Tính phức điệu hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 82 - 88)

Đọc truyện ngắn Nam Cao ta thường gặp một giọng điệu đa âm mà ở đó khi thì là ngơn ngữ nhân vật, khi thì là ngơn ngữ trần thuật của người kể chuyện, có khi là lời đan xen của tác giả tạo nên những trang sinh động và hấp dẫn. Hơn nữa tuỳ từng truyện có từng nhân vật mà ông điều chỉnh giọng kể cho phù hợp. Có truyện Nam Cao gọi nhân vật như hắn, thị, y, Lý Cường, Bá Kiến (Chí Phèo) dường như để giọng điệu trở nên khách quan của người chứng kiến, hoặc gọi là Điền, Hộ (Trăng sáng) giọng kể vừa khách quan nhưng lại thấp thống lối tự truyện của tác giả. Khi thì là anh Cu, chị Cu, chị Cu Thiêm (Thôi đi về), lão Hạc (Lão Hạc) mang giọng kể giữ khoảng cách nhân vật - người kể nhưng không phải là khoảng cách lớn, vừa xót xa, nể trọng.

Có điều Nam Cao kể bằng suy nghĩ nội tâm của chính mình hồ với ý thức của nhân vật và ln thay đổi điểm nhìn trong giọng kể. Ơng nhập vai vào nhân vật rất nhanh và đổi vai cũng rất nhanh. Chẳng hạn, trong truyện

Chí Phèo, Nam Cao vừa đứng ở vai người kể, vừa nhập vai vào người nghe

(dân làng Vũ Đại, Chí Phèo, Thị Nở) làm cho truyện sinh động.

Nhập vai mà không đổi giọng kể (giọng kể không phải giọng văn) là nét chủ đạo trong giọng kể Nam Cao:

" Có giời biết đấy: quả thật Sinh khơng ác. Nhưng mà Sinh nhẹ dạ. Ấy là tật chung của những người trẻ tuổi. Vả lại Sinh vẫn tương khơng đời nào có những người ngớ ngẩn như thế được. Vẫn biết ơng đồ tính thật thà, nhưng cịn bà cụ chứ! Bà phải hiểu rằng Sinh đùa cợt. Có ai ngờ bà đồ cũng lẩn thẩn như

ông đồ nốt. Bởi thế, mới đầu năm mà hàng xóm đã được mẻ tức cười. Nhưng nói thế thì ai hiểu.Truyện phải có đầu có đi.

Vậy đầu đi như thế này ..."

(Đón khách) Ta dõi theo mạch kể tư duy triết lý - suy ngẫm của Nam Cao qua những từ ngữ liên kết: Có…biết đấy, quả thật, nhưng mà, ấy là, vả lại, vẫn biết ...nhưng cịn, phải hiểu rằng, có ai ngờ, bởi thế, nhưng, phải có vậy… như thế này.

Nam Cao thường viết những câu rất ngắn. Điều này ai cũng biết. Có cái ngắn của câu văn Nguyễn Cơng Hoan:

"Và bụi. Và tanh. Và ồn ào. Và hơi người. Và chen chúc. Chợ họp mỗi lúc một đông"

(Bữa no...đòn) - "Từ chiều, lại bắt đầu trở rét.

Gió Mưa

Não nùng"

(Anh Xẩm) Thật là ngắn gọn nhưng cũng lộ ra sự gia công làm văn của người kể. Cịn Nam Cao thì như khơng cố tình viết văn, ơng có một giọng kể khi vào truyện tự nhiên thật như chính cuộc sống vẫn diễn ra, có thể là bất chợt, có thể là một trạng thái, một tình hình, một con người được đem đến trước mắt bạn đọc theo cách sinh động nhất.

- "Đầu đuôi tại con mèo" (Con mèo) - "Bọn họ có bốn người" (Nhỏ nhen) - "Nhà Bịch được một sào trấu tốt" (Mua danh) - "Bà lão ấy hờ con suốt đêm" (Một bữa no)

- "Ông Đẩu chả lẩn thẩn mà lại thế! Tự nhiên đi mới cái anh cu lang Rận ấy về".

