơi móng giị).

Yếu tố gây cười này nó góp phần làm cho bạn đọc tiếp thu câu chuyện cuộc đời Trạch Văn Đoành một cách thú vị hơn.

Người ta nói ngơn ngữ Nam Cao nhiều khi trở nên tàn nhẫn khắc nghiệt, vì ơng có ví con người hay nỗi khổ con người như nỗi khổ của một con vật hay một con vật lạ (gương mặt của Chí Phèo, hoặc Thiên Lôi...), nhưng điều này cũng chỉ là những yếu tố, những mặt góp phần giúp nhà văn thể hiện nhiều điều, vẽ được bức tranh cuộc sống sinh động, tạc được pho tượng người có thần sắc. Mà ai cũng biết là cuộc sống và con người đều mn hình vạn trạng.

Chất hài có trong nhiều hình ảnh méo mó của nhân vật, nó tốt ra từ bản thân câu chuyện mà tác giả kể. Có những cái cười gượng, nói toạc những cái xấu ra để cười (Nhỏ nhen), có cái cười hết sức khơi hài, tuy Nam Cao tỏ ra

rất trang nghiêm khi kể (Cái mặt khơng chơi được), có cái cười để lại bài học thú vị (Truyện tình), có cái cười châm biếm, sâu cay, cười tàn nhẫn (Đón

khách), có cái cười sảng khối (Đơi móng giị)...

Nếu như tiếng cười của Nguyễn Cơng Hoan giịn giã, phũ phàng, khoái trá, tiếng cười của Ngơ Tất Tố dí dỏm, sâu sắc, thâm trầm và tiếng cười của Vũ Trọng Phụng hài hước, giễu cợt, sâu cay thì tiếng cười của Nam Cao lại đượm vẻ bi thương, nhiều khi pha chất triết lý.

Mỗi ngịi bút có một cách khai thác và thể hiện vấn đề theo một cách riêng, miễn sao đạt được hiệu quả cao. Trong khi phản ánh hiện thực, Nam Cao thường hay đi vào những chủ đề mang tính suy ngẫm, thiên về việc truy tìm, đúc rút ra một triết lý cho cuộc sống, có pha chất hài, nhưng nặng về suy tư, trầm lắng hơn là những tiếng cười hả hê, khoái trá. Nói chung, ơng khơng lấy cái hài làm phương tiện chủ yếu của truyện. Bên cạnh một số truyện có âm hưởng trữ tình thật sâu sắc, gần như khơng có yếu tố trào phúng như Lão Hạc, Một đám cưới, Nghèo.

3.1.2.3. Giọng điệu giễu nhại

GS. Đỗ Đức Hiểu cho rằng: "Nhại ai, nhại cái gì là bắt chước người ấy bằng những điệu bộ, ngơn ngữ trào lộng nhằm mục đích chế nhạo, gây cười. Cái cười nhại chồng cái kính lúp hoặc tấm gương trong trào phúng lên cái bị nhại, mang tính nghiêm túc, đứng đắn. Cái "nghiêm túc", "đứng đắn", "quan trọng" bị nhại và trở thành cái buồn cười, cái lố bịch, cái bịp bợm tức là chính nó" [14,tr.262].

Nhà văn đã dùng tiếng cười nhại để "lộn trái" đối tượng, bắt đối tượng trở ra cái mặt thật đằng sau cái mặt nạ che đậy của chính nó. Có điều thú vị là ngay từ cái nhan đề đã cất lên tiếng cười. Tác giả kể chuyện từ đầu đề với cách đặt tên truyện có tính chất trào phúng. Tên truyện nhại lại nội dung truyện.

Nguyễn Cơng Hoan có truyện nhại nổi tiếng là Báo hiếu: trả nghĩa cha,

Báo hiếu: trả nghĩa mẹ, tên truyện khi nhắc đến luân lý, đạo đức nhưng nội

dung lại là câu chuyện đại bất hiếu, cực kỳ vơ ln.

