Vai trò ngƣời kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 33 - 34)

Trong tác phẩm văn học, tác giả lựa chọn kiểu người kể chuyện nào để kể khơng phải là một sự ngẫu nhiên mà nó mang tính quan điểm, nhằm mục đích chuyển tải tư tưởng nội dung một cách hiệu quả nhất. Người kể chuyện là nhân vật trung gian nối liền giữa nhà văn, tác phẩm và bạn đọc. Vì vậy nghiên cứu vai trò của người kể chuyện cần được xem xét trong ba mối quan hệ này.

Trước hết, người kể chuyện có vai trò tổ chức, kết cấu tác phẩm. L.I.Timofeev khẳng định là hình tượng này có tầm quan trọng hết sức to lớn trong việc xây dựng tác phẩm bởi các quan niệm, các biến cố xảy ra, cách đánh giá các nhân vật và các biến cố đều xuất phát từ cá nhân người kể.

Mỗi tác phẩm văn học có thể có nhiều khả năng kết cấu, mỗi khả năng kết cấu thích hợp với một q trình khái qt nghệ thuật của người nghệ sỹ . Người kể chuyện phải thay mặt cho nhà văn tìm một kết cấu tối ưu để làm câu chuyện hấp dẫn lơi cuốn người đọc.

Ngồi ra, người kể chuyện có vai trị dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật. Tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm nhưng tác giả không bao giờ xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm đó mà lại hư cấu ra người kể chuyện để thay mặt mình dẫn dắt người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật. Người kể chuyện là môi giới, gợi mở, giúp người đọc tiếp cận nhân vật, hiểu nhân vật, rút ngắn khoảng cách với nhân vật, đồng thời hướng người đọc cùng chia sẻ đồng cảm với những chiêm nghiệm, suy ngẫm của mình về cuộc đời. Trong nhiều trường hợp, người kể chuyện tiến hành đối thoại, tranh luận cùng người đọc để kiếm tìm khám phá chân lí cuộc sống.

Một vai trị nữa của người kể chuyện là thay mặt nhà văn trình bày những quan điểm về cuộc sống, nghệ thuật. Nhà văn khơng trình bày tư tưởng của mình bằng những lời phát biểu trực tiếp mà trình bày một cách nghệ thuật

thơng qua các hình tượng do mình hư cấu nên trong đó có hình tượng người kể chuyện.

Tìm hiểu vai trị người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao chúng tôi tập trung hai vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 33 - 34)