(Lang Rận) Mở đầu truyện giọng kể của tác giả thật tự nhiên, thân mật, bỗ bã, hợp với cốt truyện và nhân vật trong truyện. Ơng khơng dụng ý viết văn làm văn quá tô điểm, kiểu cách mà dường như theo cái mạch tư duy "thấy thế nào viết thế ấy", độc giả càng đọc càng thấy bất ngờ, lý thú. Điều này khiến truyện ngắn Nam Cao trở nên gần gũi với mọi người và thật "giản dị mà lạ lùng" như nhà văn Vũ Bằng cảm nhận. Với giọng kể đặc biết ấy đã làm cho sự hố thân đổi vai trong ngơn ngữ người kể chuyện, của tác giả hay nhân vật biến hoá linh hoạt, tài tình, nhiều khi rất khó phân biệt được ranh giới giữa chúng.

Trong nhiều truyện Nam Cao khơng chỉ kể chuyện mà cịn kể về tâm trạng, đến một lúc nào đó truyện sẽ biến thành tâm trạng. Đương nhiên, là một nhà văn hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt, ông không né tránh việc phơi bầy thực trạng u ám của đời sống với đầy đủ vẻ phức tạp và bề bộn của nó. Nhưng cũng thật đặc biệt, cuối cùng dường như tâm trạng vẫn nổi lên trên chuyện. Điều này có thể được thể hiện bàng bạc hoặc đậm đặc ở những tác phẩm khác nhau, có thể là sự ẩn chứa, cũng có thể ngưng tụ lại thành lời lẽ cụ thể cất lên ngồi cả "khn phép" của thể loại: "Dì Hảo ơi, tơi hãy cịn nhớ cái ngày dì bỏ tơi đi lấy chồng...", "lão Hạc ơi, lão hãy yên lòng mà nhắm mắt".

Trường hợp sinh động và biến hoá nhất của cách kể này là khi nhà văn dùng đến thủ thuật thường vẫn thấy trong ngơn ngữ người kể chuyện của ơng, đó là sự chuyển hố từ ngơn ngữ người kể chuyện sang ngơn ngữ nhân vật (thực chất vẫn là ngôn ngữ người kể chuyện, nhưng hiện ra dưới dạng thức độc thoại nội tâm của nhân vật).

Đây là một đoạn trong truyện ngắn Chí Phèo: "Sao bà ấy cịn trẻ quá! Gần bốn mươi rồi mà trơng vẫn cịn phây phây. Còn phây phây quá đi nữa!

Cụ năm nay đã ngoài sáu mươi. Già yếu q, nghĩ mà chua xót. Giá thế thì bà ấy cũng già cho xong. Bà ấy lại cứ trẻ, cứ phây phây, cứ đẹp như mới ngồi hai mươi tuổi, mà sao đa tình. Nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ"...Và cứ thế, kể chuyện bà Tư nhưng cũng là kể về tâm trạng của cụ Bá. Với cách vừa kể chuyện, vừa kể tâm trạng, truyện ngắn Nam Cao mang những đặc điểm đối nghịch: sắc lạnh và tình cảm, tỉnh táo nghiêm ngặt và chứa chan trữ tình.

Đối với người đọc thì cách kể này đã khiến cho truyện ngắn của ơng có khả năng khơi dậy trong họ cả phần lý trí lẫn tình cảm. Mối giao hòa giữa người kể, nhân vật và người đọc thường xuyên được diễn ra.

