Ngôn ngữ nhân vật độc đáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 113 - 122)

Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. “Ngơn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát, nghĩa là một mặt, mỗi nhân vật có một ngơn ngữ mang đặc điểm riêng, có “lời ăn tiếng nói” riêng, mặt khác ngơn ngữ ấy lại phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của tầng lớp người nhất định gần gũi với nghề nghiệp, tâm lý giai cấp, trình độ văn hóa ...” [10, tr.183]. Với chủ nghĩa hiện thực, ngôn ngữ nhân vật được coi là một đối tượng miêu tả, cá tính hóa trở thành một u cầu thẩm mĩ.

Người nơng dân và trí thức tiêu tư sản nghèo là những nhân vật trung tâm, trong tác phẩm Nam Cao. Song ngồi hình tượng đóng vai trị chính ấy tác giả cịn viết về rất nhiều những con người nghèo khổ của xã hội, những hạng cùng đinh, mà đó là những con người chiếm số đông của đất nước ta thời đó. Nhưng một thực trạng vẫn tồn tại rất lâu dài, số người nghèo luôn nhiều hơn số người khá giả giàu có, con người chìm ngập trong âu lo cho số phận mình, họ khơng đốn định được tương lai thế nào. Bản thân Bác Hồ là người đã nghiền ngẫm rất kĩ và nhận thấy tình cảnh này, trước Cách mạng đâu đâu cũng là người nghèo đói, Người ví số người đó như vành của chiếc nón úp và ta phải lật ngược tình thế ấy. Cách mạng thành cơng là bước ngoặt trong đời sống chính trị tinh thần của nhân dân ta, thay đổi cơ bản về những mặt đó, trước hết con người được thỏa sức trong mơi trường sống của mình, vấn đề cơm áo khơng cịn q nặng nề như trước.

Người nông dân vẫn chiếm số đông và là đối tượng miêu tả của nhiều nhà văn trước Nam Cao như trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan…Trong sáng tác của Nam Cao, nhân vật người nơng dân vẫn có nét riêng của mình và nhân vật cũng có đặc điểm riêng. Ngơn ngữ nhân vật cho

thấy vẻ đẹp của lối viết văn tước đi mọi trang sức. Lời lão Hạc (Lão Hạc) là sự lên tiếng của tính cách, của giọng điệu, của cả tâm lý nông dân của lão vốn nặng những lo toan, tính đếm, kể lể, cà kê…nhiều câu rất bâng quơ, lạc điệu so với mạch đối thoại, khiến nó có cái vẻ lẩn thẩn, lẩm cẩm rất riêng. Nhưng thực ra nó che giấu một mạch ngầm. Những lời gàn gàn, lẩn thẩn lại là những trao gửi, ủy thác khôn ngoan nhất của một người sắp đi vào cái chết. Đó là những lời mà độ dư vang của nó khơng cảm nhận được tức thời, nó vang lên ở khơng gian khác. Chỉ khi truyện kết thúc, ta mới thấy tiếng vọng chợt nhói lên của nó. Những lời ấy chợt mở ra cái thế giới cao đẹp đầy dữ dội và hết sức cơ đơn của lão Hạc. Nó chưa từng được cảm thơng. Đến khi cảm thơng được thì đã muộn mất rồi!

Nhân vật trong sáng tác của Nam Cao rất hay độc thoại nội tâm bởi dòng chảy về cuộc sống, con người trong ý nghĩa nhân vật là miên man vơ tận. Có thể nói chỉ khi nào dịng đời thơi khơng chảy nữa thì nhân vật mới dừng suy nghĩ.

Ngôn ngữ đối thoại cũng thể hiện rõ nét đặc trưng bút pháp nhà văn. Nguyễn Công Hoan dựa trên cái nền hiện thực cường điệu, phóng đại thành đối thoại như một phần của bức biếm họa nhằm lật phăng cái mặt nạ của “tấn trò đời”. Còn những đối thoại của Nam Cao chân thực đến xù xì, góc cạnh như được đưa thẳng từ cuộc đời vào trong sách. Anh Chí Phèo (Chí Phèo) đã từng đến nhà Bá Kiến đặt thẳng vấn đề xin lại được ở tù lần nữa và cụ Bá thì khơng ngần ngại tỏ rõ ý định thâm độc của mình:

“Cụ Bá quát, bắt đầu bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần kinh của người. - Anh này lại say khướt rồi!

