Ngôn ngữ tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trƣớc Cách mạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 97 - 98)

Nằm trong tính tồn vẹn của cơ cấu nghệ thuật, tác phẩm văn học là một cơ thể sinh động, có sự thống nhất của nhiều yếu tố mà ở đây bao giờ ngôn ngữ cũng là điểm khởi đầu, đồng thời là điểm tựa.

Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, M.Gorki đã khẳng định “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [10, tr.185]. Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngơn ngữ trong q trình sáng tác.

Ngơn ngữ là yếu tố quan trọng nhất của văn xuôi tự sự. Trước đây ngôn ngữ luôn được coi như một cơng cụ để truyền đạt tư tưởng và tình cảm của con người. Do đó, đối với tiêu chuẩn cao nhất, sự tìm tịi khả năng thể hiện của ngơn ngữ là khả năng tái hiện thế giới hiện thực và thế giới nội tâm một

cách chuẩn xác, sống động mà quan trọng nhất chính là vấn đề cá tính hóa cho ngơn ngữ của các nhân vật trong tiểu thuyết. Martin Heidegget nhận xét: “Ngôn ngữ là ngôi nhà của tồn tại”, Ludwing Wittgenstein quan niệm: “Nghĩ đến một ngơn ngữ có nghĩa là nghĩ đến một phương thức sống”, Wolfgang Kayser lại cho rằng “Bên ngồi ngơn ngữ thì khơng thể có thế giới”.

Từ ngơn ngữ, các nhà nghiên cứu lại chỉ ra rằng: Một truyện kể có một cốt truyện dựa trên một hành động mà nhân vật tạo ra và trải nghiệm và có một người kể chuyện kể về nó. Như vậy chắc chắn rằng, trong câu chuyện khơng thể khơng có người kể chuyện. Với một người kể chuyện bằng xương thịt hiện diện trước mặt thì việc tiếp nhận quá dễ dàng. Nhưng liệu qua những dòng chữ in trên văn bản, ta sẽ tiếp nhận một cách đầy đủ và thấu đáo? Vì vậy để truyền tải đến độc giả người người kể chuyện phải biết dùng ngôn ngữ một cách thật đặc biệt để bạn đọc dễ tiếp nhận tác phẩm.

Ngôn ngữ trong văn Nam Cao không quá xa lạ với bạn đọc. Ông thường dùng những câu văn ngắn nhanh chóng giúp bạn đọc chiếm lĩnh, chỉ dẫn bạn đọc, đồng thời lời văn cũng dễ hiểu, không quá trừu tượng, đôi khi thô mộc nhưng vẫn tự nhiên và mượt mà. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông thực sự đi sâu vào lịng người, thực sự là lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 97 - 98)