Tác giả kể chuyện và suy ngẫm. Có thể nói Nam Cao hầu như xa lạ với những gì là to tát, cao siêu. Nhưng sự việc bất thường, những con người bé nhỏ hầu như suốt đời bị gắn chặt vào những bi kịch nhân sinh nho nhỏ, tụ vào các trang sách của Nam Cao, và ông rủ rỉ kể về chúng một cách kỹ càng như không biết nản, ông không bao giờ chịu kể qua quýt sơ sài, mà phân tích mổ xẻ tới tận ngọn nguồn sự vật, cảnh ngộ. Nhưng tính tốn chi li, những suy xét thiệt hơn, những ý nghĩ hơn kém trong suy nghĩ con người đều lộ rõ. Thế rồi khi đã khảm được vào tâm trí người đọc thật nhiều những chi tiết có vẻ như vụn vặt về các số phận, cảnh đời, ông nhẹ nhàng đưa ra những câu khái quát, triết lý vừa như là bất ngờ, nhưng lại thật hiển nhiên. Người đọc hầu như khơng băn khoăn gì về sự "xồng xĩnh" của các cốt truyện hay việc gặp đi gặp lại một mẫu người, một cuộc đời. Họ thoả mãn với chiều sâu tác phẩm được tích tụ lại bằng những suy nghĩ trăn trở mang nặng màu sắc triết lý.

Điểm mới mẻ cần đánh giá cao trong nghệ thuật tự sự Nam Cao về phương diện giọng điệu, tính chất độc thoại tiến đến một kiểu trần thuật đa thanh mang tính đối thoại rất hiện đại.

Đến Nam Cao yêu tố tâm lý đã trở thành đối tượng miêu tả trực tiếp của nghệ thuật. Nhiều truyện chỉ có dịng tâm lý vận động, nên Nam Cao có

sở trường vận dụng thủ pháp độc thoại nội tâm. Hình thức độc thoại trong truyện ngắn Nam Cao rất phong phú, có khi hướng ngoại, có khi hướng nội nhưng chủ yếu là hướng nội bởi nhân vật trong truyện luôn suy nghĩ, tự phân tích đánh giá, tự mổ xẻ bản thân. Ông hướng người đọc theo chiều sâu suy nghĩ của nhân vật. Đối với Nam Cao việc phản ánh tư tưởng chân thật của con người, tư tưởng xấu và tốt thường là xung đột trong đời sống bên trong của con người chứ khơng phải là xung đột bên ngồi giữa nhân vật này với nhân vật kia. Việc phân tích tâm lý là điều cơ bản nhất trí để tác giả mơ phỏng con người theo phương pháp hiện thực có chiều sâu.

Người ta hay nói đến lời văn hai giọng của Nam Cao, lời độc thoại nội tâm của nhân vật cũng là một hình thức thể hiện lời văn hai giọng, lời trần thuật của tác giả, lời độc thoại của nhân vật có khi hồ nhập, xun thấm lẫn nhau tạo thành lời nửa trực tiếp.

Lời nửa trực tiếp mang đậm ý thức nhân vật là biến thể của độc thoại nội tâm, đó là những dịng độc thoại khơng ghi trong ngoặc kép, khơng có lời dẫn, nó vẫn theo mạch trần thuật nhưng bộc lộ rõ ý thức nhân vật. Đây là lời người trần thuật, nhưng nó lại thấm nhuần từ vựng, ngữ nghĩa và các cấu trúc cú pháp của lời nói nhân vật, thấm nhuần ngữ điệu, tình cảm và suy nghĩ của nhân vật. Sử dụng phương thức này, Nam Cao có thể tự do khai thác nội tâm nhân vật, từ những phản ứng nhỏ cho đến ý thức về số phận và cuộc đời, những cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, những giằng xé giữa hai phần tối và sáng, giữa cái thiện và cái ác.

Đây là đoạn "hắn" nghĩ sau khi hai vợ chồng cãi nhau: "...Nhưng lần này hắn khơng cịn bực tức, đêm qua nằm nghĩ ngợi hắn xét ra rằng: vợ hắn không đáng trách, khi đầu người ta lúc nào cũng rối tung lên vì trăm thứ tiền, trăm nghìn cơng việc phải lo toan, rồi lại lật quật suốt ngày, chẳng ngơi chân ngơi tay một chút nào, mải miết cả trong lúc ăn, thế mà đêm đến cũng chưa

được ngủ n lành, cịn bị con quấy rối, lúc khóc, lúc giẫy, lúc đay vú như con chó nhai giẻ... thì người ta bình tĩnh làm sao được. Người ơn hịa đến đâu cũng phải sinh ra gắt gỏng. Trước kia vợ hắn có thế đâu?" (Cười).