Hắn xông lại gần, đảo ngược mắt, giơ tay lên nửa chừng:

- Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi ở tù mà nếu khơng được thì…thì…thưa cụ…

Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:

- Vâng, bẩm cụ khơng được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.

Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cái bàn lim. Cụ Bá cười khanh khách. Cụ vẫn tự phụ hơn đời cái cười Tào Tháo ấy. Cụ đứng lên vỗ vai hắn mà bảo rằng: - Anh bứa lắm. Nhưng này, anh Chí ạ, anh muốn đâm chết người cũng khơng khó gì. Đội Tảo nó cịn nợ tơi năm mươi đồng đấy, anh chịu khó đến địi cho tơi, địi được tự nhiên có vườn”.

Trong những truyện ngắn của Nam Cao, nhân vật độc thoại nội tâm nhiều, nhân vật sống với kỉ niệm, với hiện tại và cả chút mơ ước về tương lai. Nam Cao không phải là nhà văn đầu tiên sử dụng độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm xen giữa dòng đối thoại, đi sâu vào hồi tưởng quá khứ và mong ước với mai sau. Độc thoại nội tâm trong tâm trạng đơn độc của nhân vật, độc thoại nội tâm trong khi vui chuyện chung của nhiều người. Độc thoại nội tâm của nhân vật có thể là một ý nghĩ ngắn bột phát, nảy sinh tức thời: “Và lắm lúc thị ngạc nhiên: sao người ta ghê hắn thế?” (Chí Phèo), “dù thấy bồn chồn và vẩn vơ: thương, hối hận hay là thẹn…Phải dám giết mà không run tay khi cần phải giết. Cịn làm được trị gì nữa nếu chỉ giết một con chó mà tim cũng đập?” (Cái chết của con mực)…Có khi độc thoại nội tâm là kết quả của một chiêm nghiệm, tổng kết đầy thấm thía: “Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngồi bốn mươi tuổi đầu ...” (Chí Phèo), hoặc chất chứa sự bất lực đầy chua xót khi con người phải từ bỏ những ước vọng được viết, được sáng tạo văn chương nghệ thuật hay những ám ảnh về cái đói cái nghèo trong tâm trí con người. Nhưng những cảm xúc yêu thương thắp lên chất người trong mỗi con người vẫn là những độc thoại nội tâm sâu kín, đẹp đẽ nhất trong những truyện ngắn của Nam Cao: “...Cho nên thị nghĩ: mình bỏ

hắn lúc này thì cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau! Ăn nằm với nhau như “vợ chồng”. Gớm! Sao lại có thứ người đâu mà lì q thế! Người ta ngồi đấy mà dám xán lăn ngay vào, nó chả ngang ngược mà người ta kêu bé, nó lại làm to hơn. Mà kể thì cũng ngù ngờ. Cái thằng trời đánh khơng chết ấy, nó còn sợ ai mà hòng kêu. Nhưng mà đáng kiếp. Thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi hôm nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì mới được, đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. Ra được mồ hơi là nhẹ nhõm người ngay đó mà ...” (Chí Phèo). Cách diễn đạt giản đơn, ngây ngô những thẳm sâu lại thắp lên chất ngọc đẹp đẽ cao cả của tình người đầy yêu thương. Những con người bất hạnh, cùng đường, cơ độc tìm đến với nhau, lo nghĩ cho nhau để lần đầu biết đến hai tiếng vợ chồng thật giản dị, hạnh phúc của con người dẫu nhỏ bé, giản đơn nhưng thật q giá, nó chính là “chất người trong con người” mà Nam Cao đã chắt chiu tìm kiếm và nuôi dưỡng trong sâu nhất của hồn người.

3.3. Tiểu kết

Một nhà văn đích thực phải ý thức về mình như một nhà ngơn ngữ vì “ngơn ngữ là yếu tố đầu tiên quy định cung cách ứng xử” của nhà văn, là phương tiện bắt buộc để nhà văn giao tiếp với bạn đọc.

Đối với văn chương, ngôn ngữ không chỉ là “cái vỏ của tư duy” mà còn là tài năng, cá tính và quan điểm nghệ thuật. Ngơn ngữ trong văn Nam Cao ln ln mới mẻ với bạn đọc vì trước hết đó là văn của đời sống hiện thực, là lời ăn tiếng nói mà ta vẫn thấy hàng ngày, những câu triết lý trong tác phẩm cũng được diễn đạt dưới dạng cụ thể nhất.