Nam Cao có truyện Một truyện Xúvơnia, tên truyện nhại lại tiếng Tây. Xúvơnia là kỷ niệm. Cái khăn mà Hàn xúvơnia cho người yêu để kỷ niệm một tình yêu thơ mộng, lãng mạn của Hàn nhưng Tơ - người yêu Hàn đã bán đi để lấy hai hào. Chứng kiến cảnh các cô gái mua đi bán lại chiếc khăn để lấy tiền ăn bánh đúc Hàn đã rút ra bài học "cuộc sống vốn không tha thứ cho những gì là quá thơ".

Giọng giễu nhại của nhà văn thể hiện rõ ở các hệ thống có tên nhân vật. Tên nhân vật của văn học hiện thực phê phán đối lập kịch liệt với tên các nhân vật trong văn học lãng mạn. Nào là Chí Phèo, Thị Nở, lang Rận, cu Lộ, đĩ Chuột, Dần, Điền, Hộ... những cái tên thơ mộc, giản đơn, xù xì như chính bản thân đời sống, Nam Cao cịn hài hước tô đậm cái tên thô mộc của nhân vật như Trạch Văn Đồnh, nghe như súng thần cơng, nó chọc vào lỗ tai. Nó khác hẳn với những cái tên thơ mộng lãng mạn với những Tuyết, Mai, Loan, Chương...

Nhà văn Nam Cao khi mới cầm bút có ảnh hưởng của văn học lãng mạn nhưng sau đó ơng có ý thức nhại lại truyện lãng mạn để phá bỏ cách viết khơng cịn phù hợp. Trong văn của ơng có khi vẫn có những câu văn hơi lãng mạn nhưng chỉ còn mang ý nghĩa là một sự đùa cợt mà thôi.Văn chương lãng mạn thường chối từ sự thật, sợ sự thật. Là một nhà văn hiện thực, Nam Cao khơng từ chối hiện thực mà nhìn thẳng vào đó, hiện thực ấy có khi nghiệt ngã đau đớn nhưng ơng khơng bao giờ chối bỏ nó. Ở truyện Cái mặt khơng chơi được Nam Cao đã nói thẳng ra cái khuynh hướng đối lập của mình với văn

chương lãng mạn: "Giá tơi u tơi hơn trước nữa thì tơi phải tả Bình với một cái dáng thơ mộng hơn. Nhưng tơi u sự thật thà mà muốn thật thà thì phải

nói là Bình khơng đẹp". Nhân vật Hùng trong truyện Đui mù (một truyện

cũng có xu hướng nhại) đã đau khổ kêu lên: "Tôi hối hận. Thà rằng tơi cứ ở chúi xó thơn q ấy để thầm ca tụng lịng chung thuỷ của Nga, thà rằng tơi cứ đui mù như anh lính nọ lại được hồn tồn sung sướng hơn tìm đến sự thực".

Tiêu biểu nhất cho loại truyện nhại của Nam Cao là Một truyện xú vơ nia. Giống như Đơnkihơtê của Xécvantéc đầu óc mê mẩn tiểu thuyết hiệp sĩ

nên nhìn đâu, làm gì cũng như sách, nhân vật Hàn cũng thấm đẫm tâm hồn bởi những tiểu thuyết lãng mạn. Cho nên khi gặp Tơ, một thôn nữ đến nhà mua dâu Hàn đã nhìn rất kỹ. Tơ được hiện lên trước mắt Hàn theo đúng như dung nhan, dáng điệu thường tả trong văn chương lãng mạn. Hắn tự bảo: "Cuốn tiểu thuyết của đời ta đã bắt đầu ...".

Giọng điệu giễu nhại có trong tác phẩm của Nam Cao nhằm tạo ra sự đối lập với những gì giữa hiện thực cuộc sống và mơ mộng xa vời. Ta không thể phủ nhận những thành tựu của văn chương nhóm Tự Lực văn đồn và ảnh hưởng của nó ít nhiều tới các nhà văn hiện thực phê phán. Trước sự thịnh hành của trào lưu văn chương lãng mạn Tây Âu, các nhà văn nước ta thời kỳ đó đều tiếp nhận nó với những ưu điểm, song, cũng tồn tại nhiều nhược điểm. Sự phủ định văn chương lãng mạn ở Nam Cao đồng nghĩa với việc nhà văn đã tìm cho mình một hướng đi khác là đối mặt và ghim mình vào chính những bề bộn của cuộc đời, tức là nhà văn đủ bản lĩnh để sống chung với hiện thực và phản ánh hiện thực trong các tác phẩm. Tác giả vẫn biết mơ mộng đôi khi không thể thiếu trong cuộc sống, làm cho người ta hy vọng và hướng tới tương lai tốt đẹp. Những nhân vật trí thức của ơng chẳng đã từng mơ về giải Nobel, mơ viết về những áng văn bất hủ, mong được vừa phụng sự nghệ thuật vừa làm tròn trách nhiệm với gia đình đó sao! Nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo) cũng từng ước mơ về một mái ấm gia đình, về cuộc sống giản dị và hạnh phúc.