Đoạn văn thể hiện sự thông cảm của người chồng đối với vợ. Xét về hình thức đó là lời miêu tả tâm lý của người trần thuật, nhưng ngữ điệu cảm xúc thì đã chuyển sang giọng của nhân vật. Ban đầu là giọng người trần thuật, sau đó người trần thuật tự giấu mình để nhân vật tự nói bằng giọng của mình. Rồi dần dần giọng người trần thuật và giọng nhân vật hòa quyện xuyên thấm vào nhau. Đây là một thứ ngôn ngữ giọng điệu song thanh cùng phương hướng nên khó lịng chia tách bạch đâu là giọng tác giả, đâu là giọng nhân vật. Nhờ thế mà người đọc như nghe thấy âm vang sinh động giọng nói của từng nhân vật trong tác phẩm.

Cũng có lúc Nam Cao dùng hình thức song thanh khác: Song thanh khác phương hướng. Bên cạnh ý thức nhân vật là ý thức tác giả, khơng phải là đồng tình mà giễu nhại, khiêu khích để nhân vật bộc lộ rõ hơn thế giới nội tâm của mình. Ngơn ngữ kể chuyện thường mang sắc thái trêu chọc, mỉa mai, khiêu khích. Đọc đoạn văn miêu tả tâm trạng cụ Bá (Chí Phèo) khi đợi bà Tư về, người đọc có thể hiểu đó là giọng cụ Bá nhưng cũng có thể hiểu là giọng giễu nhại tâm trạng cụ Bá của tác giả. Tác giả đã tạo ra được một giọng điệu mới, một cách thể hiện mới trên cơ sở cái đã có là lời nói bên trong của nhân vật. Rõ ràng đó là tâm trạng uất nghẹn của cụ nhưng thấp thống đâu đó là giọng giễu nhại, khiêu khích của tác giả. Những suy nghĩ bên trong được bộc lộ và tâm trạng nhân vật bị giễu nhại, khiêu khích đã càng lúc càng tăng cảm xúc. Hố ra cái con người ngọt nhạt bề ngoài, uy quyền bên ngoài ấy lại là một kẻ nhỏ nhen, ghen tuông đáng sợ.

Giọng điệu nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao được thể hiện phong phú qua lời độc thoại. Cũng là tiếng cười tự trào nhưng được thể hiện bằng

nhiều trạng thái tình cảm, lúc thì hài hước: "hắn muốn đập một cái gì đó cho đỡ tức. Nhưng đập phá lắm thì chỉ thiệt (thời buổi này một cái niêu đất cũng phải hai hào chỉ..." (Cười). Lúc thì chua chát: "hắn lại phải xót xa một lần

nữa, mười đồng bạc bỏ ra cho hai đứa con uống thuốc. Hắn xót xa lắm (...) Hắn chỉ thở dài ngao ngán cho kiếp mình..." (Nước mắt). Lúc thì cay đắng

ngậm ngùi buồn tủi: "Hắn tưởng có thể khóc ồ lên được. Chao ơi! Chẳng là gì cả... Đó chỉ là những cái rất tầm thường chẳng đáng cho một người cao thượng phải quan tâm; sự đói nhọc... một chút lịng khinh của một người chẳng hiểu mình. Nhưng Điền cực lắm. Hắn thấy một lớp buồn tủi nữa chất thêm vào lòng ..." (Nước mắt). Lúc đay nghiến, xỉ vả: "Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi hắn chính là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương!" (Đời thừa). Lúc cảm thông chia sẻ: "Người không phải là thánh...Khi người ta lam lũ quá, lại còn lo trăm thứ nữa, bị làm rầy vì trăm thứ, thì ai mà bình tĩnh được? Ai mà chả hay gắt gỏng" (Nước mắt).

Những lời độc thoại vừa có hướng nội vừa có hướng ngoại. Hướng nội thì nghiêm khắc với chính mình, cịn hướng ngoại thì sẻ chia, cảm thơng nhân ái. Vì thế trong văn của Nam Cao bao giờ cũng giàu tình thương thể hiện một tâm hồn nhân hậu nồng ấm của tác giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 82 - 88)