Ngôn ngữ nhân vật được nhà văn khai thác tối đa, nhân vật nói những điều cần nói và nói chính ngơn ngữ của mình. Trong khn khổ truyện ngắn, truyện Nam Cao là những mảnh đời đến với ta từ nhiều phía, và trong nhiều dạng, khơng trùng lặp, không đơn điệu. Bằng một giọng trầm buồn, một sức nén của cảm xúc, Nam Cao như lùi lại sau hàng rào ngôn ngữ, để cho ta cảm

nhận trực tiếp cái đa thanh của cuộc đời. Cuộc đời như vốn có. Cuộc đời như chính nó.

Ngơn ngữ hiện thực Nam Cao, một giọng điệu Nam Cao - đó là nét in dấu và nổi đậm lên trên những trang văn của ông, khiến cho tác giả không lặp lại những Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Tơ Hồi ...và đưa ơng lên hàng đầu dòng văn học hiện thực Việt Nam đang đi vào chặng cuối - trước khi vào bản lề Cách mạng.

KẾT LUẬN

Bạn đọc khi tiếp nhận tác phẩm của Nam Cao xin đừng dừng ở bề mặt của chữ nghĩa mà hãy lặn sâu vào những tầng ý nghĩa thì mới thấy được ánh sáng long lanh như ngọc của nó. Như J.O.Gasset đã nói rằng trong khi tạo ra thế giới bên trong riêng của mình, tiểu thuyết tất yếu hủy diệt thế giới bên ngồi. Mục đích cuối cùng của nghệ thuật chính là đưa lại cái nhìn về sự vật và thế giới đầy đủ và sâu sắc hơn. Đối với truyện ngắn cũng như thế. Và truyện ngắn Nam Cao với những kỹ thuật tự sự độc đáo, đã đưa lại cái nhìn chân thực và sâu sắc về hiện thực.

Những “kỹ thuật” tự sự của Nam Cao đã có đóng góp lớn trên con đường hiện đại hóa văn học từ những ngày đầu tiên. Ơng đã tìm cho mình một hướng đi riêng trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực. Nếu như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố – những nhà văn hiện thực xuất sắc thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936 – 1939) đến tập trung phản ánh trực tiếp những mâu thuẫn, xung đột xã hội thì sáng tác của Nam Cao - đại biểu ưu tú nhất của trào lưu hiện thực chặng đường cuối cùng (1940 – 1945) tập trung thể hiện xung đột trong thế giới nội tâm nhân vật. Chưa bao giờ những chuyện vặt vãnh hằng ngày lại có một sức mạnh ghê gớm như trong sáng tác của ông, từ những chuyện rất đời thường, Nam Cao đã thực sự đụng chạm đến vấn đề có tính chất nhân bản, đã đặt ra những vấn đề sâu sắc từ cuộc sống, về thân phận con người, về vấn đề cải tạo xã hội, về tương lai dân tộc và nhân loại. Ơng đã sống hết mình và viết cũng hết mình, ơng quan niệm “sống đã rồi hãy viết”. Đến khi đất nước lên tiếng gọi, ông đã cầm bút và sống cho cuộc chiến đấu vĩ đại ấy.

Những truyện của ơng có sức hấp dẫn khơng bị phải mờ bởi thời gian, dù đến thời đại ngày nay văn học đã có những bước phát triển mới, khơng khí

thời đại cũng khác, bạn đọc có những nhu cầu thưởng thức đa dạng. Khi đọc văn Nam Cao, người thưởng thức văn chương nghệ thuật vẫn thấy hấp dẫn và đôi khi họ thấy văn Nam Cao là bóng dáng đang diễn ra ngồi kia.

Tác phẩm Nam Cao có nhân vật người kể chuyện lúc hóa thân vào xưng “tơi” để kể chuyện lúc thì tách ra kể ở ngơi thứ ba khách quan, cũng có khi nhập vào điểm nhìn của nhân vật trong truyện. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao đa dạng và ln vận động, có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động. Việc xuất hiện một người kể chuyện linh hoạt làm cho điểm nhìn tự sự phong phú, tạo điều kiện cho ngòi bút nhà văn di chuyển tới mọi ngóc ngách cuộc sống tâm hồn con người.