Đoạn tuyệt văn chương lãng mạn khơng có nghĩa là đoạn tuyệt với cả những ước mơ của nhân vật. Nam Cao phản ánh hiện thực nhưng vẫn giữ lại những điều tốt đẹp trong tâm tư, trong ước muốn của mỗi nhân vật, làm cho nhân vật không trở nên xơ cứng. Điều ấy có nghĩa là Nam Cao ln biết trân trọng con người, dù đôi lúc con người luôn mơ mộng về những điều gì rất viễn tưởng, xa xơi và biết là có thể chẳng bao giờ làm được. Như vậy, trong một địa hạt nào đó ở các tác phẩm của mình, Nam Cao để cho nhân vật được thoát khỏi hiện thực cuộc sống bề bộn để sống với những ước mơ, rồi nhanh chóng để nhân vật trở lại với hiện thực, điều này cho thấy tác giả đã phản ánh rất thực tâm tư tình cảm của con người.

3.1.2.4. Giọng điệu bi quan, chua chát.

Giọng điệu bi quan, chua chát trong văn Nam Cao khi nói về những thất vọng và thất bại của con người. Giọng điệu này xuất hiện khi con người khơng có lối thốt trong cuộc sống, con người đứng trước những vấn đề không thể giải quyết, hoặc giải quyết theo những cách khơng có kết quả tốt đẹp. Đó là những truyện Nước mắt, Đời thừa, Trăng sáng, Ở hiền, Dì Hảo...

Trong truyện Ở hiền, cuộc đời của cô gái là Nhu cứ trôi đi theo tháng ngày tù đọng lại, cô rất hiền nhưng cuộc sống không như ý, cơ cũng nhận thấy mình như thế là bị thiệt thịi, lép vế, khổ sở nhưng bảo cơ vùng lên sống khác đi, phải mạnh hơn, phải chanh chua hơn để giành giật cuộc sống thì đó khơng phải là đức tính của cơ. Giọng điệu của tác giả nhiều lúc như một tiếng thở dài khi viết về một cuộc sống sẽ khổ suốt đời của Nhu: "...Câu chuyện còn khá dài dòng. Nhưng kéo dài ra để làm gì? Có kể tường tận cuộc đời làm vợ của Nhu thì cũng chỉ thế mà thơi. Người thì ở chỗ nào chả là người? Mà cuộc đời thì bất cứ cảnh nào cũng chảy trôi theo những định luật chưa bao giờ lay chuyển được...".

Nam Cao giống với Xuân Diệu, Thạch Lam ở chỗ đã thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời. Họ hết sức nhạy cảm với những kiếp sống nhỏ bé, cơ cực, cuộc sống mỏi mòn, lay lắt, quẩn quanh, bế tắc. Những con người không hề biết sống làm vui, không bao giờ biết đến ánh sáng và hạnh phúc. Ước mơ của những đứa trẻ là: chỉ mong được nhìn thấy một chuyến tàu đêm vụt đi qua cái phố huyện nghèo (Thạch Lam - Hai đứa trẻ), Xn Diệu cũng khơng sao chịu nổi "nỗi đìu hiu của cái ao đời bằng phẳng" (Tỏa nhị Kiều). Nhưng có lẽ khơng ai trong số họ lại đau đớn, phẫn uất cao độ như Nam Cao trước tình trạng con người sống trong túng quẫn. Mỗi nhân vật của ông là một kiểu đời thừa, một lối sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 88 - 97)