Giọng điệu tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trƣớc Cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 79 - 82)

mạng

Ta thường nói văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhưng ngôn từ "không chỉ bao gồm từ, mỹ từ. Trong tác phẩm văn học, câu văn phải có hồn (...) câu văn có hồn là câu văn quan trọng nhưng bài văn khơng có giọng đọc nên vẫn nhạt nhẽo vơ vị. Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trước hết là ở giọng” [12, tr.61].

Như vậy, giọng điệu có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm văn học. Nó là "thái độ, tình cảm, lập trường đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được mô tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, ca ngợi hay châm biếm (...). Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trị rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc" [10, tr. 91].

Có thể nói giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống ta thường chỉ nghe giọng nói là nhận ra con người, thì trong văn học cũng vậy. Giọng điệu giúp nhận ra tác giả. Có điều giọng điệu ở đây khơng đơn giản là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói, mà là một điệu mang nội dung tình cảm, thái độ, ứng xử trước các hiện tượng đời sống. Nói như M.Khrapchenco đó là hệ số tình cảm của lời văn được biểu hiện trước hết ở giọng điệu cơ bản. Theo B.Brecht có thể hiểu giọng điệu trong kịch như một tư thế biểu cảm. Ơng đã nói về cái cử chỉ biểu cảm như cúi đầu, ngẩng đầu, khoát tay, ngoảnh mặt… đều có ý nghĩa biểu cảm. Do đó, giọng điệu trong văn học khơng chỉ biểu hiện

bằng cách xưng hô, từng từ vựng, mà còn bằng cả hệ thống tư thế, cử chỉ biểu cảm trong tác phẩm.

Giọng điệu có cấu trúc của nó. Sự thống nhất là giọng điệu cơ bản và ngữ điệu tạo thành giọng điệu.

Nền tảng của giọng điệu là ảm hứng chủ đạo của nhà văn. V.Biêlinxki từng nói: "Cảm hứng là một sức mạnh hùng hậu. Trong cảm hứng nhà thơ là người yêu say tư tưởng, như yêu cái đẹp, yêu một sinh thể, đắm đuối và trong đó và anh ta ngắm nó khơng phải bằng lý trí, lý tình, khơng phải bằng tình cảm hay một năng lực nào đó của tâm hồn, mà là bằng tất cả sự tràn đầy và toàn vẹn của tâm hồn mình, và do đó tư tưởng xuất hiện trong tác phẩm không phải là những suy nghĩ trừu tượng, khơng phải là hình thức chết cứng, mà nó là một sáng tạo sống động" [40, tr.133].

Vị thế của nhà văn cũng tạo ra giọng điệu. Nhà văn tự coi mình là ai thì sẽ có giọng điệu thích hợp với vị thế đó. Nếu nhà văn có cảm hứng chính luận, phê phán, bất mãn với thực tại thì anh ta sẽ có giọng điệu lên án, tố cáo, lúc đó anh ta sẽ sử dụng biện pháp mỉa mai, châm biếm, giễu nhại. Yếu tố hình thái, biểu hiện sự đánh giá của tác giả đối với phát ngôn của mình, cũng là yếu tố quan trọng của hình tượng tác giả. Truyện đau thương đòi hỏi giọng buồn, ngậm ngùi, truyện hài hước thì giọng đùa vui, giễu cợt…Bên trong cảm hứng là thái độ của nghệ sĩ đối với đối tượng miêu tả và đối với người đối thoại ở trong hay ngoài tác phẩm là chất giọng bắt nguồn từ bản chất đạo đức của tác giả.

Các nhà nghiên cứu đã nói đến giọng điệu của L.Tơnxtơi trong Chiến tranh và hồ bình, một giọng điệu mềm mại tỉnh táo, đôn hậu của một người

vững tin vào đạo đức và chân lý. Giọng điệu của ông vang lên khắp nơi trong tác phẩm của ông, ta nhận ra giọng của ông trong cậu Nicôlenca, trong Anđrây, trong Lêvin, trong Nêkhiuđốp. Khác với giọng điệu của L.Tônxtôi,

một giọng điệu tự tin, độc thoại trong tiểu thuyết của Đốtxtôiépxki thể hiện một giọng điệu đầy biến động, bất an, gấp gáp, truyền đạt một cảm nhận về kịch tính của cuộc đời. Có người nhận xét là nhà văn trần thuật trong một giọng điệu hồn tồn xa lạ với ơng và cái giọng thật của ơng ln tìm cách xâm nhập vào giọng xa lạ ấy với tinh thần đối thoại. Đó là nét chân dung nghệ thuật về nhà văn trong văn của ơng.

M. Bakhtin, qua nhiều cơng trình nghiên cứu về thi pháp văn xuôi tự sự đưa ra khái niệm đa âm (đa thanh) như một sự cách tân giọng trong văn học tự sự. Ông cho rằng, giọng điệu bao giờ cũng thể hiện thái độ, lập trường, tư tưởng của chủ đề đối với sự vật, hiện tượng được miêu tả. Một nhà văn tài năng bao giờ cũng tìm được cho mình một giọng điệu riêng biệt, độc đáo bởi giọng điệu là một trong những yếu tố tạo nên phong cách và dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ.

Tác phẩm văn học, xét đến cùng là một phát ngôn của con người về đời sống, vì vậy giọng điệu cơ bản của một tác phẩm là sự bộc lộ các sắc điệu, tình cảm của chủ thể phát ngơn nên không phải lúc nào trong tác phẩm cũng có một giọng điệu thuần nhất, mà nó có thể bao gồm nhiều giọng điệu khác, tuỳ thuộc vào mục đích phát ngơn của nhà văn.

Từ đó ta có các giọng điệu trong văn bản: là giọng điệu của người kể chuyện, nhân vật trong truyện kể. Ta lại có giọng điệu ngồi văn bản với tư cách như là giọng điệu của tác giả. Hai kiểu giọng điệu ấy có thể tồn tại trong thế đối lập nhau, nhưng cũng có thể song hành cùng nhau. Sự đan xen, lồng ghép giữa hai kiểu giọng điệu này cũng sẽ tạo nên tính chất đơn thanh hay đa thanh, độc thoại hay đối thoại của tác phẩm, nó sẽ được kết nối với bạn đọc khi bạn đọc tiếp nhận tác phẩm.

Khảo sát những truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng, chúng tôi thấy có sự kết hợp của nhiều giọng điệu đa dạng, tạo nên tính phức điệu trong giọng điệu tự sự Nam Cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 79 - 82)