Người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao hết sức khéo léo để dẫn dắt bạn đọc vào truyện, cuốn hút bạn đọc vào những biến thái tâm lý sâu thẳm trong mỗi nhân vật và khơi dậy việc tự nhận thức ở người đọc. Với các cách kể truyện khác nhau, cách xuất hiện khác nhau của người kể chuyện sẽ có các dạng truyện khác nhau. Với vai trò đại diện của tác giả, người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao đem đến cho độc giả những đề tài mà phần nào đã từng diễn ra, từng ảnh hưởng nhiều trong cuộc đời tác giả. Người nghệ sĩ chân chính sáng tạo khơng chỉ vì mưu sinh, kiếm sống mà trước hết là vì nhu cầu sáng tạo thôi thúc từ bên trong, văn chương phải mới lạ, độc đáo. Với Nam Cao, văn chương phải có chiều sâu của nghệ thuật sáng tạo đích thực và các sáng tác phải thật sự có ích. Đó là lý do nhà văn đã sống và viết vì mọi người, cho nhân dân, cho đất nước.

Bên cạnh đó cốt truyện cũng khá quan trọng, nhiều truyện của Nam Cao được xếp vào “truyện như khơng có cốt truyện” nhưng ln có những mạch ngầm khiến kết cấu khó có thể bị phá vỡ. Truyện ngắn trước Cách mạng

tháng tháng Tám của Nam Cao là truyện tâm lý vì vậy cốt truyện tâm lý được triển khai cùng với những kiểu kết cấu đặc sắc. Trong đó nhà văn biết khai thác triệt để sức mạnh phản ánh của những chi tiết, sức mạnh bật phá của tình huống, thử thách nhân vật làm nổi bật lên những bi hài kịch của cuộc sống nội tâm con người. Nhiều nhà văn cùng thời với Nam Cao đã sáng tạo ra nhiều tình huống truyện rất độc đáo nhưng khơng có ai như Nam Cao đã khai thác kỹ tình huống truyện dưới dạng những điều kiện để miêu tả chiều sâu của đời sống tâm linh con người, để trình bày quan điểm của mình về đời sống dưới dạng thẩm mĩ.

Trong tác phẩm Nam Cao, ngôn ngữ và giọng điệu cũng là một phần tạo nên sức hấp dẫn với bạn đọc, đồng thời ơng tạo cho mình được một phong thái ngơn ngữ - giọng điệu của riêng mình mà khơng trùng lặp với các nhà văn tên tuổi cùng thời như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan… Đọc truyện ngắn Nam Cao ta thường gặp một giọng điệu đa âm mà ở đó khi thì là ngơn ngữ nhân vật, khi thì là ngơn ngữ trần thuật của người kể chuyện, có khi là lời đan xen của tác giả tạo nên những trang sinh động. Nam Cao kể bằng suy nghĩ nội tâm của chính mình hịa với ý thức của nhân vật và ln thay đổi điểm nhìn trong giọng kể. Ơng có một giọng kể khi vào truyện tự nhiên thật như chính cuộc sống vẫn diễn ra, điền nay khiến truyện ngắn Nam Cao trở nên gần gũi với mọi người và thật “giản dị mà lạ lùng” như nhà văn Vũ Bằng cảm nhận.

Tác giả vừa kể chuyện vừa suy ngẫm, người ta hay nói đến lời văn hai giọng của ơng, lời trần thuật của tác giả, lời độc thoại của nhân vật có khi hịa nhập, xuyên thấm lẫn nhau tạo thành lời nửa trực tiếp. Đó là một thứ ngơn ngữ giọng điệu đa thanh mang tính đối thoại rất hiện đại. Sắc thái giọng điệu trong truyện ngắn Nam Cao cũng rất đa dạng và có sự đan xen giọng điệu: giọng điệu triết lý, giọng điệu hài hước mỉa mai, giọng điệu giễu nhại, giọng

điệu bi quan chua chát… Đôi khi đọc truyện Nam Cao bạn đọc cũng thấy tác giả bi quan trong khi nhìn nhận con người và thế sự, nhưng khơng vì thế mà ông quên đi trách nhiệm của một nhà văn khi cầm bút viết về vấn đề con người.

Ngôn ngữ trong văn Nam Cao khơng q xa lạ với bạn bạn đọc. Ơng thường dùng những câu văn ngắn nhanh chóng giúp bạn đọc chiếm lĩnh, chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 113 - 122)